- vừa được xem lúc

Tin được không? bạn có thể lấy chứng chỉ AWS SAA03 chỉ với chi phí 0đ?

0 0 21

Người đăng: Hải Hà

Theo Viblo Asia

Có thể các bạn không tin nhưng mà thực sự có thể lấy SAA-03 chỉ với 0 đồng đó. Để mình flex một chút cho đáng tin hơn nè

1. Tổng quan về SAA

Binh pháp có câu "Biết địch, biết ta, trăm trận trăm thắng." nên việc đầu tiên chúng ta cần làm để chinh phục chứng chỉ này chính là có hiểu biết tổng quan về nó. Chi tiết mình sẽ để link ở đây nhé.

Hẳn nếu quan tâm đến chứng chỉ này thì các bạn cũng sẽ biết, nhưng mình vẫn sẽ note lại một số điểm chính:

Thứ nhất, AWS là một nền tảng điện toán đám mây phát triển toàn diện được cung cấp bởi Amazon. AWS hiện đang là nền tảng cloud computing phổ biến nhất thế giới tính ở thời điểm hiện tại. AWS bao gồm các dịch vụ cơ sở hạ tầng dưới dạng dịc vụ IaaS (Infrastructure as a service) và dịch vụ nền tảng dưới dạng dịch vụ PaaS (Platform as a Service). AWS hiện đã phát triển hơn 200 dịch vụ, giúp bạn dễ dàng triển khai các hệ thống của bạn trên cloud một cách nhanh chóng và thuận tiện.

Thứ hai, AWS có một hệ thống các chứng chỉ để đánh giá kinh nghiệm và mức độ hiểu biết của người dùng về AWS.

Như bạn có thể thấy, các chứng chỉ được chia theo nhóm

  • Về kỹ thuật
    • Solutions Architect
    • SysOps Administrator
    • Developer
  • hoặc theo mức độ thành thạo
    • Foundational
    • Associate
    • Perfessional
    • Specialty

Chi tiết về lộ trình mà AWS recommend cho mỗi vị trí công việc bạn có thể xem tại đây

Trong đó, chứng chỉ AWS SAA - AWS Certified Solutions Architect – Associate, là một chứng chỉ tổng quát về AWS, chứng nhận này chú trọng vào thiết kế của các giải pháp tối ưu chi phí và hiệu quả. Nó là một khởi đầu lý tưởng cho lộ trình AWS của bạn vì:

  • Nó không quá khó và không quá chuyên sâu
  • Nó sẽ cung cấp cái nhìn tổng quan của bạn về AWS, giúp bạn dễ dàng chinh phục các chứng chỉ khác của AWS.

2. Học lý thuyết FREE

Đầu tiên về lý thuyết, có rất nhiều các nguồn kiến thức miễn phí mà các bạn có thể tham khảo:

  1. Hiển nhiên, kênh chính thống AWS

    AWS Documentation: https://docs.aws.amazon.com/index.html

    AWS FAQs: https://aws.amazon.com/faqs/

    • Ưu điểm: Vô cùng chi tiết và đầy đủ và không bị outdate
    • Nhược điểm: Cũng chính vì quá chi tiết và đầy đủ nên sẽ làm bạn khó ghi nhớ và dễ hoang mang
    • Nên sử dụng để: Hiểu rõ khái niệm ban đầu hoặc làm rõ một vấn đề cụ thể
  2. Các repos trên github

    Đây cũng là một nguồn dữ liệu khá sịn sò mà miễn phí các bạn nên tận dụng. Bạn có thể dựa vào số star để đánh giá mức độ tin cậy của các tài liệu này. Dưới đây là một số nguồn mà mình đã tham khảo:

    https://github.com/notcuder/aws-mindmap

    https://github.com/keenanromain/AWS-SAA-C02-Study-Guide

    https://github.com/skulltech/aws-solutions-architect-associate-notes

    • Ưu điểm: Miễn phí, có sự tóm tắt và chắt lọc
    • Nhược điểm: Có thể có sai sót, thiết sót hoặc outdate
    • Nên sử dụng để: Nắm bắt các dịch vụ trọng tâm, sử dụng để có hiểu biết tổng quan về mỗi dịch vụ
  3. Các kênh tutorials đáng tin cậy

    Dưới đây là một số link tutorials khá hay ho mà các bạn có thể tham khảo:

    https://tutorialsdojo.com/aws-cheat-sheets/

    https://www.knowledgehut.com/tutorials/aws

    https://tutorialsdojo.com/comparison-of-aws-services/

    • Ưu điểm: Miễn phí, có sự tóm tắt và chắt lọc, có sự so sánh giữa các nhóm dịch vụ
    • Nhược điểm: Có thể thiết sót hoặc outdate
    • Nên sử dụng để: Nắm các ý chính về dịch vụ và so sánh những dịch vụ tương tự nhau
  4. Udemy

    Dù đây không phải là một dịch vụ miễn phí nhưng nếu công ty bạn mua sẵn các khóa học ở trên nền tảng này thì, ohyeah 😎😎😎 , bạn đã quay vào ô không mất phí =))

    • Ưu điểm: Tóm tắt ngắn gọn, đúng trọng tâm, lại có lời giảng và hình ảnh giúp bạn dễ hiểu hơn
    • Nhược điểm: Có thể mất phí và một số khóa học sẽ hơi outdate

3. Thực hành FREE

Chắc nhiều bạn sẽ nghĩ rằng lý thuyết còn có thể free chứ thực hành thì không thể đúng không? Nhưng mà mình nói có thể là CÓ THỂ

  1. Account miễn phí 1 năm của AWS

    AWS sẽ cho bạn sử dụng miễn phí một số dịch vụ trong vòng 12 tháng, tính từ khi bạn xác thực thẻ visa cho account của bạn. Chi tiết các bạn xem thêm ở đây.

    • Ưu điểm: Có thể thực hành rất nhiều dịch vụ khác nhau
    • Nhược điểm: Chỉ có thời hạn 1 năm
    • Lưu ý: Khi thực hành xong, bạn cần xóa hết tất cả các dịch vụ, đừng quên xóa cả snapshot nhé.
  2. Youtube

    Đây là nguồn tư liệu vô biên và vô cùng trực quan về các dịch vụ AWS. Một số có thể kể đến như:

  3. Thực hành 0đ

    Để làm điểu này thì bạn cần có một số hiểu biết về cách dịch vụ không mất phí hoặc miễn phí một phần trên AWS, ví dụ như:

    Chi tiết các bạn có thể xem ở đây.

    Còn với các dịch vụ mất phí thì sao, đơn giản thôi, đó là các bạn đừng Submit. Chỉ cần ở Step cuối cùng các bạn không create một tài nguyên mới thì các bạn sẽ không bị tính phí đâu. Tuy nhiên cách này sẽ chỉ sử dụng được để các bạn có thể hiểu hơn về dịch vụ và các tham số để khởi tạo tài nguyên nhưng sẽ không cho phép các bạn liên kết các tài nguyên đã tạo, nên sẽ hạn chế việc hệ thống kiến thức. Vì vậy, mình không khuyến khích cách làm này cho lắm.

4. Luyện đề FREE

  1. Đầu tiên không thể không kể đến, câu hỏi mẫu của AWS, mình sẽ đặt link ở đây nhé.

  2. Tiếp theo là đề thi mẫu free ở đây.

  3. Viblo Learning

    Đã là anh em Viblo thì dại gì mà không dùng thử nhỉ. Vì Platform này là SSO mà, quá là tiện cho anh em mình luôn. Chỉ cần truy cập link là bạn có thể luyện tập và làm đề nào.

  4. Udemy

    Một lần nữa, khẳng định đây không phải là một dịch vụ miễn phí nhưng nếu công ty bạn mua sẵn các khóa học ở trên nền tảng này thì, ohyeah 😎😎😎 , bạn lại quay vào ô không mất phí =)). Hoặc nếu bạn có một thằng bạn cho bạn mược account của nó thì bạn thực sự rất may mắn đó.

5. Đăng ký thi có FREE?

Đầu tiên, hiển nhiên, đăng ký thi thì sẽ phải mất phí (vì mình không biết cách lấy voucher 100%). Thế là các bạn nghĩ thôi rồi, mình nói điêu? đến đoạn này thì hết miễn phí nổi rồi? Ai nghĩ vậy thì xin lỗi nha, phải làm các bạn thất vọng rồi =))

Nếu trong trường hợp công ty trợ cấp chi phí thi chứng chỉ cho bạn thì cái này chẳng phải miễn phí rồi sao =)) Hehe cái này thì dễ hơn nhiều so với việc kiếm voucher 100% đấy. Nhưng thường công ty chỉ cấp phí thi 1 lần và phần lớn các công ty sẽ chỉ trả phí nếu bạn thi đỗ nên là cái khoản miễn phí này chỉ mang tính khả thi thôi nhé =))

Cho bạn nào đã lỡ đăng ký thi nhưng công ty yêu cầu invoice với bill to là công ty bạn thì bạn có thể liên hệ Person Vue để thay đổi thông tin invoice (lưu ý: chỉ dùng cho trường hợp bạn đăng ký thi với Person Vue):

https://home.pearsonvue.com/Clients/NES-(National-Evaluation-Series)/Customer-service.aspx

Nhấn vào mục chat để chat với bot, bạn sẽ phải nhập các thông tin để xác thực và đưa ra yêu cầu thay đổi invoice của bạn. Sau khi yêu cầu thành công, bot sẽ hẹn bạn 24-48h để chờ nhận được invoice mới, và invoice mới sẽ được gửi tới địa chỉ mail đăng ký thi của bạn.

6. Bonus kinh nghiệm đi thi

Về đi thi thì mình có một số điều lưu ý, hi vọng sẽ có ích với bạn:

  • Về xác thực danh tính, yêu cầu tênhọ của bạn trong phần Roman (English) alphabet phải khớp với giấy chứng minh thư hoặc căn cước công dân. Thông tin này bạn không thể tự edit được, nên nếu không khớp, các bạn nên request thay đổi trước khi thi để tránh để bị hủy lượt thi. Lưu ý là yêu cầu này sẽ mất 48h để thực hiện, nên bạn cần đổi sớm hoặc hủy lịch thi nếu không kịp.

  • Bạn có thể request thêm 30 phút để làm bài cho trường hợp bạn không phải người bản xứ.
  • Về ngày thi, theo mình nên đăng ký vào thứ 2, vì bạn sẽ có hai ngày thứ 7 và cn để nghỉ ngơi và hệ thống lại kiến thức
  • Về địa điểm thi, theo mình thì đăng ký thi ở trung tâm sẽ nhanh gọn lẹ hơn so với tự thi ở nhà. Vì nếu trong lúc bạn làm bài, bất kì ai vào phòng thì bài thi của bạn đều bị hủy.
  • Hãy đọc các bài viết chia sẻ kinh nghiệm để có thêm bình tĩnh. Một bài viết mình thấy rất hay và tâm đắc là bài viết: Kinh nghiệm thi chứng chỉ AWS Solutions Architect Associate SAA-C03 - Quiet . Bạn ấy nói rất hay:

  • Về kinh nghiệm làm bài, các bạn hãy đọc kỹ hướng dẫn của AWS ở đây. Lúc làm bài, các bạn cần đọc kỹ câu hỏi, xem nó hỏi về hiệu năng hay về chi phí,... chú ý các yếu tố bẳt buộc như tần suất sử dụng, độ trễ,... Mình thấy đề viết khá dễ hiểu và rõ ràng, không đánh đố, nên chỉ cần các bạn tập trung thì bạn sẽ hiểu được đề bài muốn gì.

Trên đây là toàn bộ những kinh nghiệm chinh phục SAA của mình. Thực ra thì mình cũng mất phí đó, 75$ cho lệ phí thi, do mình đi thi tự túc. Tuy nhiên, theo mình thì chi phí bỏ ra ở đây, nếu không phải là tiền thì cũng là công sức. Nếu bạn bỏ ra nhiều chi phí hơn thì việc tiếp cận các kiến thức này sẽ dễ dàng và nhanh chóng hơn. Ngược lại, nếu tối ưu chi phí thì bạn sẽ phải bỏ nhiều thời gian và công sức hơn. Cái gì cũng có giá của nó nên đừng đặt nặng vấn đề chi phí. Hãy cứ cố gắng dựa trên điều kiện chúng ta có, mọi sự cố gắng của bạn sẽ đều nhận được sự đền đáp tương xứng.

Cuối cùng, chúc các bạn chinh phục các chứng chỉ AWS thành công. Đừng quên chia sẻ cho mình và cộng đồng kinh nghiệm của bạn nhé.

Đây là một khởi đầu trong việc chia sẻ các kiến thức về AWS của mình. Hẹn gặp lại các bạn trong các bài viết tiếp theo về chủ đề các dịch vụ hay ho của AWS.

Bình luận

Bài viết tương tự

- vừa được xem lúc

PDF Export, cẩn thận với những input có thể truyền vào

Giới thiệu. Dạo gần đây mình tình cờ gặp rất nhiều lỗi XSS, tuy nhiên trang đó lại có sử dụng dữ liệu người dùng input vào để export ra PDF.

0 0 66

- vừa được xem lúc

Giới thiệu về AWS Batch

Khi sử dụng hệ thống cloud service, điều chúng ta thường phải quan tâm đến không chỉ là hiệu suất hoạt động (performance) mà còn phải chú ý đến cả chi phí bỏ ra để duy trì hoạt động của hệ thống. Chắn hẳn là hệ thống lớn hay nhỏ nào cũng đã từng phải dùng đến những instance chuyên để chạy batch thực

0 0 143

- vừa được xem lúc

Tìm hiểu về AWS KMS

1. AWS KMS là gì. Ở KMS bạn có thể lựa chọn tạo symetric key (khóa đối xứng) hoặc asymetric key (khóa bất đối xứng) để làm CMK (Customer Master Key). Sau khi tạo key thì có thể thiết đặt key policy để control quyền access và sử dụng key.

0 0 66

- vừa được xem lúc

AWS VPC cho người mới bắt đầu

Tuần này, tôi trình bày lại những gì tôi đã học được về Virtual Private Cloud (VPC) của Amazon. Nếu bạn muốn xem những gì tôi đã học được về AWS, hãy xem Tổng quan về DynamoDB và Tổng quan về S3. VPC là gì. Những điều cần lưu ý:.

0 0 84

- vừa được xem lúc

AWS Essentials (Phần 6): Guildline SNS Basic trên AWS

Tiếp tục với chuỗi bài viết về Basic AWS Setting, chúng ta tiếp tục tìm hiểu tiếp tới SNS (Simple Notification Service). Đây là một service của AWS cho phép người dùng setting thực hiện gửi email, text message hay push notification tự động tới mobile device dựa trên event người dùng setting phía AWS

0 0 145

- vừa được xem lúc

Sử dụng Amazon CloudFront Content Delivery Network với Private S3 Bucket — Signing URLs

Trong nhiều trường hợp, thì việc sử dụng CDN là bắt buộc. Mình đã trải nghiệm với một số CDN nhưng cuối cùng mình lựa chọn sử dụng AWS CloudFront.

0 0 117