- vừa được xem lúc

Async in PHP - Part 1: HTTP Client

0 0 103

Người đăng: Pham Tuan

Theo Viblo Asia

What is async

Chắc hẳn bạn đã nghe tới cái khác niệm lập trình đồng bộ (synchronous) và lập trình bất đồng bộ (asynchronous), gọi tắt là sync và async.

Lập trình đồng bộ tức là các dòng code được thực hiện tuần tự, đoạn code ở dưới phải đợi cho đến khi đoạn code ở trên kết thúc.

Còn đối với xử lý bất đồng bộ thì đoạn code ở dưới có thể chạy khi mà đoạn code ở trên chưa thực thi xong. Hai function được gọi theo thứ tự, nhưng function được gọi sau không phải chờ function được gọi trước kết thúc, mà có thể thực hiện gần như đồng thời. Các bạn có thể quen thuộc với kiểu lập trình này ở JS qua việc sử dụng callback trong setTimeout, promise chain hay async/await function.

Có thể kể đến một số ứng dụng của async programming như:

  • Xử lý đồng thời các tác vụ độc lập với nhau
  • Xử lý các tác vụ tốn thời gian (như network request (network I/O), read file (file I/O)...) mà không block toàn bộ ứng dụng, trong lúc chờ đợi kết quả vẫn có thể xử lý các tác vụ khác

Async in PHP

Đa số người ta viết PHP code theo cách đồng bộ.

Tuy nhiên cũng có khá nhiều thư viện hỗ trợ lập trình async trong PHP như amphp, ReactPHP, Swoole, Guzzle, hay thậm chí ext-curl của PHP và gần đây là PHP Fibers.

Trong loạt bài viết lần này mình sẽ giới thiệu và thực hành một số use case bằng các thư viện trên.

Bắt đầu với use case đơn giản. Request đồng thời nhiều HTTP requests.

Giả sử bạn muốn lấy data từ 1 list urls, và việc xử lý data của các url này là độc lập với nhau, thay vì phải đợi request và xử lý từng url thì chúng ta có thể tăng tốc bằng cách request đồng thời.

Trước hết, ta sẽ giả lập response trả về bằng 1 đoạn script đơn giản sau (nhận request, sleep random từ 1 - 5 giây và trả về thông tin thời gian bắt đầu request, thời gian kết thúc):

<?php
$startAt = (new DateTime)->format('H:i:s.u');
$id = uniqid(microtime(true), true); $sleepSeconds = random_int(1, 5);
sleep($sleepSeconds); $endAt = (new DateTime)->format('H:i:s.u');
echo sprintf( "Request: %s - %s, start at: %s, end at: %s, sleep: %ss\n", $_GET['idx'], $id, $startAt, $endAt, $sleepSeconds
);

Lưu ý: để có xử lý nhiều requests đồng thời script trên cần được chạy bằng server Apache hoặc Nginx (PHP_FPM), không dùng được php built-in server php -S

Using curl_multi_* functions

Code sẽ trông như thế này, tham khảo ví dụ từ php.net:

<?php $urls = [ 'http://localhost/php-async/test-server.php?idx=0', 'http://localhost/php-async/test-server.php?idx=1', 'http://localhost/php-async/test-server.php?idx=2', 'http://localhost/php-async/test-server.php?idx=3', 'http://localhost/php-async/test-server.php?idx=4',
]; $mh = curl_multi_init();
$ch = []; foreach ($urls as $i => $url) { $ch[$i] = curl_init($url); curl_setopt($ch[$i], CURLOPT_HEADER, 0); curl_multi_add_handle($mh, $ch[$i]);
} $stillRunning = false;
do { $status = curl_multi_exec($mh, $stillRunning); if ($stillRunning) { curl_multi_select($mh); }
} while ($stillRunning && $status == CURLM_OK); foreach ($urls as $i => $url) { curl_multi_remove_handle($mh, $ch[$i]); curl_multi_remove_handle($mh, $ch[$i]);
} curl_multi_close($mh);

Chạy và đo thời gian:

$ time php curl-multi.php
Request: 1 - 1621538974.747660a6b89eb68655.36131754, start at: 02:29:34.747604, end at: 02:29:36.747731, sleep: 2s
Request: 0 - 1621538974.747660a6b89eb68655.98181748, start at: 02:29:34.747602, end at: 02:29:37.747731, sleep: 3s
Request: 4 - 1621538974.74860a6b89eb69c53.64626377, start at: 02:29:34.747964, end at: 02:29:37.748057, sleep: 3s
Request: 2 - 1621538974.747660a6b89eb68665.55875691, start at: 02:29:34.747611, end at: 02:29:38.747733, sleep: 4s
Request: 3 - 1621538974.74860a6b89eb69c89.01137781, start at: 02:29:34.747967, end at: 02:29:39.748083, sleep: 5s
php curl-multi.php 3.48s user 1.55s system 99% cpu 5.034 total

Các bạn có thể thấy các request được thực hiện bất đồng bộ (response trả về không theo thứ tự url index), gần như là đồng thời và thời gian tổng cả cũng chỉ là 5.034s, trong khi nếu thực hiện chạy đồng bộ lấy từng url thì thời gian ít nhất cần để chạy đó là 2+3+3+4+5=17s.

Using stil/curl-easy

stil/curl-easy là một thư viện nhỏ nhằm mục đích đơn giản hoá API khi làm việc với ext-curl.

Ngoài việc support HTTP request như thông thường (tức là request url và đợi kết quả trả về), thư viện này còn support non-blocking request (sử dụng event và loop ?) và concurrent requests (sử dụng request queue...)

Ví dụ đơn giản về non-blocking request:

<?php
require __DIR__ . '/vendor/autoload.php'; $request = new \cURL\Request('http://localhost/php-async/test-server.php?idx=0'); $request->getOptions() ->set(CURLOPT_TIMEOUT, 5) ->set(CURLOPT_RETURNTRANSFER, true); $request->addListener('complete', function (\cURL\Event $event) { $response = $event->response; echo PHP_EOL . $response->getContent();
}); while ($request->socketPerform()) { usleep(5000); echo '.';
}

Đoạn code thực hiện:

  • Lắng nghe event khi request complete
  • Loop để check trạng thái của request, nếu chưa hoàn thành thì in ra các dấu ., ở đây chính là 1 ví dụ nhỏ về non-blocking. Tức là việc request url sẽ không block toàn bộ script, trong lúc request ta vẫn có thể thực hiện các lệnh in ra màn hình.
$ time php single-non-blocking.php
................................................................................
................................................................................
...............
Request: 0 - 1622390987.839360b3b8cbccebc7.89817479, start at: 23:09:47.839332, end at: 23:09:52.839520, sleep: 1s
php single-non-blocking.php 0.04s user 0.02s system 6% cpu 1.037 total

Đối với nhiều request, thư viện cũng support gọi nhiều request đồng thời:

<?php
require __DIR__ . '/vendor/autoload.php'; $queue = new \cURL\RequestsQueue; $queue->getDefaultOptions() ->set(CURLOPT_TIMEOUT, 10) ->set(CURLOPT_RETURNTRANSFER, true); $queue->addListener('complete', function (\cURL\Event $event) { $response = $event->response; echo PHP_EOL . $response->getContent();
}); $urls = [ 'http://localhost/php-async/test-server.php?idx=0', 'http://localhost/php-async/test-server.php?idx=1', 'http://localhost/php-async/test-server.php?idx=2', 'http://localhost/php-async/test-server.php?idx=3', 'http://localhost/php-async/test-server.php?idx=4',
]; foreach ($urls as $url) { $queue->attach(new \cURL\Request($url));
} while ($queue->socketPerform()) { usleep(5000); echo '.';
}

Kết quả cho thấy các request được thực hiện gần như đồng thời, không theo thứ tự:

time php concurrent-non-blocking.php
................................................................................
....................
Request: 0 - 1622391224.132560b3b9b8205852.45873521, start at: 23:13:44.132469, end at: 23:13:45.132648, sleep: 1s
............................................................
................................................................................
................................................................................
...........................................................................
Request: 1 - 1622391224.132960b3b9b8207223.73405442, start at: 23:13:44.132887, end at: 23:13:48.133039, sleep: 4s Request: 2 - 1622391224.133260b3b9b82086f3.76820359, start at: 23:13:44.133222, end at: 23:13:48.133497, sleep: 4s Request: 4 - 1622391224.133560b3b9b8209985.63173946, start at: 23:13:44.133520, end at: 23:13:48.133657, sleep: 4s
.....
................................................................................
..............
Request: 3 - 1622391224.133260b3b9b8208761.13729419, start at: 23:13:44.133230, end at: 23:13:49.133398, sleep: 5s
php concurrent-non-blocking.php 0.04s user 0.03s system 1% cpu 5.050 total

Các bạn có thể xem thêm các ví dụ khác, cách xử lý lỗi, đã được tài liệu rất chi tiết tại github repo.

Using Guzzle

Guzzle là một HTTP Client khá phổ biến, có hỗ trợ thực hiện async requests, với API linh hoạt và đơn giản.

Ví dụ 1:

<?php require_once(__DIR__ . '/vendor/autoload.php');
use GuzzleHttp\Client;
use GuzzleHttp\Promise\Utils;
use Psr\Http\Message\ResponseInterface;
use GuzzleHttp\Exception\RequestException; $client = new Client; $urls = [ 'http://localhost/php-async/test-server.php?idx=0', 'http://localhost/php-async/test-server.php?idx=1', 'http://localhost/php-async/test-server.php?idx=2', 'http://localhost/php-async/test-server.php?idx=3', 'http://localhost/php-async/test-server.php?idx=4',
]; $promises = []; foreach ($urls as $idx => $url) { $promises[] = $client->getAsync($url) ->then( function (ResponseInterface $response) { echo $response->getBody(); return $response; }, function (RequestException $e) { echo $e->getMessage(); } );
} // Wait for the requests to complete; throws an exception
// if any of the requests fail
// Return array of ResponseInterface object
$results = Utils::unwrap($promises); // Or: Wait for the requests to complete, even if some of them fail
// $results = Utils::settle($promises)->wait();

Ở đây có 2 cách handle requests:

  • unwrap: Đợt các request hoàn thành nhưng sẽ ném ra exception nếu có 1 request bị lỗi
  • settle: Đợi tất cả request hoàn thành

Tuy nhiên, lưu ý là do đã handle từng promise thông qua ->then() nên unwrap hay settle có tác dụng như nhau. Để nó chạy đúng theo comment thì cần phải bỏ phần handle đó đi:

foreach ($urls as $idx => $url) {
+ $promises[] = $client->getAsync($url . '?idx=' . $idx);
- ->then(
- function (ResponseInterface $response) {
- echo $response->getBody();
- return $response;
- },
- function (RequestException $e) {
- echo $e->getMessage();
- }
- );
}

Hoặc có thể thay unwrap hay settle bằng vòng for:

foreach ($promises as $promise) { $response = $promise->wait();
}

Lưu ý tiếp theo là nếu handle promise thông qua ->then() mà vẫn muốn có kết quả khi gọi $results = Utils::unwrap($promises); hoặc $response = $promise->wait(); thì phải return bên trong function fullfilled:

foreach ($urls as $idx => $url) {
 $promises[] = $client->getAsync($url . '?idx=' . $idx) ->then( function (ResponseInterface $response) { echo $response->getBody();
+ return $response;
 }, function (RequestException $e) { echo $e->getMessage(); } );
}

Promise object được implements theo Promises/A+ spec, và nằm trong thư viện có thể dùng riêng biệt Guzzle promises.

Trường hợp không xác định được tổng số lượng requests cần thực hiện, chúng ta có thể sử dụng Pool object để gửi tối đa X requests mỗi lần:

<?php require_once(__DIR__ . '/vendor/autoload.php');
use GuzzleHttp\Client;
use GuzzleHttp\Pool;
use GuzzleHttp\Psr7\Request;
use Psr\Http\Message\ResponseInterface;
use GuzzleHttp\Exception\RequestException; $client = new Client; $requests = function ($total) { $uri = 'http://localhost/php-async/test-server.php'; for ($i = 0; $i < $total; $i++) { yield new Request('GET', $uri . '?idx=' . $i); }
}; $pool = new Pool($client, $requests(9), [ 'concurrency' => 3, 'fulfilled' => function (ResponseInterface $response, $index) { echo $index . ' - ' . $response->getBody(); return $response; }, 'rejected' => function (RequestException $e, $index) { echo $index . ' - ' . $e->getMessage(); },
]); // Initiate the transfers and create a promise
$promise = $pool->promise(); // Force the pool of requests to complete.
$promise->wait();

Ví dụ trên ta có tổng 9 requests tạo bằng Generator hoặc cũng có thể là mảng object Request, sẽ có tối đa 3 request được thực hiện đồng thời tại 1 thời điểm.

Tuy nhiên, bạn có thể thấy là requests sẽ không được thực hiện cho đến khi bạn gọi các function wait(), unwrap() hay settle(), vốn là các function đồng bộ. Tức là code PHP vốn dĩ là đồng bộ, chỉ có một số PHP extensions support async theo một số use case cụ thể, ví dụ ext-curl như trên. Thực tế thì Guzzle cũng sử dụng các function curl_multi_* ở bên dưới => CurlMultiHandler

Để dễ hình dung hơn, bạn có thể thử đoạn code dưới đây:

<?php require_once(__DIR__ . '/vendor/autoload.php');
use GuzzleHttp\Client;
use Psr\Http\Message\ResponseInterface;
use GuzzleHttp\Exception\RequestException; $client = new Client;
$promise = $client->getAsync('http://localhost/php-async/test-server.php?idx=0');
$promise->then( function (ResponseInterface $response) { echo $response->getBody(); return $response; }, function (RequestException $e) { echo $e->getMessage(); }
); $promise->wait(); echo 'I am here!!!' . PHP_EOL;

Nếu không gọi wait() thì request sẽ không được thực hiện, mà gọi wait() thì sẽ function sẽ bị block cho đến khi request thực hiện xong.

Github thread: https://github.com/guzzle/guzzle/issues/1127

To be continued

Có thể bạn đã biết, AWS PHP SDK cũng sử dụng Guzzle làm HTTP Client nên nó cũng support thực hiện async requests.

You can send the command asynchronously (returning a promise) by appending the word "Async" to the operation name: $client->commandNameAsync(/* parameters */). https://docs.aws.amazon.com/aws-sdk-php/v3/api/api-s3-2006-03-01.html

Có thể ứng dụng như khi email SES hàng loạt, upload/download S3 files...

Ngoài ra còn một vài thư viện HTTP Client nữa như amphp/http-client, react/http tuy nhiên có một số khái niệm liên quan event loop, promise, coroutine,... cần tìm hiểu trước khi sử dụng.

Trên đây là một ví dụ nhỏ về ứng dụng của async programming trong PHP. Trong bài tiếp theo chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về thư viện amphp và PHP Fiber.

Bình luận

Bài viết tương tự

- vừa được xem lúc

Cài đặt WSL / WSL2 trên Windows 10 để code như trên Ubuntu

Sau vài ba năm mình chuyển qua code trên Ubuntu thì thật không thể phủ nhận rằng mình đã yêu em nó. Cá nhân mình sử dụng Ubuntu để code web thì thật là tuyệt vời.

0 0 406

- vừa được xem lúc

Phân quyền đơn giản với package Laravel permission

Như các bạn đã biết, phân quyền trong một ứng dụng là một phần không thể thiếu trong việc phát triển phần mềm, dù đó là ứng dụng web hay là mobile. Vậy nên, hôm nay mình sẽ giới thiệu một package có thể giúp các bạn phân quyền nhanh và đơn giản trong một website được viết bằng PHP với framework là L

0 0 459

- vừa được xem lúc

Sử dụng Swagger để xây dựng API documentation

Giới thiệu về Swagger. RESTful API là một tiêu chuẩn dùng trong việc thiết kế API cho các ứng dụng web (thiết kế Web services) để tiện cho việc quản lý các resource.

0 0 1k

- vừa được xem lúc

So sánh Interface và Abstract trong lập trình hướng đối tượng.

Tổng quan. Interface và Abstract class là 2 khái niệm cơ bản trong lập trình OOP.

0 0 63

- vừa được xem lúc

CURL và cách sử dụng trong PHP

Giới Thiệu. CURL là bộ thư viện được sử dụng để giúp thực hiện việc chuyển dữ liệu thông qua nhiều giao thức khác nhau (như HTTP, FPT...). Với giao thức HTTP, cURL hỗ trợ việc gửi dữ liệu sử dụng tất cả các phương thức hiện có như GET, POST, PUT, DELETE... cURL cũng hỗ trợ việc chuyền dữ liệu sử dụn

0 0 93

- vừa được xem lúc

Thêm dòng dữ liệu mới (MySQL) trong Laravel

Chào các bạn, Laravel hiện đang là hot trend trong "thế giới PHP". 1. Cấu hình cơ bản ban đầu. .

0 0 51