- vừa được xem lúc

Active Job - Xử lý Background Job trong Rails

0 0 128

Người đăng: Toan Nguyen

Theo Viblo Asia

1. Đặt vấn đề

Giả sử bạn muốn gửi email tới các user sau khi đăng ký tài khoản để xác nhận tài khoản ở trang Sample app (Trang web đa số các bạn học Rails sẽ làm qua) của bạn. Nếu như đồng thời có tới hàng ngàn User cùng đăng ký tại một thời điểm, bạn sẽ phải đồng thời gửi tới hàng ngàn cái Email với nội dung xác thực tài khoản, điều này sẽ dẫn tới việc phản hồi giữa server và client bị ảnh hưởng đáng kể.

=> Chúng ta cần phải tìm ra một giải pháp làm sao để xử lý riêng biệt giữa các tác vụ, thì Background Job sẽ giúp chúng ta trong việc thực hiện các tác vụ theo một luồng riêng biệt và không ảnh hưởng tới trải nghiệm của người dùng mà các công việc sẽ đều được xử lý hết. => Ở bài viết này thì mình sẽ xử lý việc gửi mail đưa vào Background Job nhé ?

2. Background Job là gì ?

Background job - "công việc phía sau" : là những công việc hay tác vụ được xử lý ngoài luồng request - response thông thường trong các ứng dụng web.

Bình thường thì các trang web nhận request từ người dùng và trả về một response nhưng Background job thì có khác một ít => Vẫn là từ một request đến Website nhưng đòi hỏi thời gian thực thi lâu hơn so với bình thường (có thể tưởng tưởng như là những request này không thể xử lý ngay lập tức) thì chúng ta sẽ cần sử dụng đến Background job, chuyển phần xử lý phức tạp ấy vào Job, nó sẽ xử lý bất đồng bộ trên một luồng riêng biệt, trả về response cho người dùng.

Ví dụ

Chúng ta có một request từ người dùng để cập nhật thông tin quê quán mới của họ :

Các bạn có thể thấy, thời gian bắt đầu từ lúc người dùng submit form cho đến khi server trả về trang người dùng và thông báo update thành công sẽ mất 3.7s

Khi chúng ta sử dụng Background job thì sao : quá trình mình nêu ở trên chỉ còn mất 0.3 s, các quá trình như refresh cache, send maild, send noti, recommend new friends sẽ được Background job xử lý ở một luồng riêng biệt, kết quả vẫn sẽ trả về như nguời dùng mong muốn ??

3. Rails xử lý Backgound Job như thế nào ?

Có khá nhiều cách để xử lý Background Jobcho ứng dụng Rails của bạn:

  1. Sử dụng Active job
  2. Sử dụng Gem Sidekiq
  3. Sử dụng Gem Delayed job
  4. Sử dụng Gem Resque

Mặc định Rails cung cấp cho chúng ta Active job (Một framework để xử lý Background job mà chúng ta không cần cài thêm bất cứ cái gì ?) built-in queue process (tích hợp sẵn hàng đợi) .

Điều đáng tiếc là những process trong queue được lưu vào RAM nên nếu server bị shutdown thì những job chưa hoặc đang thực hiện sẽ bị mất, điều này có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến người dùng và dịch vụ của chúng ta, vì vậy nó chỉ thích hợp cho những ứng dụng nhỏ hoặc những công việc không quan trọng.

Tuy nhiên hầu như các ứng dụng lớn đều không muốn điều này xảy ra nên đã sử dụng các 3rd-party adapter như Sidekiq, Delayed_Job, Resque (sử dụng Redis để lưu các queue, và có những cơ chế riêng để xử lý job khi server bị sập và khởi động lại sẽ không bị mất job ?))

Ở bài này mình chủ yếu tìm hiểu về Active job để xử lý Background Job, 3 cách còn lại các bạn có thể tìm hiểu thêm ở các bài viết hoặc lên doc của nó để đọc nhé ?))

Mình cũng đã từng sử dụng Sidekiq (còn 2 cái còn lại thì chưa): ngoài việc xử lý job khá hoàn hảo thì nó cũng có một số khác biệt với các gem khác là Sidekiq sử dụng đa luồng và Redis để xử lý nhiều jobs đồng thời .Sidekiq và Rescue có trang dashboard để quản lý các job, còn Active job và Delayed_job thì không (Delayed_job có thể cài thêm gem để sử dụng trang dashboard). Ngoài ra việc truyền tham số của Sidekiq sẽ khác so với Active job, mình sẽ trình bày phía dưới nhé ?)

Để xử lý các job sử dụng các adapter như Sidekiq, Delayed Job, Rescue ta có thể config như sau:

  • Thay đổi queue_adapter ở file application.rb
module SampleApp class Application < Rails::Application ... config.active_job.queue_adapter = :sidekiq end
end
  • Định cấu hình cho nó ở file ..._job.rb
class SendMailJob < ApplicationJob self.queue_adapter = :sidekiq def perform user ... end
end
  • Ngoài ra bạn muốn quản lý rõ ràng hơn hàng đợi mà job sẽ chạy, bạn có thể dùng method #set như sau :
SendMailJob.set(queue: :async).perform_later @user

4. Active Job - Xử lý Background Job trong Rails

Trước tiên mình sẽ xử lý bài toán đưa phần gửi mail kích hoạt tài khoản người dùng vào job cái đã nhé ?

Trước tiên ta phải tạo ra một job mà bạn muốn sử dụng câu lệnh rails g job SendMail

rails g job SendMail invoke test_unit create test/jobs/send_mail_job_test.rb create app/jobs/send_mail_job.rb

File send_mail_job.rb sẽ như sau:

class SendMailJob < ApplicationJob queue_as :default def perform(*args) # Do something later end
end

Mặc địnhActive jobsử dụng queue_as :default tức là adapter sử dụng là :async để lưu job , ngoài ra còn có adapter khác là :inline, để sử dụng ta phải config ở application.rb như sau:

config.active_job.queue_adapter = :inline

=> Khi sử dụng adapter :inline thì job sẽ thực hiện ngay lập tức trong luồng chính, điều đó chả khác gi so với việc không sử dụng Background job cả, nên mình nghĩ là các bạn không nên dùng ?

=> Vậy với adapter :async mặc định của Active job thì sao: Job sẽ thực hiện trong nhóm luồng khác, phù hợp với môi trường dev/test vì nó không cần cơ sở hạ tầng bên ngoài, nhưng nó không phù hợp trong môi trường production, vì nó sẽ loại bỏ những công việc đang chờ xử lý khi khởi động lại. Nếu các job cùng sử dụng chung một nhóm luồng, thì các job phía sau phải chờ job đang thực hiện chạy xong (vì vậy nếu job đang chờ mà sever bị reset thì sẽ bị mất.)

Note: Để khắc phục nhược điểm trên thì các bạn có thể config queue_adapter = :sidekiq nhé, tất nhiên phải cài thêm gem sidekiq rồi ?, bật server của sidekiq lên và sài thôi, chắc chắn là job của bạn sẽ không bị mất khi khởi động lại server đâu, mình thử rồi ?

Chúng ta có thể config thêm số luồng :asynchoạt động như sau :

config.active_job.queue_adapter = ActiveJob::QueueAdapters::AsyncAdapter.new \ min_threads: 1, max_threads: 2 * Concurrent.processor_count, idletime: 600.seconds end

Với Active job thì bạn có thể gửi bao nhiêu tham số tùy ý, có thể cả một object, cụ thể :

Basic types (NilClass, String, Integer, Float, BigDecimal, TrueClass, FalseClass) / Symbol / Array / Date / Time / DateTime
ActiveSupport::TimeWithZone / ActiveSupport::Duration /Hash (Keys should be of String or Symbol type) / ActiveSupport::HashWithIndifferentAccess

Đối với Sidekiq: các đối số truyền vào phải là các kiểu JSON đơn giản như string, integer, boolean, float, null(nil), hash, array. ?

Active job có thể truyền được cả 1 hoặc nhiều đối tượng (sidekiq thì không nhé), nó sẽ serialize bất kỳ đối tượng ActiveRecord nào thành chuỗi global_id để lưu vào hàng đợi của bạn. Sau đó tra cứu lại từ chuỗi đó khi công việc bắt đầu. Theo mặc định, chuỗi đó chỉ bao gồm tên ứng dụng, tên Class và id và nó sẽ sử dụng cơ sở dữ liệu của bạn để load model : "gid://app/User/1"

Chút nữa lan man sau, giải quyết xong bài toán gửi mail đã nhé ?)), chỉ cần thực hiện như sau:

#file send_mail_job.rb
class SendMailJob < ApplicationJob queue_as :default def perform user @user = user user.send_activation_email end
end #file users_controller.rb chỉ cần thay @user.send_activation_email bằng cách gọi job SendMailJob.perform_later và truyền đối tượng @user
class UsersController < ApplicationController def create @user = User.new user_params if @user.save # @user.send_activation_email SendMailJob.perform_later @user ... end
end #instance method send_activation_email trong model user đây nhé
def send_activation_email self.activation_token = User.new_token update :activation_digest, User.digest(activation_token) UserMailer.account_activation(self).deliver_now
end > Mình mới code ROR được mấy tháng nên code tù lắm, mỏi người thông cảm. hihi

Vậy là xong , dưới đây là phần bonus thêm của mình ??

4.1. Các cách gọi job

Thực hiện job ngay sau khi hàng đợi trống :

SendMailJob.perform_later @user

Thực hiện sau khoảng thời gian:

SendMailJob.set(wait: 2.minutes).perform_later @user

Thực hiện job vào buổi trưa ngày mai:

SendMailJob.set(wait_until: Date.tomorrow.noon).perform_later @user

Note: Ngoài perform_later còn có perform_now, khi bạn sử dụng perform_now thì thời gian bạn set để thực hiện job trở nên vô nghĩa.

4.2. Callbacks của Active job

Active Job cung cấp các callbacksđể kích hoạt logic trong vòng đời của một job. Hoạt động tương tự như các callbackskhác trong model Rails như sau:

before_enqueue
around_enqueue
after_enqueue

=> được gọi trước, trong, và sau khi đưa job vào hàng đợi

before_perform
around_perform
after_perform

=> được gọi tới trước, trong và sau khi job được thực hiện

4.3. Xử lý exceptions

Trong lúc thực hiện job không thể lúc nào cũng trơn tru được ?)), Active Job cung cấp cho chúng ta các cách để bắt các ngoại lệ được nêu ra trong quá trình thực thi công việc:

  1. Xử lý ngoại lệ trong thân hàm perform
Class SendMailJob < ApplicationJob queue_as :default def perform user ActiveRecord::Base.transaction do .... raise ActiveRecord::RecordInvalid end rescue ActiveRecord::RecordInvalid puts "loi roi do" end
end
  1. discard_on(*exceptions) : Loại bỏ luôn job mà bạn không muốn nó thử lại khi raise exceptions, điều này hữu ích khi record đã bị xóa chẳng hạn
class SendMailJob < ApplicationJob queue_as :default discard_on ActiveRecord::RecordInvalid def perform user .... raise ActiveRecord::RecordInvalid end
end
  1. retry_on(*exceptions, wait: 3.seconds, attempts: 5, queue: nil, priority: nil)

    Lên lịch chạy lại job khi job raise exception, nếu exception tăng lên vượt quá số attempts mà bạn cài đặt => có thể có cơ chế thử lại của riêng exceptions hoặc đặt nó vào hàng đợi để kiểm tra

  • :wait - xếp lại job vào hàng đợi vời thời gian dc xét
  • :attempts - cho vào lại hàng đợi chờ được xử lý bao nhiêu lần
  • :queue - Xếp job vào hàng đợi khác
  • :priority - Xếp lại job theo mức độ ưu tiên
class SendMailJob < ApplicationJob queue_as :default retry_on ActiveRecord::RecordInvalid
# retry_on ActiveRecord::RecordInvalid, wait: 5.seconds, attempts: 3 def perform user ... raise ActiveRecord::RecordInvalid end
end

5. Tài liệu tham khảo

Bài viết khá dài, tuy nhiên đó là những gì mà mình đã tìm hiểu được về Active Job và mong rằng phần nào đó giúp bạn có cái nhìn tổng quát về Background job và cơ chế hoạt động của Active Job. Cảm ơn mỏi nguời đã đọc tới đây ạ ☺️☺️

Guide Active job:

https://guides.rubyonrails.org/active_job_basics.html

https://api.rubyonrails.org/classes/ActiveJob/Exceptions/ClassMethods.html

Bình luận

Bài viết tương tự

- vừa được xem lúc

Tôi cá là bạn không biết những điều này - Ruby on rails ( Phần 2)

Các bạn có thể theo dõi phần 1 ở đây :. https://viblo.asia/p/toi-ca-la-ban-khong-biet-nhung-dieu-nay-ruby-on-rails-phan-1-WAyK8DDeKxX. 5.

0 0 211

- vừa được xem lúc

Rails Memoization

Memoization is a process that can be used to speed up rails methods. It caches the results of methods that do time-consuming work, work that only needs to be done once. Here is an example. Example.

0 0 34

- vừa được xem lúc

Tại sao Rails lại dùng cả Webpack lẫn Sprocket?

Khi Rails 6 được ra mắt, có thể bạn đã từng tự hỏi. WTF, sao Webpack đã được add vào rồi, mà Sprocket vẫn tồn tại thế kia . Chẳng phải Webpack và Sprocket được dùng để giải quyết chung một công việc hay sao. Hoặc cả đây:.

0 0 47

- vừa được xem lúc

Bạn nên sử dụng Elasticsearch trong ứng dụng Ruby On Rails như thế nào?

Elasticsearch là một công cụ phân tích và mã nguồn mở mạnh mẽ và linh hoạt, phân tán, theo thời gian thực. Đó là tiêu chuẩn vàng trong công nghệ tìm kiếm.

0 0 70

- vừa được xem lúc

Form object pattern trong rails

1.Mở đầu.

0 0 100

- vừa được xem lúc

Sử dụng Twilio để gửi SMS trong ứng dụng Ruby on Rails

Ngoài cách xác nhận tài khoản hay gửi thông báo bằng email thì hôm nay mình sẽ hướng dẫn các bạn 1 cách nữa là thông qua SMS/Voice. Công cụ sử dụng sẽ là gem Twilio. Installation. Để cài đặt bằng Bundler, hãy lấy phiên bản mới nhất:.

0 0 56