- vừa được xem lúc

Bài 17: Phân quyền trong Laravel

0 0 95

Người đăng: Mai Trung Đức

Theo Viblo Asia

Chào mừng các bạn quay trở lại với series học Laravel với VueJS của mình, ở bài này mình sẽ hướng dẫn các bạn các phân quyền bằng Laravel và VueJS mà không cần cài đặt thêm bất kì package hay library nào khác.

Thiết lập

Nếu các bạn vẫn theo dõi series này của mình từ đầu đến giờ thì ta có thể dùng luôn project cũ còn nếu bạn là người mới thì nhớ tạo mới project Laravel bằng composer (hoặc laravel new <projectname>), sau đó nhớ chạy command npm install nhé ?.

Tiếp theo ta vào resources/assets/js/components/ tạo mới file User.vue với nội dung như sau:

<template> <div class="user-management"> User </div>
</template> <script> export default { }
</script> <style lang="scss" scoped>
</style>

Sau đó ta khai báo component này trong file resources/assets/js/app.js như sau:

Vue.component('User', require('./components/User.vue'));

Cuối cùng là thêm nó vào file resources/views/welcome.blade.php.

<!doctype html>
<html lang="{{ app()->getLocale() }}"> <head> <title>Laravel</title> <meta name="csrf-token" content="{{ csrf_token() }}"> <link rel="stylesheet" type="text/css" href="/css/app.css"> <link href="//maxcdn.bootstrapcdn.com/font-awesome/4.7.0/css/font-awesome.min.css" rel="stylesheet"> </head> <body> <div id="app"> <User></User> </div> <script src="/js/app.js"></script> </body>
</html>

Sau đó các bạn nhớ luôn chạy 2 command sau để khởi động app nhé:

php artisan serve
npm run watch

Mở trình duyệt lên nếu thấy có dòng chữ User là ta đã thiết lập thành công bước ban đầu rồi nhé ?.

Phân quyền trong Laravel

Đầu tiên ta chạy command sau để tạo Auth resource nhé:

php artisan make:auth

Sau đó ta tạo mới model Role như sau:

php artisan make:model Role -m

Chú ý bên trên option -m để tạo luôn migrations cho model Role.

Sau đó ta vào database mở migration ...create_roles và sửa lại hàm up() như sau:

public function up()
{ Schema::create('roles', function (Blueprint $table) { $table->increments('id'); $table->string('name'); $table->string('description'); $table->timestamps(); });
}

Ở đây mỗi quyền chúng ta sẽ có: id, name (tên quyền), description (mô tả) và timestamps.

Phân tích một chút nhé. Thông thường mỗi user sẽ có thể có nhiều quyền: ví dụ vừa là nhân viên bán hàng, vừa là nhân viên bốc vác...và mỗi một quyền thì sẽ có thể được sở hữu bởi nhiều user. Do đó mục đích của ta là UserRole sẽ là quan hệ many-to-many (nhiều-nhiều). Vì thế ta cần tạo thêm một bảng role-user giông như một bảng nối giữa RoleUser chứa id của User và id của Role tương ứng với user đó.

Ta tạo mới một migration như sau:

php artisan make:migration create_role_user_table

Sau đó sửa lại hàm up trong migration này như sau:

public function up()
{ Schema::create('role_user', function (Blueprint $table) { $table->increments('id'); $table->integer('role_id')->unsigned(); $table->integer('user_id')->unsigned(); $table->timestamps(); });
}

Tiếp theo ta sẽ thiết lập mối quan hệ giữa RoleUser ở trong các model nhé:

User.php ta thêm mới một hàm như sau:

public function roles()
{ return $this->belongsToMany(Role::class);
}

Còn bên Role.php ta cũng thêm tương tự như sau:

public function users()
{ return $this->belongsToMany(User::class);
}

Nhớ khai báo Use trong mỗi model không sẽ bị lỗi class not found nhé các bạn ?

Tạo dữ liệu sẵn

Sau đây có code logic phần phân quyền rồi, ta sẽ tạo seeder mục đích đơn giản là tạo dữ liệu sẵn vì hiện giờ ta chưa có phần tạo bằng view nhé(lát nữa ta làm sau ?): Ta tạo 2 seeder cho UserRole như sau:

php artisan make:seeder RoleTableSeeder php artisan make:seeder UserTableSeeder

Sau đó ta vào RoleTableSeeder sửa lại như sau:

<?php use Illuminate\Database\Seeder;
use App\Role; class RoleTableSeeder extends Seeder
{ /** * Run the database seeds. * * @return void */ public function run() { $role_employee = new Role(); $role_employee->name = 'employee'; $role_employee->description = 'A Employee User'; $role_employee->save(); $role_employee = new Role(); $role_employee->name = 'saler'; $role_employee->description = 'A Saler User'; $role_employee->save(); $role_manager = new Role(); $role_manager->name = 'admin'; $role_manager->description = 'A Admin User'; $role_manager->save(); }
}

Tiếp tục sửa ở UserTableSeeder như sau:

<?php use Illuminate\Database\Seeder;
use App\User;
use App\Role; class UserTableSeeder extends Seeder
{ /** * Run the database seeds. * * @return void */ public function run() { $role_employee = Role::where('name', 'employee')->first(); $role_manager = Role::where('name', 'admin')->first(); $role_saler = Role::where('name', 'saler')->first(); $employee = new User(); $employee->name = 'Employee Name'; $employee->email = '_@.com'; $employee->password = bcrypt('123456'); $employee->save(); $employee->roles()->attach($role_employee); $saler = new User(); $saler->name = 'Saler Name'; $saler->email = '_@.com'; $saler->password = bcrypt('123456'); $saler->save(); $saler->roles()->attach($role_saler); $manager = new User(); $manager->name = 'Admin Name'; $manager->email = '_@.com'; $manager->password = bcrypt('123456'); $manager->save(); $manager->roles()->attach($role_manager); }
}

Giải thích: Laravel hỗ trợ chúng ta đến tận chân răng ?. Để thêm một quyền cho 1 user ta sử dụng hàm attach. Còn nếu muốn xóa đi 1 quyền nào đó thì các bạn sử dụng hàm detach($role_id) nhé, phần này quan trọng nên các bạn chú ý 2 hàm này để tự áp dụng tùy hoàn cảnh nhé

Sau đó ta vào DatabaseSeeder sửa lại như sau:

<?php use Illuminate\Database\Seeder; class DatabaseSeeder extends Seeder
{ /** * Seed the application's database. * * @return void */ public function run() { // $this->call(UsersTableSeeder::class); // Role comes before User seeder here. $this->call(RoleTableSeeder::class); // User seeder will use the roles above created. $this->call(UserTableSeeder::class); }
}

Còn một chút nữa thôi ^^

Ta mở model User.php thêm vào 3 phương thức sau để có thể dùng để kiểm tra quyền của user sau này:

/**
* @param string|array $roles
*/
public function authorizeRoles($roles)
{ if (is_array($roles)) { return $this->hasAnyRole($roles) || abort(401, 'This action is unauthorized.'); } return $this->hasRole($roles) || abort(401, 'This action is unauthorized.');
}
/**
* Check multiple roles
* @param array $roles
*/
public function hasAnyRole($roles)
{ return null !== $this->roles()->whereIn(‘name’, $roles)->first();
}
/**
* Check one role
* @param string $role
*/
public function hasRole($role)
{ return null !== $this->roles()->where(‘name’, $role)->first();
}

Giải thích:

  • hasRole: phương thức này để check nếu như người dùng có 1 quyền nào đó, tham số nhận vào string
  • hasAnyRole: check nếu người dùng có một trong các quyền, tham số nhận vào array
  • authorizeRoles: check nếu người dùng không thoả mãn quyền thì bắn ra exception, dùng cách này sau này ta sẽ render ra trang thông báo lỗi cho người dùng, tham số nhận vào array hoặc string

Sau đó các bạn mở app/Http/Controllers/Auth/RegisterRegisterController.php, sửa lại một chút như sau để khi người dùng đăng kí ta set giá trị mặc định của quyền cho user:

use App\Role; ... protected function create(array $data)
{ $user = User::create([ 'name' => $data['name'], 'email' => $data['email'], 'password' => bcrypt($data['password']), ]); $user ->roles() ->attach(Role::where('name', 'employee')->first()); return $user;
}

Testing

Phù... còn bước cuối cùng để test nữa thôi. Ta mở routes/web.php để yêu cầu đăng nhập khi truy cập:

Route::get('/', function () { return view('welcome');
})->middleware('auth'); Route::get('/home', '_@.com')->name('home');

Tiếp theo ta mở HomeController để check quyền nếu user muốn truy cập vào route /home:

<?php namespace App\Http\Controllers; use Illuminate\Http\Request; class HomeController extends Controller
{ /** * Create a new controller instance. * * @return void */ public function __construct() { $this->middleware('auth'); } /** * Show the application dashboard. * * @return \Illuminate\Http\Response */ public function index(Request $request) { $request->user()->authorizeRoles(['employee', 'admin']); return view('home'); }
}

Ổn rồi đó, bây giờ ta bắt đầu tạo DB và seed dữ liệu nhé. Chú ý nhớ trước đó tự tạo db sẵn và sửa lại file .env nha các bạn(bước này đơn giản các bạn tự làm nhé, nếu có gì thắc mắc comment cho mình nhé):

php artisan migrate:fresh --seed

Bây giờ thử truy cập vào http://localhost:8000/, ta sẽ nhận được yêu cầu đăng nhập, ta thử đăng nhập bằng tài khoản saler nhé:

Sau đó ta sẽ được redirect đến trang User, giờ các bạn thử truy cập route /home sẽ bị lỗi như sau: Laravel_401 Trông có vẻ ok đấy nhỉ, nhưng thế này nhìn không được thân thiện người dùng lắm. Giờ ta sẽ tạo một trang để hiện thị thông tin khi có lỗi xảy ra cho đẹp hơn nhé. Laravel hỗ trợ chúng ta cách làm rất đơn giản.

Các bạn mở resources/view tạo folder errors, sau đó tạo 1 file blade tên giống mã lỗi mà ta trả về (ở đây là 401), nên ta sẽ tạo file 401.blade.php nhé:

<!DOCTYPE html>
<html>
<head> <meta charset="utf-8"> <meta http-equiv="X-UA-Compatible" content="IE=edge"> <meta name="viewport" content="width=device-width, initial-scale=1"> <title>Laravel</title> <!-- Fonts --> <link href="https://fonts.googleapis.com/css?family=Raleway:100,600" rel="stylesheet" type="text/css"> <style> html, body { background-color: #fff; color: #636b6f; font-family: 'Raleway', sans-serif; font-weight: 100; height: 100vh; margin: 0; } .full-height { height: 100vh; } .flex-center { align-items: center; display: flex; justify-content: center; } .content { text-align: center; } .title { font-size: 84px; text-align: center; } .m-b-md { margin-bottom: 30px; } </style>
</head>
<body> <div class="title m-b-md flex-center full-height"> Action unauthorized! </div>
</body>
</html>

Âu câyyyy ?. Thử load lại trang cũ và ta sẽ thấy như sau: Laravel_unauthorized Từ đó các bạn có thể tuỳ chỉnh in ra thông tin gì tuỳ ý ?

Các bạn đọc đến đây là đã hiểu được cách phân quyền như thế nào rồi đó ?. Nếu muốn biết thêm cách tạo view CRUD phân quyền cho user sử dụng VueJS thì xem tiếp phần dưới nhé ?

View CRUD User và phân quyền bằng VueJS

Đầu tiên ta tạo UserController với option resource như sau:

php artisan make:controller UserController --resource

Sau đó ta mở routes/web.php và sửa lại:

Route::get('/', function () { return view('welcome');
})->middleware('auth'); Route::get('/home', '_@.com')->name('home'); Route::resource('users', 'UserController'); Route::get('/getCurrentUser', function() { return Auth::user()->load('roles');
}); Route::match(['get', 'post'], '/logout', 'Auth\_@.com')->name('logout');

Giải thích: ở đây mình có thêm vào một số route như sau:

  • Route::resource('users'...): dùng để CRUD user
  • /getCurrentUser: để lấy thông tin về user hiện tại đang login, mình lấy kèm theo danh sách quyền của user đó
  • /logout: ở đây khi chỉ cần bắt được request với method là get hoặc post thì mình sẽ đều cho user logout ra khỏi app Tiếp theo ta quay lại component User.vue mà ta tạo từ đầu bài và sửa lại như sau:
<template> <div class="user-management"> <nav class="navbar navbar-default navbar-static-top"> <div class="container"> <div class="navbar-header"> <!-- Collapsed Hamburger --> <button type="button" class="navbar-toggle collapsed" data-toggle="collapse" data-target="#app-navbar-collapse" aria-expanded="false"> <span class="sr-only">Toggle Navigation</span> <span class="icon-bar"></span> <span class="icon-bar"></span> <span class="icon-bar"></span> </button> <!-- Branding Image --> <a class="navbar-brand" href="/"> Laravel </a> </div> <div class="collapse navbar-collapse" id="app-navbar-collapse"> <!-- Left Side Of Navbar --> <ul class="nav navbar-nav"> &nbsp; </ul> <!-- Right Side Of Navbar --> <ul class="nav navbar-nav navbar-right"> <li class="dropdown"> <a href="#" class="dropdown-toggle" data-toggle="dropdown" role="button" aria-expanded="false" aria-haspopup="true"> {{ currentUser.name }} <span class="caret"></span> </a> <ul class="dropdown-menu"> <li> <a href="/logout">Logout</a> </li> </ul> </li> </ul> </div> </div> </nav> </div>
</template> <script> export default { data() { return { currentUser: {} } }, created() { this.getCurrentUser() }, methods: { getCurrentUser() { axios.get('/getCurrentUser') .then(response => { this.currentUser = response.data }) .catch(error => { console.log(error) }) } } }
</script> <style lang="scss" scoped>
</style>

Ở component trên mình đơn giản là code phần giao diện, tạo một method lấy thông tin user hiện tại đang login, sau đó hiển thị ra.

Thử load lại trang xem sao nhé các bạn ?:

Lấy danh sách user

Ta làm như sau:

<template> <div class="user-management"> <!-- ...Navbar --> <div class="list_user table-responsive container"> <table class="table table-hover"> <thead> <tr> <td>ID</td> <td>Name</td> <td>Email</td> <td>Role</td> <td>Action</td> </tr> </thead> <tbody v-if="list_users.length"> <tr v-for="user in list_users"> <td>{{ user.id }}</td> <td>{{ user.name }}</td> <td>{{ user.email }}</td> <td> <span v-for="role in user.roles"> {{ role.name }}, </span> </td> <td> <button class="btn btn-success"> Edit </button> <button class="btn btn-danger">Delete</button> </td> </tr> </tbody> </table> </div> </div>
</template> <script> export default { data() { return { currentUser: {}, list_users: [] } }, created() { this.getCurrentUser() this.getListUsers() }, methods: { getCurrentUser() { axios.get('/getCurrentUser') .then(response => { this.currentUser = response.data }) .catch(error => { console.log(error) }) }, getListUsers() { axios.get('/users') .then(response => { this.list_users = response.data this.list_users.forEach(user => { Vue.set(user, 'isEdit', false) }) }) .catch(error => { console.log(error) }) }, } }
</script> <style lang="scss" scoped>
</style>

Giải thích:

  • Phần code Navbar mình comment lại và không thêm vào đây vì đã có ở phần trước ?
  • Ta có một method getListUsers lấy về danh sách user và gán vào list_users
  • Sau khi lấy được danh sách user mình thêm cho mỗi user 1 trường là isEdit (để sau này click edit sẽ xổ ra form sửa ngay tại table) bằng cách sử dụng Vue.set, mục đích là muốn isEdit là reactive data(khi thay đổi thì DOM sẽ re-render), nếu các bạn chỉ viết là user.isEdit = false thì DOM sẽ không render lại khi isEdit thay đổi(cần phải gọi hàm $forceUpdate). Chi tiết các bạn xem ở bài post này của mình nhé
  • Phần code template bên trên mình tạo một table để hiển thị thông tin user Bây giờ ta quay lại app/Http/Controllers/UserController và sửa hàm index như sau:
use App\User;
use App\Role;
... /** * Display a listing of the resource. * * @return \Illuminate\Http\Response */ public function index() { $users = User::get()->load('roles'); return $users; } ...

Ổn rồi đó, giờ thử load lại trang các bạn sẽ thấy ta đã lấy được danh sách user. Nhưng ta sẽ chỉ muốn là chỉ admin mới được sửa hoặc xoá user. Khi đó ta kiểm tra user có phải admin bằng cách như sau:

checkIsAdmin() { if(this.currentUser.roles) { let check = false this.currentUser.roles.forEach(role => { if(role.name === 'admin') { check = true } }) return check }
}

Ở phần `table ta sửa như sau:

<td v-if="checkIsAdmin">Action</td> ... <td v-if="checkIsAdmin"> <button class="btn btn-success"> Edit </button> <button class="btn btn-danger">Delete</button>
</td>

Tạo mới user

Ta thêm phần tạo user như sau, phần này cũng chỉ admin làm được nên ta sẽ có đoạn v-if kiểm tra user có quyền admin không nhé:

<template> <div class="user-management"> <!-- Navbar --> <div class="create-user container" v-if="checkIsAdmin"> <div class="row"> <div class="col-md-3"> <input type="text" v-model="userCreate.name" class="form-control" placeholder="Name..."> </div> <div class="col-md-3"> <input type="email" v-model="userCreate.email" class="form-control" placeholder="User email..."> </div> <div class="col-md-3"> <select class="form-control" v-model="userCreate.role"> <option value="employee">Employee</option> <option value="saler">Saler</option> <option value="admin">Admin</option> </select> </div> <div class="col-md-3"> <button class="btn btn-primary" @click="createUser">Create</button> </div> </div> </div> <!-- Table User --> </div>
</template>

Sau đó ở trong data ta sửa lại như sau:

data() { return { userCreate: { name: '', email: '', role: 'employee' }, currentUser: {}, list_users: [] }
},

Tiếp theo ta thêm hàm để gửi thông tin user sang backend:

createUser() { axios.post('/users', {user: this.userCreate}) .then(response => { console.log(response) this.userCreate = {} this.getListUsers() }) .catch(error => { console.log(error) })
}

Cuối cùng ta quay trở lại UserController.php sửa hàm store như sau (mặc định khi tạo mới user sẽ có mật khẩu là 123456):

public function store(Request $request)
{ $data = $request->input('user'); $user = new User(); $user->name = $data['name']; $user->email = $data['email']; $user->password = bcrypt('123456'); $role = Role::where('name', $data['role'])->first(); $user->save(); $user->roles()->attach($role); return response('success');
}

Sau đó các bạn thử load lại trang và tự test để xem kết quả nhé.

Kết luận

Phù... Thực sự mình muốn làm cả phần edit và delete user nhưng viết bài dài trên Viblo là bị giật tưng bừng dù cho cấu hình máy mình cũng không đến nỗi tệ, công nghệ đầy đủ ?, các bạn có thể tự thực hành và để lại comment bên dưới nếu có thắc mắc nhé.

Qua bài này các bạn đã có thể thấy được cách phân quyền trong Laravel như thế nào, từ đó áp dụng cho các mục tiêu tuỳ ý nhé.

Ở một bài khác mình sẽ hướng dẫn các bạn cách sử dụng Laravel Passport dùng để authenticate ở mức chi tiết và mạnh mẽ hơn nhé.

Toàn bộ code các bạn có thể xem ở đây (bao gồm code từ đầu series đến giờ) nhé.

Cám ơn các bạn đã theo dõi, có gì thắc mắc để lại dưới comment cho mình nhé ^^!

Bình luận

Bài viết tương tự

- vừa được xem lúc

Giới thiệu Typescript - Sự khác nhau giữa Typescript và Javascript

Typescript là gì. TypeScript là một ngôn ngữ giúp cung cấp quy mô lớn hơn so với JavaScript.

0 0 525

- vừa được xem lúc

Cài đặt WSL / WSL2 trên Windows 10 để code như trên Ubuntu

Sau vài ba năm mình chuyển qua code trên Ubuntu thì thật không thể phủ nhận rằng mình đã yêu em nó. Cá nhân mình sử dụng Ubuntu để code web thì thật là tuyệt vời.

0 0 396

- vừa được xem lúc

Đặt tên commit message sao cho "tình nghĩa anh em chắc chắn bền lâu"????

. Lời mở đầu. .

1 1 737

- vừa được xem lúc

Tìm hiểu về Resource Controller trong Laravel

Giới thiệu. Trong laravel, việc sử dụng các route post, get, group để gọi đến 1 action của Controller đã là quá quen đối với các bạn sử dụng framework này.

0 0 358

- vừa được xem lúc

Phân quyền đơn giản với package Laravel permission

Như các bạn đã biết, phân quyền trong một ứng dụng là một phần không thể thiếu trong việc phát triển phần mềm, dù đó là ứng dụng web hay là mobile. Vậy nên, hôm nay mình sẽ giới thiệu một package có thể giúp các bạn phân quyền nhanh và đơn giản trong một website được viết bằng PHP với framework là L

0 0 449

- vừa được xem lúc

Bạn đã biết các tips này khi làm việc với chuỗi trong JavaScript chưa ?

Hi xin chào các bạn, tiếp tục chuỗi chủ đề về cái thằng JavaScript này, hôm nay mình sẽ giới thiệu cho các bạn một số thủ thuật hay ho khi làm việc với chuỗi trong JavaScript có thể bạn đã hoặc chưa từng dùng. Cụ thể như nào thì hãy cùng mình tìm hiểu trong bài viết này nhé (go).

0 0 433