- vừa được xem lúc

Tìm hiểu Fetch API (P1)

0 0 10

Người đăng: Vũ Hằng

Theo Viblo Asia

Fetch là gì???

Fetch API là một API đơn giản cho việc gửi và nhận requesst bằng js. Với fetch thì việc thực hiện các yêu cầu web và xử lý phản hồi dễ dàng hơn so với XMLHttpRequest cũ.

Bạn có thể kiểm tra trình duyệt đang sử dụng của mình có hỗ trợ "fetch" không. Ví dụ:

if (!('fetch' in window)) { console.log('Fetch API not found, try including the polyfill'); return;
}
// We can safely use fetch from now on

Phương thức fetch () nhận đầu vào là url để truy vấn rồi trả về response của request đó.

Tạo một request

Hãy xem một ví dụ đơn giản về fetch một file JSON:

fetch('examples/example.json')
.then(function(response) { // Do stuff with the response
})
.catch(function(error) { console.log('Looks like there was a problem: \n', error);
});

Chúng ta thêm url cho truy xuất dưới dạng parameter để fetch. Trong trường hợp này, đây url là examples/example.json. Phương thức fetch() trả về một promise có trạng thái resolves với giá trị là response cho request đó.

Khi promise resolves, response được truyền tới .then. Đây là nơi mà có thể sử dụng response. Nếu request không thành công, thì sẽ chuyển tới .catch với tham số là lỗi tương ứng.

Response trả về của request chứa kết quả và các thuộc tính, phương thức hữu ích. Ví dụ, response.ok, response.statusresponse.statusText đều có thể được sử dụng để đánh giá trạng thái của response.

Đánh giá sự thành công của các response là đặc biệt quan trọng khi sử dụng fetch bởi vì các bad response (như 404) vẫn được resolve. Chỉ có duy nhất một trường hợp promise sẽ bị reject là nếu request không thể thực hiện (không có kết nối mạng). Nếu code trước đó đã được update validate cho responses, giống như sau:

fetch('examples/example.json')
.then(function(response) { if (!response.ok) { throw Error(response.statusText); } // Do stuff with the response
})
.catch(function(error) { console.log('Looks like there was a problem: \n', error);
});

Bây giờ nếu thuộc tính ok của object trả về là false thì function sẽ gửi về lỗi gồm response.statusText.

Đọc response trả về

Responses có phương thức truy cập vào nội dung trả về. Ví dụ, Response.json() trả về một promise resolves dạng JSON. Thêm bước này vào ví dụ hiện tại sẽ cập nhật code thành:

fetch('examples/example.json')
.then(function(response) { if (!response.ok) { throw Error(response.statusText); } // Read the response as json. return response.json();
})
.then(function(responseAsJson) { // Do stuff with the JSON console.log(responseAsJson);
})
.catch(function(error) { console.log('Looks like there was a problem: \n', error);
});

Dễ hiểu hơn:

function logResult(result) { console.log(result);
} function logError(error) { console.log('Looks like there was a problem: \n', error);
} function validateResponse(response) { if (!response.ok) { throw Error(response.statusText); } return response;
} function readResponseAsJSON(response) { return response.json();
} function fetchJSON(pathToResource) { fetch(pathToResource) // 1 .then(validateResponse) // 2 .then(readResponseAsJSON) // 3 .then(logResult) // 4 .catch(logError);
} fetchJSON('examples/example.json');

Tóm tắt lại:

Bước 1. Fetch một url example/example.json. Fetch trả về một promise, promise sẽ được resolves, giá trị trả về sẽ được truyền tới hàm validateResponse.

Bước 2. validateResponse sẽ nhận đầu vào là response và kiểm tra xem có hợp lệ không (status là 2xx không?). Nếu không, sẽ có lỗi và chuyển đến hàm .catch thực thi. Bước này rất quan trọng nếu không có thì responses chứa lỗi này được sẽ truyền xuống code tiếp theo. Nếu responses là valid, nó được chuyển tới hàm readResponseAsJSON.

Bước 3. readResponseAsJSON sẽ đọc nội dung của response bằng phương thức Response.json(). Phương thức này trả về một promise resolves dạng JSON. Khi promise được resolves, dữ liệu JSON được chuyển tới hàm logResult.

Bước 4. Cuối cùng, dữ liệu JSON từ request ban đầu tới examples/example.json được ghi lại bởi logResult.

Tài liệu dịch: https://developers.google.com/web/ilt/pwa/working-with-the-fetch-api

Bình luận

Bài viết tương tự

- vừa được xem lúc

Giới thiệu Typescript - Sự khác nhau giữa Typescript và Javascript

Typescript là gì. TypeScript là một ngôn ngữ giúp cung cấp quy mô lớn hơn so với JavaScript.

0 0 525

- vừa được xem lúc

Cài đặt WSL / WSL2 trên Windows 10 để code như trên Ubuntu

Sau vài ba năm mình chuyển qua code trên Ubuntu thì thật không thể phủ nhận rằng mình đã yêu em nó. Cá nhân mình sử dụng Ubuntu để code web thì thật là tuyệt vời.

0 0 397

- vừa được xem lúc

Đặt tên commit message sao cho "tình nghĩa anh em chắc chắn bền lâu"????

. Lời mở đầu. .

1 1 738

- vừa được xem lúc

Tìm hiểu về Resource Controller trong Laravel

Giới thiệu. Trong laravel, việc sử dụng các route post, get, group để gọi đến 1 action của Controller đã là quá quen đối với các bạn sử dụng framework này.

0 0 358

- vừa được xem lúc

Phân quyền đơn giản với package Laravel permission

Như các bạn đã biết, phân quyền trong một ứng dụng là một phần không thể thiếu trong việc phát triển phần mềm, dù đó là ứng dụng web hay là mobile. Vậy nên, hôm nay mình sẽ giới thiệu một package có thể giúp các bạn phân quyền nhanh và đơn giản trong một website được viết bằng PHP với framework là L

0 0 450

- vừa được xem lúc

Bạn đã biết các tips này khi làm việc với chuỗi trong JavaScript chưa ?

Hi xin chào các bạn, tiếp tục chuỗi chủ đề về cái thằng JavaScript này, hôm nay mình sẽ giới thiệu cho các bạn một số thủ thuật hay ho khi làm việc với chuỗi trong JavaScript có thể bạn đã hoặc chưa từng dùng. Cụ thể như nào thì hãy cùng mình tìm hiểu trong bài viết này nhé (go).

0 0 433