- vừa được xem lúc

Thiết kế mạng Quantum Neural Network với Pytorch và Qiskit

0 0 22

Người đăng: Nguyễn Văn Quân

Theo Viblo Asia

Mở đầu

Ở các phần trước, mình đã giới thiệu qua về lý thyết cơ bản để xây dựng một mạng nơ-ron lượng tử đồng thời kết hợp code ví dụ với thư viện Paddle Quantum. Tiếp tục với chuỗi bài về mạng nơ-ron lượng tử, ở phần này mình sẽ giới thiệu tới các bạn cách xây dựng QNN với một thư viện khá quen thuộc trong lĩnh vực Deep Learning đó là Pytorch, kết hợp với framework Qiskit được cung cấp bởi IBM. Tuy nhiên vẫn phải lưu ý là toàn bộ phần code này có thể chạy trên colab notebook chứ không phải máy tính lượng tử nên các bạn có thể yên tâm chạy thử nhé !

Cách thức hoạt động

Về cơ bản thì mô hình QNN (Quantum Neural Network) về cơ bản vẫn sẽ có 2 phần : phần chính là classical layer và phần phụ là quantum layer. Nói đến đây thì một số bạn có thể thắc mắc là tại sao mạng nơ-ron lượng tử mà thành phần chính lại không phải các quantum layer? Chúng ta hoàn toàn có thể xây dựng một mạng nơ-ron thuần quantum, nhưng khối lượng tính toán sẽ cực kỳ lớn khiến thời gian training với máy tính thường khá lâu, không thích hợp cho nội dung mình muốn truyền tải nên tạm thời mình sẽ để quantum layer đóng vai ít quan trọng đồng thời cũng sẽ có so sánh với mạng nơ-ron thông thường để các bạn thấy lợi ích và "tác hại" của lượng tử nhé :v

Để thiết kế mạng QNN thì với những ai đã quen thuộc với thư viện Pytorch, chúng ta có thể đơn giản tưởng tượng cách thiết kế y hệt một mạng NN thông thường, chỉ khác ở chỗ ta sẽ thêm một quantum layer vào một vị trí nào đấy trong mạng. Quantum layer mà mình sử dụng ở đây là một mạch tham số hóa lượng tử (Parameterized Quantum Circuit - PQC). Mạch này nhận đầu ra từ một classical layer trong mạng, tính toán trong trường không gian HilbertHilbert và sau đó measure ra các giá trị thông thường.

Vậy quá trình backprop sẽ diễn ra như thế nào với quantum layer ? Mục đích của bài viết đơn giản là tạo một mạng QNN, nghiêng về phần code nhiều hơn là học thuật nên mình sẽ không nói quá dài về backpropagation cho quantum layer nhé. Dựa theo công trình nghiên cứu Parameter Shift Rule thì chúng ta có thể đúc kết ra công thức tính gradient cho quantum layer tại điểm θ\theta như sau :

θ Quantum Circuit=Quantum Circuit(θ+s)Quantum Circuit(θs)\nabla_{\theta} \ \text{Quantum Circuit} = \text{Quantum Circuit} (\theta + s) - \text{Quantum Circuit} (\theta - s)

Thực hành

Bước 1 : trước tiên chúng ta cần một số cài đặt một số thư viện cần dùng với cú pháp :

%pip install qiskit==0.30.0 pylatexenc

Bước 2 : Sau đó import các thư viện cần thiết:

import numpy as np
import matplotlib.pyplot as plt import torch
from torch.autograd import Function
import torch.optim as optim
import torch.nn as nn
import torch.nn.functional as F
from torch.autograd import Variable import qiskit
from qiskit import transpile, assemble from qiskit.visualization import plot_state_qsphere,plot_histogram, plot_bloch_multivector, plot_state_city

Bước 3 : một trong những bước quan trọng nhất - tạo Quantum Circuit. Circuit mà mình tạo khá đơn giản, đầu tiên sẽ nhận đầu vào thông qua cổng RYR_Y nhằm biến đổi giá trị thực sang một trạng thái lượng tử, phương pháp xử lý dữ liệu này được gọi là "Angle Encoding". Với phương pháp này, chúng ta có thể tùy ý sử dụng một trong 3 cổng xoay RX,RY,RZR_X, R_Y, R_Z. Tiếp theo đó, mình sử dụng 2 cổng HHCNOTCNOT để tạo rối lượng tử và cuối cùng là phép measure với cơ sở ZZ : σz=izip(zi)\sigma_\mathbf{z} = \sum_i z_i p(z_i). Như vậy là mình đã tạo một Quantum Circuit đơn giản đóng vai trò quantum layer trong mạng, lưu ý là ở đây mình có sử dụng cổng 2 qubit CNOTCNOT vì thế nên mạch sẽ chỉ hoạt động với 2 qubit trở lên, chính xác hơn thì trong bài này mình sẽ sử dụng 3 qubit để xây dựng mạch.

Mạch trên được tạo như sau:

circuit = qiskit.QuantumCircuit(n_qubits)
n_qubits = n_qubits
theta = qiskit.circuit.Parameter('theta') all_qubits = [i for i in range(n_qubits)]
circuit.ry(self.theta, all_qubits)
circuit.barrier()
circuit.h(all_qubits)
circuit.barrier()
for k in range(n_qubits-1): self.circuit.cx(k, k+1)
circuit.measure_all()

Kết quả:

Đưa đoạn code này vào class để tiện sử dụng :

class SimpleCircuit: """ This class provides a simple interface for interaction with the quantum circuit """ def __init__(self, n_qubits, backend, shots, n_input=9): # --- Circuit definition --- self.n_qubits=n_qubits self.n_inputs = n_input self.circuit = qiskit.QuantumCircuit(n_qubits) self.n_qubits = n_qubits self.theta = qiskit.circuit.Parameter('theta') all_qubits = [i for i in range(n_qubits)] self.circuit.ry(self.theta, all_qubits) self.circuit.barrier() self.circuit.h(all_qubits) self.circuit.barrier() for k in range(n_qubits-1): self.circuit.cx(k, k+1) self.circuit.measure_all() # --------------------------- self.backend = backend self.shots = shots def forward(self, thetas): t_qc = transpile(self.circuit, self.backend) qobj = assemble(t_qc, shots=self.shots, parameter_binds = [{self.theta: theta.item()} for theta in thetas]) job = self.backend.run(qobj) result = job.result().get_counts() exp = [] for dict_ in result: counts = np.array(list(dict_.values())) states = np.array([int(k,2) for k in list(dict_.keys())]) probabilities = counts / self.shots expectation = states * probabilities while expectation.shape[0]<2**self.n_qubits: expectation = np.append(expectation, 0.00) exp.append(expectation) return np.asarray(exp).T.sum(0) def plot(self, thetas): self.plot_backend = qiskit.Aer.get_backend("statevector_simulator") t_qc = transpile(self.circuit, self.plot_backend) qobj = assemble(t_qc, shots=self.shots, parameter_binds = [{self.theta: theta.item()} for theta in thetas]) job = self.plot_backend.run(qobj) result = job.result().get_counts()[0] display(plot_state_qsphere(job.result().get_statevector(0))) display(plot_state_city(job.result().get_statevector(0), figsize=[16, 9])) display(self.circuit.draw("mpl")) display(plot_histogram(job.result().get_counts()[0]))

Ở đoạn code trên thì nội dung trong hàm init mình đã giới thiệu trước rồi nên bỏ qua nhé. Hàm forward nhận đầu vào là tensor có số chiều (1,N)(1,N). Sau đó lần lượt forward tensor này qua 3 cổng RYR_Y ở 3 qubit : parameter_binds = [{self.theta: theta.item()} for theta in thetas]). Từ đó mạch sẽ tiến hành tính toán và measure đầu ra result dưới dạng các dictionary với key là chuỗi bit '000' -> '111' và result là xác suất rơi vào 1 trong 8 trạng thái trên, sau đó ta sẽ lợi dụng những giá trị này để tạo đầu ra mong muốn

Bước 4 : Sau khi tạo quantum circuit, chúng ta có thể tiến đến bước "bọc" circuit với thư viện Pytorch cho quá trình forward và backward tương tự như một dense layer bình thường:

class TorchCircuit(Function): @staticmethod def forward(ctx, inp, circuit=None, shift=np.pi/2): if not hasattr(ctx, 'QiskitCirc'): ctx.QiskitCirc = SimpleCircuit(NUM_QUBITS, SIMULATOR, shots=NUM_SHOTS, n_input=NUM_INP) exp_value = ctx.QiskitCirc.forward(inp) result = torch.tensor([exp_value]) ctx.save_for_backward(result, inp) return result @staticmethod def backward(ctx, grad_output): forward_tensor, i = ctx.saved_tensors input_numbers = i gradients = torch.Tensor() for k in range(NUM_INP): shift_right = input_numbers.detach().clone() shift_right[k] = shift_right[k] + SHIFT shift_left = input_numbers.detach().clone() shift_left[k] = shift_left[k] - SHIFT expectation_right = ctx.QiskitCirc.forward(shift_right) expectation_left = ctx.QiskitCirc.forward(shift_left) gradient = torch.tensor([expectation_right]) - torch.tensor([expectation_left]) gradients = torch.cat((gradients, gradient.float())) result = torch.Tensor(gradients) return (result.float() * grad_output.float()).T

Đồng thời define một số hyperparameter:

NUM_INP=10 NUM_QUBITS = 3
SIMULATOR=qiskit.Aer.get_backend('qasm_simulator') NUM_SHOTS=512
SHIFT = np.pi/2
n_samples = 150

Bước 5 : chuẩn bị dữ liệu. Bộ dữ liệu mà mình sử dụng là tập mnist 60000 sample được thu thập từ khoảng 250 người viết., tuy nhiên mình chỉ sử dụng 1500 sample train và 1500 sample test mỗi class. Vì thời gian training khá lâu nên mình sẽ sử dụng hạn chế nhất lượng dữ liệu cần dùng để tăng tốc quá trình training.

import numpy as np
import torchvision
from torchvision import datasets, transforms X_train = datasets.MNIST(root='./data', train=True, download=True, transform=transforms.Compose([transforms.ToTensor()])) idx = np.append(np.where(X_train.targets == 0)[0][:n_samples], np.where(X_train.targets == 1)[0][:n_samples])
idx = np.append(idx, np.where(X_train.targets == 2)[0][:n_samples])
idx = np.append(idx, np.where(X_train.targets == 3)[0][:n_samples])
idx = np.append(idx, np.where(X_train.targets == 4)[0][:n_samples])
idx = np.append(idx, np.where(X_train.targets == 5)[0][:n_samples])
idx = np.append(idx, np.where(X_train.targets == 6)[0][:n_samples])
idx = np.append(idx, np.where(X_train.targets == 7)[0][:n_samples])
idx = np.append(idx, np.where(X_train.targets == 8)[0][:n_samples])
idx = np.append(idx, np.where(X_train.targets == 9)[0][:n_samples]) X_train.data = X_train.data[idx]
X_train.targets = X_train.targets[idx] train_loader = torch.utils.data.DataLoader(X_train, batch_size=1, shuffle=True, pin_memory=True)

X_test = datasets.MNIST(root='./data', train=False, download=True, transform=transforms.Compose([transforms.ToTensor()])) idx = np.append(np.where(X_test.targets == 0)[0][:n_samples], np.where(X_test.targets == 1)[0][:n_samples])
idx = np.append(idx, np.where(X_test.targets == 2)[0][:n_samples])
idx = np.append(idx, np.where(X_test.targets == 3)[0][:n_samples])
idx = np.append(idx, np.where(X_test.targets == 4)[0][:n_samples])
idx = np.append(idx, np.where(X_test.targets == 5)[0][:n_samples])
idx = np.append(idx, np.where(X_test.targets == 6)[0][:n_samples])
idx = np.append(idx, np.where(X_test.targets == 7)[0][:n_samples])
idx = np.append(idx, np.where(X_test.targets == 8)[0][:n_samples])
idx = np.append(idx, np.where(X_test.targets == 9)[0][:n_samples]) X_test.data = X_test.data[idx]
X_test.targets = X_test.targets[idx] test_loader = torch.utils.data.DataLoader(X_test, batch_size=1, shuffle=True)

Bước 6 : Dựng model với quantum layer đóng vai trò là layer cuối có nhiệm vụ prediction

class Net(nn.Module): def __init__(self): super(Net, self).__init__() self.conv1 = nn.Conv2d(1, 10, kernel_size=5) self.conv2 = nn.Conv2d(10, 20, kernel_size=5) self.conv2_drop = nn.Dropout2d() self.fc1 = nn.Linear(320, 50) self.fc2 = nn.Linear(50, NUM_INP) self.qc = TorchCircuit.apply self.qcsim = nn.Linear(NUM_INP, NUM_INP) self.fc3 = nn.Linear(NUM_INP, 10) def forward(self, x): x = F.relu(F.max_pool2d(self.conv1(x), 2)) x = F.relu(F.max_pool2d(self.conv2_drop(self.conv2(x)), 2)) x = x.view(-1, 320) x = F.relu(self.fc1(x)) x = F.dropout(x, training=self.training) x = self.fc2(x) x = np.pi*torch.tanh(x) # print('params to QC: {}'.format(x)) MODE = 'QC' # 'QC' or 'QC_sim' if MODE == 'QC': x = torch.cat([self.qc(x_i) for x_i in x]) # QUANTUM LAYER print(self.qc(x[0]).shape) else: x = self.qcsim(x) # x = F.relu(self.fc3(x.float())) # x = torch.cat((x, 1-x), -1) return x def predict(self, x): # apply softmax pred = self.forward(x)
# print(pred) ans = torch.argmax(pred[0]).item() return torch.tensor(ans)

Bước 7 : thiết kế training script và bắt đầu quá trình training

from tqdm import tqdm
epochs = 10
loss_list = []
loss_func = nn.CrossEntropyLoss()
list_acc = [] for epoch in range(epochs): total_loss = [] for batch_idx, (data, target) in enumerate(tqdm(train_loader)):
# print(batch_idx) optimizer.zero_grad() # Forward pass output = network(data) # Calculating loss loss = loss_func(output, target) # Backward pass loss.backward() # Optimize the weights optimizer.step() total_loss.append(loss.item()) loss_list.append(sum(total_loss)/len(total_loss)) print('Training [{:.0f}%]\tLoss: {:.4f}'.format( 100. * (epoch + 1) / epochs, loss_list[-1])) torch.save({ 'epoch': epoch, 'model': network.state_dict(), 'optimizer_state_dict': optimizer.state_dict(), 'loss': loss.item(), }, f"/content/gdrive/MyDrive/Adhoc/model_quantum_{epoch}.pth") accuracy = 0 number = 0 network.eval() for batch_idx, (data, target) in enumerate(test_loader): number +=1 output = network(data) accuracy += (output.argmax(1) == target[0].item()) # accuracy += (output.argmax(1).cpu() == target.cpu()).sum().item() print("Performance on test data is : {}/{} = {}%".format(accuracy,number,100*accuracy/number)) list_acc.append(100*accuracy.item()/number)

Và đây là thành quả cuối cùng:

Toàn bộ model của mình có thể được mô hình hóa lại như sau:

So sánh thời gian training giữa mô hình thông thường và mô hình lượng tử thì mô hình CNN thông thường chỉ mất 1 phút cho 10 epoch với lượng dữ liệu trên, trong khi mô hình lượng tử mất gần 2 tiếng :V Nhưng kết quả mang lại thì khá tương xứng với công sức bỏ ra khi accuracy của QNN hoàn toàn vượt trội so với CNN thông thường. Tuy đạt được mục tiêu đề ra, nhưng do hạn chế về mặt thời gian thực hiện, bài viết vẫn chưa phát triển được hết các tính năng của Quantum Neural Network, cụ thể là mới triển khai được trên máy tính thông thường, còn việc huấn luyện và kiểm thử mô hình trên máy lượng tử thì vẫn chưa được triển khai. Trong tương lai, nếu có cơ hội, mình sẽ tiếp tục nghiên cứu và phát triển các loại Quantum Neural Network với nhiều bài toán phức tạp hơn.

Toàn bộ phần code mình sẽ để ở link này nhé : https://colab.research.google.com/drive/1CUbqJg1cDwiBVWHaOjYgfc5EBdB1TvUV?usp=sharing

Reference

[1] Parameter shift rule . https://arxiv.org/pdf/1905.13311.pdf

Bình luận

Bài viết tương tự

- vừa được xem lúc

Tấn công và phòng thủ bậc nhất cực mạnh cho các mô hình học máy

tấn công bậc nhất cực mạnh = universal first-order adversary. Update: Bleeding edge của CleverHans đã lên từ 3.1.0 đến 4.

0 0 42

- vừa được xem lúc

[Deep Learning] Key Information Extraction from document using Graph Convolution Network - Bài toán trích rút thông tin từ hóa đơn với Graph Convolution Network

Các nội dung sẽ được đề cập trong bài blog lần này. . Tổng quan về GNN, GCN. Bài toán Key Information Extraction, trích rút thông tin trong văn bản từ ảnh.

0 0 219

- vừa được xem lúc

Trích xuất thông tin bảng biểu cực đơn giản với OpenCV

Trong thời điểm nhà nước đang thúc đẩy mạnh mẽ quá trình chuyển đổi số như hiện nay, Document Understanding nói chung cũng như Table Extraction nói riêng đang trở thành một trong những lĩnh vực được quan tâm phát triển và chú trọng hàng đầu. Vậy Table Extraction là gì? Document Understanding là cái

0 0 230

- vừa được xem lúc

Con đường AI của tôi

Gần đây, khá nhiều bạn nhắn tin hỏi mình những câu hỏi đại loại như: có nên học AI, bắt đầu học AI như nào, làm sao tự học cho đúng, cho nhanh, học không bị nản, lộ trình học AI như nào... Sau nhiều lần trả lời, mình nghĩ rằng nên viết hẳn một bài để trả lời chi tiết hơn, cũng như để các bạn sau này

0 0 157

- vừa được xem lúc

[B5'] Smooth Adversarial Training

Đây là một bài trong series Báo khoa học trong vòng 5 phút. Được viết bởi Xie et. al, John Hopkins University, trong khi đang intern tại Google. Hiện vẫn là preprint do bị reject tại ICLR 2021.

0 0 45

- vừa được xem lúc

Deep Learning với Java - Tại sao không?

Muốn tìm hiểu về Machine Learning / Deep Learning nhưng với background là Java thì sẽ như thế nào và bắt đầu từ đâu? Để tìm được câu trả lời, hãy đọc bài viết này - có thể kỹ năng Java vốn có sẽ giúp bạn có những chuyến phiêu lưu thú vị. DJL là tên viết tắt của Deep Java Library - một thư viện mã ng

0 0 139