- vừa được xem lúc

[ViL] - Interpreter - Thực thi code

0 0 35

Người đăng: Bui Dai Duong

Theo Viblo Asia

Có nhiều cách để chuyển code của một ngôn ngữ cho máy tính thực thi, nó có thể là biên dịch code đó sang ngôn ngữ máy để thực thi, hoặc chuyển code đó sang một ngôn ngữ bậc cao khác, và cũng có thể là chuyển nó sang dạng bytecode và đưa vào máy ảo để chạy. Tuy nhiên, đối với trình thông dịch đầu tiên của chúng ta, chúng ta sẽ đi theo con đường đơn giản nhất, ngắn nhất là thực thi chính cây cú pháp.

Hiện tại, trình phân tích cú pháp chỉ hỗ trợ các biểu thức. Để thực thi được code, chúng ta cần đánh giá biểu thức đó và trả về giá trị của nó. Với mỗi loại biểu thức đã thực hiện - literal, binary, ... chúng ta cần một đoạn code tương ứng giúp đánh giá nhánh đó và tạo ra kết quả tương ứng. Để giải quyết vấn đề này chúng ta cần trả lời hai câu hỏi:

  • Loại giá trị nào chúng ta sẽ trả về?
  • Làm thế nào để tổ chức code?

Giá trị trả về

Trong ViL, giá trị được chứa trong biểu thức literal, tính toán qua các biểu thức như binary, unary và lưu lại kết quả trong một biến nào đó. Người dùng sẽ tiếp xúc với cái gọi là đối tượng của ViL nhưng ở phía sau tất cả được thực thi ở ngôn ngữ mà trình thông dịch của chúng ta được viết ở đây là Dart. Điều đó có nghĩa là kết nối hai kiểu ngôn ngữ: kiểu động của ViL và kiểu tĩnh của Dart. Biến trong ViL không cố định kiểu dữ liệu, nó có thể là số trong thời điểm này nhưng ta hoàn toàn gán được một giá trị logic lúc sau ngay trong runtime. Rất may mắn, tuy Dart là kiểu tĩnh nhưng nó vẫn có kiểu dữ liệu dynamic cái mà có thể lưu bất cứ kiểu dữ liệu nào trong các thời điểm khác nhau ở runtime.

Ở những vị trí trong trình thông dịch mà cần lưu trữ giá trị ViL, chúng ta có thể sử dụng kiểu dynamic. Dart đã cung cấp sẵn các các kiểu nguyên thủy tương tự như ViL vì vậy chúng ta có thể sử dụng các kiểu dữ liệu đó cho các kiểu dữ liệu built-in của ViL, ta có bảng đối sánh sau:

Kiểu dữ liệu của ViL Kiểu dữ liêu trong Dart
bất kì dynamic
rỗng null
số double
chuỗi String
logic bool

Để kiểm tra kiểu dữ liệu thật sự mà dynamic lưu, dart cung cấp sẵn từ khóa is để kiểu tra kiểu dữ liệu đó là số, chuỗi hay logic. Nói cách khác, Dart VM cung cấp đầy đủ mọi thứ để chúng ta xây dựng các kiểu built-in trong ViL. Ngoài ra chúng ta cần phải quản lí bộ nhớ tuy nhiên máy ảo của dart có garbage collector và nó làm rất tốt việc giải phóng bộ nhớ.

Đánh giá biểu thức

Bạn còn nhớ bảng này chứ? Chúng ta sẽ triển khai phương thức cho interpret() cho biểu thức thông qua Visitor patterm mà mình đã giới thiệu ở bài viết trước.

Thực chất trình thông dịch của chúng ta không khác so với AstPrinter mà ở bài viết trước chúng ta triển khai, AstPrinter sẽ "nén" các biểu thức lại thành một chuỗi còn Interpreter sẽ đánh giá và đưa giá trí trị của biểu thức. Bắt đầu với lớp Interpreter:

Source: lib/interpreter.dart, Tạo file lib/interpreter.dart

import 'package:vil/grammar/expression.dart'; class Interpreter implements ExpressionVisitor<dynamic> {  dynamic visitBinary(Binary binary) { // TODO: implement visitBinary throw UnimplementedError(); }  dynamic visitGrouping(Grouping grouping) { // TODO: implement visitGrouping throw UnimplementedError(); }  dynamic visitLiteral(Literal literal) { // TODO: implement visitLiteral throw UnimplementedError(); }  dynamic visitUnary(Unary unary) { // TODO: implement visitUnary throw UnimplementedError(); }
}

Literal

Chúng ta bắt đầu triển khai từ biểu thức dễ nhất là literal, việc cần làm là lấy ra giá trị lưu trong biểu thức.

Source: lib/interpreter.dart, hàm visitLiteral


dynamic visitLiteral(Literal literal) { return literal.value;
}

Grouping

Tiếp theo là grouping, chúng ta lấy biểu thức trong ngoặc và đánh giá nó.

Source: lib/interpreter.dart, hàm visitGrouping


dynamic visitGrouping(Grouping grouping) { return _evaluate(grouping.expression);
}

Hàm đánh giá biểu thức truyền Interpreter them visitor patterm mình đã triển khai để đánh giá biểu thức.

Source: lib/interpreter.dart, Đứng trước hàm visitBinary

dynamic _evaluate(Expression expression) { return expression.accept(this);
}

Unary

Giống như biểu thức nhóm, biểu thức một ngôi có một biểu thức con duy nhất mà chúng ta phải đánh giá trước. Sự khác biệt là sau biểu thức một ngôi con ta cần thực hiện thêm một chút xử lí sau đó.

Source: lib/interpreter.dart, hàm visitUnary


dynamic visitUnary(Unary unary) { final right = _evaluate(unary.right); switch (unary.operator.type) { case TokenType.minus: return -right; case TokenType.bang: return !_isTruthy(right); default: return null; }
}

Đầu tiên, chúng ta đánh giá biểu thức con. Sau đó, áp dụng chính toán tử một ngôi phía trước cho giá trị vừa đánh giá được. Có hai biểu thức một ngôi khác nhau là -!, được xác định qua TokenType.

Toán tử - có tác dụng đổi dấu kiểu dữ liệu số, với kiểu dữ liệu động hiện tại dart cho phép ta để dấu - đằng trước mà không báo lỗi tuy nhiên bạn có thể nghĩ nếu đó không phải kiểu số thì sao, chúng ta sẽ xử lí vấn đề đó ở phần tiếp theo sau. Toán tử ! bằng với đảo logic.

Truthness và falsiness

Hàm _isTruthy giúp kiểm tra giá trị đó có "truthy" hay không, một giá trị được coi là truthy có hai trường hợp, một nó là giá trị true hai nếu nó không phải kiểu logic thì nó sẽ kiểm tra xem giá trị đó có null hay không.

Source: lib/interpreter.dart, hàm _isTruthy

bool _isTruthy(dynamic value) { if (value is bool) return value; return value != null;
}

Binary

Biểu thức binary là biểu thức thông dụng nhất và cũng là biểu thức phức tạp nhất, tuy nhiên đừng sợ nó cũng đơn giản vì dart đã lo hết các phần khó cho chúng ta rồi. Bắt đầu với các toán tử tính toán.

Source: lib/interpreter.dart, hàm visitBinary


dynamic visitBinary(Binary binary) { final left = _evaluate(binary.left); final right = _evaluate(binary.right); switch (binary.operator.type) { case TokenType.minus: return left - right; case TokenType.plus: return left + right; case TokenType.star: return left * right; case TokenType.slash: return left / right; default: return null; }
}

Tương tự vậy với phép so sánh độ lớn và phép so sánh bình đẳng.

Source: lib/interpreter.dart, trong hàm visitBinary

case TokenType.equalEqual: return left == right;
case TokenType.bangEqual: return left != right;
case TokenType.greater: return left > right;
case TokenType.greaterEqual: return left >= right;
case TokenType.less: return left < right;
case TokenType.lessEqual: return left <= right;

Tuy nhiên ta cũng không thể phó mặc dart xử lí hộ tất cả các lỗi về kiểu, những lỗi này xảy ra ở runtime, chúng ta cần một cơ chế để bắt lỗi và đưa nó ra cho lập trình viên sửa lỗi.

Xử lí lỗi runtime

Cảm giác thật nguy hiểm khi để kệ giá trị của biến là dynamic khi chúng ta biết chắc chắn nó phải là số hoặc chuỗi. Mặc dù mã của người dùng ngôn ngữ có sai sót, nhưng nếu chúng ta muốn tạo ra một ngôn ngữ có thể sử dụng được, chúng ta có trách nhiệm xử lý lỗi đó một cách khéo léo.

Ở bài trước chúng ta đã xử lí lỗi cú pháp và lỗi đánh máy, những lỗi này được xử lí trước khi chạy những dòng code, đảm bảo tính đúng của đoạn code được nhập vào, lỗi runtime lại khác nó xảy ra trong lúc thực thi chương trình.

Đầu tiên định nghĩa lỗi RuntimeError

Source: lib/interpreter.dart, Bên dưới lớp Interpreter

class RuntimeError { final String message; final Token token; RuntimeError({ required this.message, required this.token, });  String toString() => '$message';
}

Phát hiện lỗi

Một trong số các lỗi cơ bản là sai kiểu, chúng ta cầm một hàm để kiểm tra kiểu hiện tại của biến đó có phải số hay chuỗi hay không và ném lại một RuntimeError nếu bị lỗi.

Source: lib/interpreter.dart, Bên dưới hàm _isTruthy

void _checkIsNumber(List<dynamic> values, Token token) { for (var value in values) { if (value is! num) { throw RuntimeError( token: token, message: 'Sai kiểu dữ liệu, cần kiểu số.'); } }
}

Sau khi đã có hàm kiểm tra chúng ta thêm nó vào unary để chắc chắn rằng giá trị nhận vào là số.

Source: lib/interpreter.dart, Sửa lại hàm visitUnary

case TokenType.minus: _checkIsNumber([right], unary.operator); return -right;

Tương tự với binary, trong ViL chỉ có số mới thực hiện được các phép so sánh:

Source: lib/interpreter.dart, Sửa lại hàm visitBinary

  • Phép trừ
case TokenType.minus: _checkIsNumber([left, right], binary.operator); return left - right;
  • Phép nhân
case TokenType.star: _checkIsNumber([left, right], binary.operator); return left * right;
  • Phép chia
case TokenType.slash: _checkIsNumber([left, right], binary.operator); return left / right;
  • Lớn hơn
case TokenType.greater: _checkIsNumber([left, right], binary.operator); return left > right;
  • Lớn hơn hoặc bằng
case TokenType.greaterEqual: _checkIsNumber([left, right], binary.operator); return left >= right;
  • Nhỏ hơn
case TokenType.less: _checkIsNumber([left, right], binary.operator); return left < right;
  • Nhỏ hơn hoặc bằng
case TokenType.less: _checkIsNumber([left, right], binary.operator); return left <= right;

Phép cộng hơi đặc biệt hơn một chút, ViL cho phép cộng giữa số với số, chuỗi với chuỗi hoặc số với chuỗi, ngoài ra nếu không rơi vào các trường hợp này thì trả về một RuntimeError.

Source: lib/interpreter.dart, Sửa lại hàm visitBinary

case TokenType.plus: if (left is num && right is num) return left + right; if (left is String && right is String) return left + right; if (left is String && right is num) return left + right.toString(); if (left is num && right is String) return left.toString() + right; throw RuntimeError( token: binary.operator, message: 'Sai kiểu dữ liệu, chỉ có thể cộng hai kiểu số hoặc chuỗi.', );

Đóng gói trình thông dịch

Chúng ta tổng kết lại trình thông dịch với một hàm public interpret để bắt đầu trình thông dịch.

Source: lib/interpreter.dart, Sửa lại hàm visitBinary

void interpret(Expression expression) { try { final value = _evaluate(expression); print(_stringify(value)); } on RuntimeError catch (error) { Vil.runtimeError(error); }
}

Nó nhận vào kết quả phân tích cú pháp của Parser và đánh giá giá trị qua hàm _evaluate, gọi hàm _stringify để in ra màn hình, bắt lỗi runtime và log nó ra cho lập trình viên sửa lỗi.

Hàm _stringify để chuyển đổi tên của các kiểu trong dart sang ViL.

Source: lib/interpreter.dart, Sau hàm interpret

String _stringify(dynamic value) { if (value == null) return 'rỗng'; if (value is double) { final text = value.toString(); if (text.endsWith('.0')) { return text.substring(0, text.length - 2); } return text; } if (value is bool) return value ? 'đúng' : 'sai'; return value.toString();
}

Hàm in lỗi giống với hàm in lỗi của Parser.

Source: lib/vil.dart, Dưới hàm parserError

static void runtimeError(RuntimeError error) { Vil.error( errorIn: 'INTERPRETER', line: error.token.line, col: error.token.col, message: error.message, ); hadRuntimeError = true;
}

Chúng ta có một cờ hiệu nhỏ hadRuntimeError để đánh dấu dừng chương trình lại nếu gặp lỗi runtime.

Source: lib/vil.dart

class Vil { static bool hadError = false; static bool hadRuntimeError = false; // Thêm dòng này ... static void runFile(String fileSource) { File file = File(fileSource); String source = file.readAsStringSync(); run(source); if (hadError) exit(65); if (hadRuntimeError) exit(70); // Thoát chương trình nếu gặp cờ lỗi runtime }

Chạy trình thông dịch

Giờ việc của chúng ta là thêm lớp Interpreter vào lớp chính Vil, gọi hàm interpret với kết quả của Parser.

class Vil { static Interpreter interpreter = Interpreter(); // Thêm trình thông dịch static bool hadError = false; static bool hadRuntimeError = false; static void run(String source) { Scanner scanning = Scanner(source); List<Token> tokens = scanning.scan(); Parser parser = Parser(tokens); Expression? expression = parser.parse(); if (expression != null) { interpreter.interpret(expression); // Gọi hàm thực thi } } ...
}

Hãy chạy thử một phép toán, giờ đây ViL đã có chức năng như một chiếc máy tính cơ bản thật thụ, khung xương của ngôn ngữ đã hoàn thành: Scanning, Parser, Interpreter các bước đã được triển khai. Ở những bài viết sau chúng ta sẽ thêm phần cơ và da thịt cho ViL, biến nó trở thành một ngôn ngữ đầy mạnh mẽ.

Mã nguồn

Bạn có thể theo dõi mã nguồn từng bài viết tại đây. Đừng ngại để lại cho mình một sao nhé ?

ViL : https://github.com/definev/vil

Bình luận

Bài viết tương tự

- vừa được xem lúc

Học Flutter từ cơ bản đến nâng cao. Phần 1: Làm quen cô nàng Flutter

Lời mở đầu. Gần đây, Flutter nổi lên và được Google PR như một xu thế của lập trình di động vậy.

0 0 281

- vừa được xem lúc

Học Flutter từ cơ bản đến nâng cao. Phần 3: Lột trần cô nàng Flutter, BuildContext là gì?

Lời mở đầu. Màn làm quen cô nàng FLutter ở Phần 1 đã gieo rắc vào đầu chúng ta quá nhiều điều bí ẩn về nàng Flutter.

0 0 214

- vừa được xem lúc

Dart Cheat Sheet - Full bộ "bỏ túi" các syntax trong ngôn ngữ Dart

Dart là một ngôn ngữ mới dùng cho cả Mobile và Web với Flutter Framework, thậm chí dùng cho Backend. Để giúp mọi người dễ dàng nắm bắt ngôn ngữ này hơn, 200lab Education đã tổng hợp thành bộ "bí tịch" dưới đây để tra cứu nhanh, tăng tốc phát triển phần mềm.

0 0 51

- vừa được xem lúc

Học Flutter từ cơ bản đến nâng cao. Phần 2: StatefulWidget vs StatelessWidget. Khi nào thì cần sử dụng cái nào?

Lời mở đầu. Ở bài trước, chúng ta đã dừng lại ở một kết thúc mở.

0 0 96

- vừa được xem lúc

Học Flutter từ cơ bản đến nâng cao. Phần 4: Lột trần InheritedWidget

Lời mở đầu. Trong đoạn kết của phần 2, chúng ta đã đối mặt với 1 bài toán: Làm thế nào để truyền data từ một widget cha nào đó xuống thẳng widget chắt mà không phải sử dụng constructor để truyền xuống

0 0 67

- vừa được xem lúc

Chinh phục RxDart Flutter trong 3 nốt nhạc. Nốt thứ nhất: Stream và giải thích các thuật ngữ

Lời mở đầu. Mình viết series này với mục đích chia sẻ kiến thức về RxDart trong Flutter.

0 0 74