- vừa được xem lúc

Unit Testing với Pest trên Laravel

0 0 31

Người đăng: Kien Trung Nguyen

Theo Viblo Asia

Bài viết dành cho những ai đã sử dụng PHPUnit để thực hiện Unit Testing, lí do thì xin mời đọc mục 1 - Pest là đứa nào? 🤪🤪

1. Pest là đứa nào?

Pest là một PHP Testing Framework được cung cấp bởi PHPUnit. Vì vậy mn hãy học code thuần với PHPUnit trước khi quyết định đọc tiếp nhé, đừng sống vội 😗😗
Pest có thể sử dụng với bất kì PHP Framework nào, ở bài viết này mình chỉ đề cập tới Laravel thôi nhé
Bạn có thể đọc documents gốc bằng tiếng Anh của Pest tại pestphp.com nhé

2. Yêu cầu và cài đặt

  • Pest yêu cầu PHP Version 7.3 trở lên
  • Với Laravel, bạn cài đặt thông qua Composer:
cd [project_path]
composer require pestphp/pest --dev --with-all-dependencies
composer require pestphp/pest-plugin-laravel --dev
  • Run tests:
./vendor/bin/pest --init

3. Cấu trúc thư mục test trong Laravel

Mình chỉ quan tâm tới files, folders sau đây thôi nhé:

tests - Unit - Feature - Pest.php
phpunit.xml
  • Folder Unit: Chứa các file phục vụ Unit Testing
  • File Pest.php: Đây là file đặc biệt của Pest. File này sẽ không tự sinh ra vì nó là optional, nhưng tôi khuyên bạn nên thêm file này theo cấu trúc trên để tận dụng được những chức năng thú vị của Pest. File này sẽ được tự động autoload nếu bạn sử dụng nó
  • File phpunit.xml: Pest chỉ chạy các test files có tên kết thúc bằng suffix được cài đặt trong file phpunit.xml Ví dụ file phpunit.xml cấu hình:
<testsuite name="Unit"> <directory suffix="Test.php">./tests/Unit</directory>
</testsuite>

Nếu test file có tên là DemoTest.php thì thoả mãn, test file có tên là TestDemo.php thì không thoả mãn

4. Assertions

<?php
it('asserts true is true', function () { $this->assertTrue(true);
});
// description trả về sẽ là "it asserts true is true" // or test('asserts true is true', function () { $this->assertTrue(true);
});
// description trả về được giữ nguyên là "asserts true is true"
  • Bạn có thể sử dụng function test() hoặc it() để viết các test case nhé, tôi sẽ dùng it() cho nó khác bọt nhé 🥶🥶
  • Pest sử dụng toàn bộ Assertions của PHPUnit (tiết kiệm được chút thời gian học thêm rồi nhé 😬😬)

5. Expectations

  • Nếu bộ Assertions không đủ nhu cầu sử dụng thì bạn yên tâm, Expectations sẽ lo cho bạn (không có người yêu thì ta nuôi chó đúng không ạ 🐶🐶)
<?php
it('expect true to be true', function () { // thay vì dùng assertion $this->assertTrue(true); // ta có thể dùng expectation expect(true)->toBe(true);
});
  • Pest cung cấp cho chúng ta rất nhiều Expectations:
    Mấy cái toBe dưới đây thì bạn có thể đọc tại toBe documents của Pest nhé
toBe()
toBeArray()
toBeEmpty()
toBeTrue()
toBeTruthy()
toBeFalse()
toBeFalsy()
toBeGreaterThan()
toBeGreaterThanOrEqual()
toBeLessThan()
// ...còn nhiều lắm, vào docs đọc đi :DD
  • Ngoài ra để hỗ trợ thêm các Expectations, Pest cung cấp thêm các phương thức sau:
and($value) // nối thêm expectation
dd() // dump and die expectation hiện tại, phục vụ debug
each() // duyệt các phần tử của biến được truyền vào hàm expect()
json() // convert biến chuyền vào hàm expect() thành json
match($key, $array) // trả về value trong array mà có key bằng với $key được truyền vào, $array có thể có cặp (key, value) với value là 1 callback
not() // kết hợp với toBe để phủ định cho toBe
ray() // debug giá trị expectation hiện tại với myray.app (cái này tôi không biết :DD)
sequence() // mỗi item trong sequence sẽ là 1 expectation ứng với mỗi phần tử trong biến được truyền vào expect()
when($param, $callback) // thực hiện $callback nếu $param là true
unless($param, $callback) // thực hiện $callback nếu $param là false
  • Custom expections
    Bạn có thể tạo ra các expectations của riêng mình bằng cách sử dụng expect()->extend() ở test file hiện tại của bạn để truy cập nội bộ, hoặc ở file Pest.php để có thể truy cập ở toàn bộ các test files
<?php
expect()->extend('toBeWithinRange', function ($min, $max) { return $this->toBeGreaterThanOrEqual($min) ->toBeLessThanOrEqual($max);
}); it('numeric ranges', function () { expect(100)->toBeWithinRange(90, 110);
});

6. Setup and Teardown

Dùng để chạy một số đoạn code trước và sau mỗi test hoặc test file, ví dụ như khởi tạo và huỷ bỏ các đối tượng,...

  • beforeEach(): tương tự như setUp() trong PHPUnit
    beforeEach() chạy trước mỗi test của file hiện tại
<?php
beforeEach(function () { echo '1';
});
it('foo', function () { echo '2';
});
it('bar', function () { echo '3';
});
// kết quả: 1 -> 2 -> 1 -> 3
  • afterEach(): tương tự tearDown() trong PHPUnit
    afterEach() chạy sau mỗi test của file hiện tại
<?php
afterEach(function () { echo '1';
});
it('foo', function () { echo '2';
});
it('bar', function () { echo '3';
});
// kết quả: 2 -> 1 -> 3 -> 1
  • beforeAll(): tương tự beforeClass annotation của PHPUnit
    beforeAll() chạy 1 lần trước tất cả các test của file hiện tại
<?php
beforeAll(function () { echo '1';
});
it('foo', function () { echo '2';
});
it('bar', function () { echo '3';
});
// kết quả: 1 -> 2 -> 3
  • afterAll(): tương tự afterClass annotation của PHPUnit
    afterAll() chạy 1 lần sau tất cả các test của file hiện tại
<?php
beforeAll(function () { echo '1';
});
it('foo', function () { echo '2';
});
it('bar', function () { echo '3';
});
// kết quả: 2 -> 3 -> 1
  • Tái sử dụng Setup and Teardown
<?php
// tests/Pest.php
uses() ->beforeAll(fn () => dump(1)) ->beforeEach(fn () => dump(2)) ->afterEach(fn () => dump(3)) ->afterAll(fn () => dump(4)) ->in('Unit');
<?php
// tests/Unit/DemoTest.php
test('order', fn () => dump('foo'));
// kết quả: 1 -> 2 -> foo -> 3 -> 4

7. Datasets

Tuơng tự Data Providers trong PHPUnit

  • Inline Datasets: Sử dụng trong 1 test duy nhất
<?php
it('has emails', function ($name, $email) { expect($email)->not->toBeEmpty();
})->with([ ['Nuno', '_@.com'], ['Other', '_@.com']
]);
  • Shared Datasets: Tạo dataset bằng hàm dataset() để tái sử dụng
tests - Unit/DemoTest.php - Datasets/Emails.php <--
phpunit.xml
<?php
// tests/Datasets/Emails.php
dataset('emails', [ '_@.com', '_@.com'
]);
<?php
it('has emails', function ($item) { expect($item)->not->toBeEmpty();
})->with('emails');
  • Lazy Datasets: sử dụng với dữ liệu lớn nhưng ít bộ nhớ hơn (Pest xử lý bộ nhớ thế nào thì tôi ko rõ, thôi thì cứ dùng thôi 🙄🙄)
<?php
dataset('emails', function () { yield '_@.com'; yield '_@.com';
}); it('has emails', function ($item) { expect($item)->not->toBeEmpty();
})->with(emails);
  • Combining datasets:
    Kết hợp các bộ dữ liệu theo nguyên tắc:
    A = {1,2}; B = {3,4}
    A × B = {1,2} × {3,4} = {(1,3), (1,4), (2,3), (2,4)}
<?php
dataset('days_of_the_week', [ 'Monday', 'Tuesday', // ...
]);
it('business hours', function($business, $day) { expect($business)->isOpen($day)->toBeTrue();
})->with([ Bar::class, Restaurant::class,
])->with('days_of_the_week');

8. Mock Plugin

  • Yêu cầu PHP Version 8 trở lên
  • Sử dụng để làm giả các object hoặc function để phục vụ cho unit testing. Core của Mock Plugin là Mockery, vì vậy bạn có thể tìm hiểu thêm các method tại Mockery Docs
<?php
it('some service', function () { $mock = mock(UserRepository::class)->expect( create: fn ($name) => false, save: fn ($name) => true, ); expect($mock->create('Nuno'))->toBeFalse(); expect($mock->save('Nuno'))->toBeTrue();
});
<?php
it('some service', function () { $mock = mock(UserRepository::class) ->shouldReceive('save') ->andReturn(true) ->getMock(); expect($mock->save('Nuno'))->toBeTrue();
});

9. Tổng kết

Quá đủ rồi, quá mệt rồi, quá muộn rồi @@ Mình xin tạm dừng bài viết tại đây, nếu có ý kiến đóng góp hay câu hỏi gì, hãy để lại comments cho mình nhé. Mình tuy kém nhưng được cái nhiệt mình trả lời lắm. See ya 🤗🤗

Bình luận

Bài viết tương tự

- vừa được xem lúc

Tìm hiểu về Resource Controller trong Laravel

Giới thiệu. Trong laravel, việc sử dụng các route post, get, group để gọi đến 1 action của Controller đã là quá quen đối với các bạn sử dụng framework này.

0 0 358

- vừa được xem lúc

Phân quyền đơn giản với package Laravel permission

Như các bạn đã biết, phân quyền trong một ứng dụng là một phần không thể thiếu trong việc phát triển phần mềm, dù đó là ứng dụng web hay là mobile. Vậy nên, hôm nay mình sẽ giới thiệu một package có thể giúp các bạn phân quyền nhanh và đơn giản trong một website được viết bằng PHP với framework là L

0 0 449

- vừa được xem lúc

Sử dụng Swagger để xây dựng API documentation

Giới thiệu về Swagger. RESTful API là một tiêu chuẩn dùng trong việc thiết kế API cho các ứng dụng web (thiết kế Web services) để tiện cho việc quản lý các resource.

0 0 1k

- vừa được xem lúc

Ví dụ CRUD với Laravel và Vuejs.

1. Cài đặt Laravel. composer create-project --prefer-dist laravel/laravel vuelaravelcrud. .

0 0 160

- vừa được xem lúc

Một số tips khi dùng laravel (Part 1)

1. Show database query in raw SQL format. DB::enableQueryLog(); // Bật tính năng query logging. DB::table('users')->get(); // Chạy truy vấn bạn muốn ghi log.

0 0 84

- vừa được xem lúc

Inertiajs - Xây dựng Single Page App không cần API

Tiêu đề là mình lấy từ trang chủ của https://inertiajs.com/ chứ không phải mình tự nghĩ ra đâu nhé :v. Lâu lâu rồi chưa động tới Laravel (dự án cuối cùng mình code là ở ver 5.8), thế nên một ngày đẹp trời lượn vào đọc docs ver 8.

0 0 242