- vừa được xem lúc

Webpack vs Sprockets - chọn gì bây giờ ?

0 0 82

Người đăng: manhdatt

Theo Viblo Asia

Kể từ ngày release của Rails 6, Webpack đã trở thành JavaScript bundler mặc định cho các Rails App. Vốn đã quen với việc sử dụng Sprockets, và vốn là một Dev backend, mình cũng như không ít các bạn sẽ khó hiểu và khó tiếp cận với công cụ Webpack mới này. Ở bài viết này, mình sẽ cố gắng hướng dẫn và gỉai thích các khái niệm và ý tưởng cơ bản từ góc nhìn của một Dev Rails đã quen làm việc với Assets Pipeline, và so sánh cả 2 bundler này trong các ví dụ thực tế.

Một vài từ khoá

  • Một Bundler là một công cụ giúp xử lý, compile và nén các asset như JavaScript, CSS, ảnh, video, ...
  • Webpack là một bundler chạy trên nền NodeJS.
  • Webpacker là một gem giúp kết nối Rails với Webpack.
  • Sprockets, giống như Webpack, là một bundler chạy trên nền Ruby.
  • Sprockets-Rails là một gem giúp kết nối Rails với Sprockets.
  • Asset Pipeline là một khái niệm sử dụng bởi Rails để nói về việc sử dụng Sprockets-Rails để quản lý assets.

Có nhiều các bundler khác như Rollup, Parcel hay Browserify. Mình sẽ không đề cập chúng ở bài này.

Cấu trúc thư mục

Khi sử dụng Sprockets, ta sẽ thường để toàn bộ assets ở app/assets, và trong thư mục đó sẽ chứa các thư mục stylesheet, images, javascript, ... và trong các thư mục đó sẽ chứa các file tương ứng.

Khi sử dụng Webpack, trong một app Rails bình thường thì chúng ta sẽ để toàn bộ các file JavaScript ở trong thư mục app/javascript. Đây là config mặc định của Rails, nếu bạn mong muốn thay đổi cách quản lý assets hay đơn giản là chỉ muốn đổi tên thư mục thì chúng ta có thể config lại ở config/webpacker.yml:

# before
source_path: app/javascript
# after
source_path: app/webpack

Chúng ta thường sẽ để các assets khác ở trong app/javascript hay app/javascript/src và giữ những file javascript chính ở trong thư mục app/javascript/packs.

Chúng ta cũng có thể quản lý các loại assets khác trong thư mục app/javascript/images hay app/javascript/css, lúc này thì chúng ta nên config lại source_path thành một cái tên khác phù hợp hơn ?.

Pack

Khi sử dụng Webpack, một trong những việc đầu tiên chúng ta cần làm là thay javascript_include_tag bằng javascript_pack_tagstylesheet_link_tag bằng stylesheet_pack_tag đối với CSS.

Chú ý rằng mặc định thì Rails sẽ sử dụng Sprocket cho CSS và Webpack cho JS, do đó chúng ta sẽ có cả stylesheet_link_tagjavascript_pack_tag ở layout. Tuy nhiên chúng ta vẫn có thể sử dụng những helper khác nếu cần.

Tương tự với việc link tới một file đã được compile ở thư mục public/assets/ của javascript_include_tag, javascript_pack_tag cũng sẽ link tới một file đã được compile ở thư mục public/packs. Chúng ta cũng có thể config lại ở config/webpacker.yml:

 public_root_path: public public_output_path: packs

Quản lý nhiều Pack

Khi sử dụng Sprockets, chúng ta sẽ phải báo cho Rails biết phải đọc và compile JS và CSS nào với application.css, application.js (mặc định) và một số các loại asset khác. Chúng ta sẽ phải config thêm nếu mong muốn Rails lấy từ nguồn nào khác:

# config/initializers/assets.rb Rails.application.config.assets.precompile += %w(application_admin.js application_admin.css)

Để làm việc tương tự với Webpack, chúng ta không cần phải config gì cả. Tất cả các file nằm dưới thư mục app/javascript/packs (Hay còn gọi là entry points) sẽ được compile. Chúng ta có thể config đường dẫn của thư mục entry của app tại config/webpacker.yml:

source_entry_path: packs

Mặc định sẽ có một file application.js, nhưng ta có thể thêm vào những file khác như application_admin.js.

// app/javascript/packs/application_admin.js console.log('Admin loaded !!');
// chúng ta có thể viết toàn bộ code hoặc require các file cần thiết cho riêng admin.

Như vậy là khi Webpack compile, nó sẽ compile cả application.jsapplication_admin.js.

Việc này tương tự với CSS (hoặc SCSS):

/* app/javascript/packs/application_admin.scss */ /* chúng ta cũng có thể sử dụng cú pháp import của sass ở đây. */ @import some_sass_module .big-red { color: red; font-size: 72px;
}

Có một chú ý về CSS pack, mình sẽ đề cập đến khi nói về việc xử lý ảnh.

Chú ý rằng TẤT CẢ các file dưới thư mục /packs sẽ được compile. Do đó ta không được để toàn bộ code ở đây, chỉ những file mà chúng ta phải truy cập trực tiếp. Source code phải để ở thư mục /javascript hoặc các thư mục con của nó, ngoài thư mục /packs.

Node Modules

Rails dùng YARN để quản lý các package Node. Tất cả các package được download về ở thư mục node_modules ở root của project.

Nên nhớ rằng chúng ta cần thêm node_modules vào .gitignore vì không ai muốn đẩy cả thư mục này lên repo cả ?

Những package này có thể sử dụng bởi cả Sprockets và Webpack, do đó bạn có thể lấy CSS bằng Sprockets và JS bằng Webpack từ node_modules.

Để Sprockets tìm được file trong folder này thì chúng ta phải config thêm chút chút:

# config/initializers/assets.rb Rails.application.config.assets.paths << Rails.root.join('node_modules')

Webpack mặc định đã có thể tìm file trong node_modules mà không cần phải config thêm gì cả, nhưng nếu chúng ta muốn Webpack có thể check ở các folder khác thì ta có thể add thêm các path đó vào additional_pathsconfig/webpacker.yml.

Khi ta require hay import và một file JS, @import ở một file SCSS hay // require ở một file CSS, trình biên dịch sẽ tìm tên folder đó trong tất cả các asset path đã được định nghĩa. Ví dụ:

// app/javascript/packs/application.js require("@rails/ujs").start();

Webpack sẽ tìm đến một module trong thư mục node_modules/@rails/ujs, và nó sẽ check trong package.json trong thư mục đó để biết được phải load những gì. Ta cũng có thể đưa tên chính xác của file thay vì một module, ví dụ trong package.json của @rails/ujs có dòng này:

"main": "lib/assets/compiled/rails-ujs.js",

Đây chính là file sẽ được sử dụng nếu gọi đến module @rails/ujs, do đó chúng ta có thể làm như sau và cho ra kết quả tương tự:

require("@rails/ujs/lib/assets/compiled/rails-ujs.js").start();

Các function global/variable

Ví dụ ta có file JS này:

function authenticate(userId) { // Xác minh người dùng đã đăng nhập chưa
}

Chúng ta muốn hàm này sẽ có thể gọi được từ bất cứ đâu, ngay lúc page load, ấn vào link hay trước khi gọi AJAX.

Khi sử dụng với Sprockets, tất cả JavaScript sẽ được nén vào một file và tất cả sẽ được chạy với global scope. Do đó ta có thể gọi hàm authenticate ở mọi nơi, tiện đúng không ... Tuy nhiên việc này sẽ có một vấn đề là nó sẽ gây ra việc làm phình global scope, và có thể sẽ gây ra việc trùng tên hàm nếu như có một hoặc vài modules cũng sử dụng tên giống nhau.

Khi sử dụng Webpack, một script đều được đóng gói riêng biệt do đó không có gì có thể thay đổi global scope một cách mặc định, và chỉ có thể export những thứ ta cho phép export (class, function, object, ...). Việc này sẽ giải quyết được vấn đề phình global scope, tuy nhiên ta sẽ không thể sử dụng hàm authenticate ở mọi nơi do nó không nằm ở global nữa rồi.

Để có thể làm được việc này thì ta phải khai báo hàm này một cách rõ ràng trong module:

global.authenticate = function(userId) { // Xác minh người dùng đã đăng nhập chưa
}; // hoặc const authenticate = userId => { // Xác minh người dùng đã đăng nhập chưa
}; global.authenticate = authenticate;

jQuery

Nhiều project đều yêu cầu phải có jQuery và cần hàm $ có thể sử dụng được ở mọi nơi. Cách đơn giản nhất để làm việc này là báo cho Webpack đẩy hàm $jQuery ra global scope:

// config/webpack/environment.js
const { environment } = require("@rails/webpacker"); const webpack = require("webpack");
environment.plugins.prepend( "Provide", new webpack.ProvidePlugin({ $: "jquery/src/jquery", jQuery: "jquery/src/jquery" })
); module.exports = environment;

LiveReload

Webpacker có sẵn một file bin khi chạy sẽ tự động reload mỗi khi có thay đổi trong asset, do đó ta không cần phải F5 thủ công nữa (haha). Bạn cần chỉ việc chạy rails s ở một terminal và bin/webpack-dev-server ở terminal khác là có thể sử dụng được LiveReload của Webpacker rồi. Nếu muốn chạy đồng thời 2 server này thì chúng ta có thể sử dụng foreman để chạy.

Trước hết ta tạo file Procfile

rails: rails s -p 3000
js: ./bin/webpack-dev-server

Sau đó chạy foreman start để start cùng lúc 2 server.

Quản lý những asset không phải JavaScript với Webpacker

CSS

Khi sử dụng Webpacker, chúng ta có thể sẽ gặp những đoạn như này trong file JS

import "style.css"; // hay dị hơn import "image.png";

Ở đây Webpack có thể lấy được các loại asset khác nhau và compile chúng vào những file riêng biệt. Nếu application.js có import CSS thì Webpack sẽ tạo ra một file application.css với content của CSS đó. Chúng ta config như sau:

// config/webpacker.yml production: extract_css: true;

Ảnh

Trong file application.js mặc định, ta sẽ thấy dòng comment sau:

// packs/application.js // Uncomment to copy all static images under ../images to the output folder and reference
// them with the image_pack_tag helper in views (e.g <%= image_pack_tag 'rails.png' %>)
// or the `imagePath` JavaScript helper below.
//
// const images = require.context('../images', true)
// const imagePath = (name) => images(name, true)

Chúng ta có thể cho Webpack đọc thêm các file ở ../images bằng cách bỏ comment ở dòng đầu tiên:

require.context("../images", true);

Bây giờ ta có thể để tất cả ảnh và video vào app/javascript/images và Webpack sẽ đưa chúng vào public/packs/media/images trong khi compile. Chúng ta có thể xem các loại file được hỗ trợ ở config static_assets_extensions trong config/webpacker.yml.

Chúng ta có thể gắn asset vào các file .erb bằng các sử dụng các helper asset_pack_path/urlimage_pack_path/url của Webpacker.

Note rằng để làm được việc này thì chúng ta không được sử dụng pack application.css. Hiện đang có một open issue trên repo Webpacker.

Ưu nhược điểm

Sprockets

Ưu điểm

  • Quen thuộc với các Dev Rails (Asset Pipeline, cách quản lý asset, ... ).
  • Có thể dùng assets từ gem và từ node_modules.

Nhược điểm

  • Khó có thể tương thích với các tính năng của Javascript trong tương lai (theo lời của DHH)
  • Khiến global scope bị phình to.
  • Không còn là trình bundler mặc định cho JS, các guide sau này sẽ tập trung hơn vào Webpack.

Webpack

Ưu điểm

  • Cho phép sử dụng những tính năng mới nhất của JS.
  • Cho phép sử dụng nhiều plugin khác nhau để xử lý quá trình compile.
  • Dễ dàng setup các framework JS (React, Vue, ... ) ngay trong qúa trình tạo Project.
  • Không đụng đến global scope trừ khi ta cho phép.
  • Có sẵn chức năng Auto-Reload.
  • Có thể áp dụng được resource chung của Webpack để áp dụng vào Rails.

Nhược điểm

  • Khá là confuse khi có thể (và nên) import CSS và các asset khác vào JS.
  • Khó để đọc asset từ gem, cái này mình chưa thử, phải nghiên cứu thêm.

Tổng kết

Qua bài so sánh này, mình nghĩ rằng việc sử dụng Webpack cho JavaScript và Sprockets cho tất cả mọi thứ còn lại là cách dễ dàng nhất để tích hợp Webpack vào hệ thống (cho tới thời điểm này). Điều này cho phép chúng ta có thể sử dụng các tính năng mới nhất của JavaScript bằng Webpack, còn lại những asset khác chúng ta để cho Sprockets lo, như vậy sẽ đảm bảo chúng ta vẫn có thể sử dụng được những điều tốt đẹp nhất của 2 trình bundler này (The best of both worlds), và cũng sẽ quen thuộc với những dev đã quen với Asset Pipeline. Còn đối với những dev đã làm việc với Webpack rồi thì có thể cách dễ dàng hơn vẫn là cho Webpack xử lý hết tất cả asset, và bỏ quách Sprockets đi (yaoming).

Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết của mình, hẹn gặp lại các bạn vào những bài viết sau (bow).

Nguồn:

Bình luận

Bài viết tương tự

- vừa được xem lúc

Giới thiệu Typescript - Sự khác nhau giữa Typescript và Javascript

Typescript là gì. TypeScript là một ngôn ngữ giúp cung cấp quy mô lớn hơn so với JavaScript.

0 0 499

- vừa được xem lúc

Bạn đã biết các tips này khi làm việc với chuỗi trong JavaScript chưa ?

Hi xin chào các bạn, tiếp tục chuỗi chủ đề về cái thằng JavaScript này, hôm nay mình sẽ giới thiệu cho các bạn một số thủ thuật hay ho khi làm việc với chuỗi trong JavaScript có thể bạn đã hoặc chưa từng dùng. Cụ thể như nào thì hãy cùng mình tìm hiểu trong bài viết này nhé (go).

0 0 414

- vừa được xem lúc

Một số phương thức với object trong Javascript

Trong Javascript có hỗ trợ các loại dữ liệu cơ bản là giống với hầu hết những ngôn ngữ lập trình khác. Bài viết này mình sẽ giới thiệu về Object và một số phương thức thường dùng với nó.

0 0 136

- vừa được xem lúc

Tìm hiểu về thư viện axios

Giới thiệu. Axios là gì? Axios là một thư viện HTTP Client dựa trên Promise.

0 0 117

- vừa được xem lúc

Imports và Exports trong JavaScript ES6

. Giới thiệu. ES6 cung cấp cho chúng ta import (nhập), export (xuất) các functions, biến từ module này sang module khác và sử dụng nó trong các file khác.

0 0 93

- vừa được xem lúc

Bài toán đọc số thành chữ (phần 2) - Hoàn chỉnh chương trình dưới 100 dòng code

Tiếp tục bài viết còn dang dở ở phần trước Phân tích bài toán đọc số thành chữ (phần 1) - Phân tích đề và những mảnh ghép đầu tiên. Bạn nào chưa đọc thì có thể xem ở link trên trước nhé.

0 0 229