- vừa được xem lúc

Base64 - Những điều bạn cần biết

0 0 29

Người đăng: Quách Đại Phúc

Theo Viblo Asia

Chào mọi người, trong bài viết hôm nay mình xin cố gắng đi sâu vào một khái niệm mà có lẽ tất cả chúng ta đã từng gặp và sử dụng khá nhiều trong công việc đặc biệt là trong các thao tác với files và ảnh. Đó là khái niệm base64 hay thường được gọi đầy đủ là base64 encoding có thể nhiều khi bạn cũng từng thắc mắc là làm sao chúng ta có thể upload một file ảnh, làm sao để lưu được một ảnh vào trong database thay vì chỉ lưu đường dẫn của ảnh đó. Đôi khi cố gắng tìm hiểu một thứ gì đó cũ cũ cũng khá là thú vị ?

1. Khái niệm

base64 là phương thức convert dạng mã hóa 2 chiều từ binary sang string để có thể gửi đi được trong network một cách dễ dàng. Các binary lúc này sẽ được thể hiện bằng các ký tự mã ASCII .

Sự ra đời của base64 bắt nguồn từ việc mong muốn gửi một ảnh quả Email dùng chuẩn SMPT, tuy nhiên chuẩn SMTP chỉ cho phép chuyển các ký tự ASCII dùng 7 bit có giá trị từ 0- 127. Nhưng một tệp nhị phân bao gồm các byte có giá trị 0-255 vậy trước tiên chúng ta cần convert nó để có thể sử dụng được SMTP.

Rõ ràng mã ASCII có 128 giá trị nhưng tại sao lại là base64 mà không phải base128, đơn giản là vì không phải 128 mã ASCII đều có thể được sử dụng. Ví dụ CR/LF tương ứng là 13 và 10 trong mã ASCII được sử dụng để biểu thị việc kết thúc dòng trong SMTP cho nên việc sử dụng cặp ký tự này là không cần thiết và còn nhiều cặp tương tự như vậy nên thay vì sử dụng 128 (7bits) chúng ta sẽ sử dụng 64 (6 bits) để thể hiện dữ liệu.

2. Base64 hoạt động như thế nào?

Để hiểu hơn và khái niệm base64 mà không phải base69 chúng ta cùng xem ví dụ sau để hiểu rõ hơn về cơ chế convert dữ liệu từ binary sang string như thế nào.

Quá trình thực hiện theo 4 bước.

  1. Dữ liệu nhị phân được sắp xếp theo từng khối 24 bit (3 byte) liên tục.
  2. Mỗi đoạn 24 bit được nhóm thành bốn phần 6 bit mỗi phần.
  3. Mỗi nhóm 6 bit được chuyển đổi thành các giá trị ký tự Base64 tương ứng của chúng. Mã hóa Base64 chuyển đổi ba octet thành bốn ký tự được mã hóa. (mỗi octet có 8bits dữ liệu)
  4. Người nhận sẽ phải đảo ngược quá trình này để khôi phục thông điệp ban đầu

Thật thú vị là các ký tự giống nhau sẽ được mã hóa khác nhau, tùy thuộc vào vị trí của chúng trong 3 octet để tạo ra 4 ký tự.

Và một image sau khi bị base64 sẽ kiểu như vậy

TWFuIGlzIGRpc3Rpbmd1aXNoZWQsIG5vdCBvbmx5IGJ5IGhpcyByZWFzb24sIGJ1dCBieSB0aGlz IHNpbmd1bGFyIHBhc3Npb24gZnJvbSBvdGhlciBhbmltYWxzLCB3aGljaCBpcyBhIGx1c3Qgb2Yg dGhlIG1pbmQsIHRoYXQgYnkgYSBwZXJzZXZlcmFuY2Ugb2YgZGVsaWdodCBpbiB0aGUgY29udGlu dWVkIGFuZCBpbmRlZmF0aWdhYmxlIGdlbmVyYXRpb24gb2Yga25vd2xlZGdlLCBleGNlZWRzIHRo ZSBzaG9ydCB2ZWhlbWVuY2Ugb2YgYW55IGNhcm5hbCBwbGVhc3VyZS4=

Các bạn thấy quen chứ ? ?

3 octet lại tạo ra 4 ký tự

Bảng mã convert base64 [a-zA-Z0-9+/]

Cùng xem qua ví dụ sau để hiểu rõ hơn về cách convert của base64 nhé. Giả sử chúng ta có string là: rav

Binary tương ứng của string trên là : 01110010 01100001 01110110

Bước đầu tiên là chúng ta chia 3 octet trên thành nhóm 6 bít

Binary 011100 100110 000101 110110

Từ đó số thập phân tưng ứng với 4 nhóm mới sẽ là : 28 38 5 54

Từ bảng trên chúng ta sẽ có được chuỗi ký tự sau khi mã hóa tương ứng như sau:

28 = c

38 = m

5 = F

54 = 2

Vì thế rav sau khi qua base64 sẽ thành cmF2

Nhưng điều gì sẽ sảy ra nếu số byte không chia hết cho 3, ví dụ 4 byte thì chúng ta sẽ có tất cả 4x8=32 bits. Sau khi chia làm từng nhóm 6 bits chúng ta sẽ được 5 nhóm và còn thiếu 4 bit để đủ 1 nhóm.

Ví dụ với string : rave

Binary - 01110010 01100001 01110110 01100101

3 byte đầu tiên của chúng tôi mã hóa giống nhau. Nhưng 8 bit cuối cùng không phân chia hết. Vì vậy, để mã hóa trong base64 chúng ta thực cần 12 bit. Các bit còn lại được đệm bằng số không. Cái kết như sau :

Binary 01110010 01100001 01110110 01100101 011001 010000

Decimal 25 16

Base64 Z Q

Nhưng dù thêm hay bớt, có vay có trả chúng ta vẫn thiếu 2 ký tự, cho nên kết thúc chuỗi mã hóa chúng ta phải có ký tự đệm cho nó. trong MIME RFC ký tự đệm là =

Kết quả sau khi mã hóa base64 chúng ta được : cmF2ZQ==

Cuối cùng chúng ta có thể thấy cứ 3 byte lại bị mã hóa thành 4 ký tự cho nên việc gửi mail hoặc gửi ảnh bị giới hạn dung lượng cũng vì lẽ đó, hoặc chúng ta không nên lưu trực tiếp base64 vào database cho dù điều đó là có thể.

3. Kết luận

Trên đây là một số tìm hiểu của mình về base64 và còn khá nhiều kiến thức xoay quanh nó mà mình chưa ngâm cứu hết được. Hy vọng thông qua bài viết này các bạn đã phần nào hiểu được thứ mà vẫn chung chăn gối với mình bấy lâu nay. Mọi kiến thức đều là đi nhặt lượm nên chỗ nào nhặt chưa sạch thì cũng mong các bạn thông cảm. Cảm ơn các bạn đã đón đọc ?

4. Tài liệu tham khảo

https://en.wikipedia.org/wiki/Base64

https://www.quora.com/Why-do-we-use-Base64

Bình luận

Bài viết tương tự

- vừa được xem lúc

Giới thiệu Typescript - Sự khác nhau giữa Typescript và Javascript

Typescript là gì. TypeScript là một ngôn ngữ giúp cung cấp quy mô lớn hơn so với JavaScript.

0 0 496

- vừa được xem lúc

Cài đặt WSL / WSL2 trên Windows 10 để code như trên Ubuntu

Sau vài ba năm mình chuyển qua code trên Ubuntu thì thật không thể phủ nhận rằng mình đã yêu em nó. Cá nhân mình sử dụng Ubuntu để code web thì thật là tuyệt vời.

0 0 373

- vừa được xem lúc

Đặt tên commit message sao cho "tình nghĩa anh em chắc chắn bền lâu"????

. Lời mở đầu. .

1 1 689

- vừa được xem lúc

Tìm hiểu về Resource Controller trong Laravel

Giới thiệu. Trong laravel, việc sử dụng các route post, get, group để gọi đến 1 action của Controller đã là quá quen đối với các bạn sử dụng framework này.

0 0 334

- vừa được xem lúc

Phân quyền đơn giản với package Laravel permission

Như các bạn đã biết, phân quyền trong một ứng dụng là một phần không thể thiếu trong việc phát triển phần mềm, dù đó là ứng dụng web hay là mobile. Vậy nên, hôm nay mình sẽ giới thiệu một package có thể giúp các bạn phân quyền nhanh và đơn giản trong một website được viết bằng PHP với framework là L

0 0 417

- vừa được xem lúc

Bạn đã biết các tips này khi làm việc với chuỗi trong JavaScript chưa ?

Hi xin chào các bạn, tiếp tục chuỗi chủ đề về cái thằng JavaScript này, hôm nay mình sẽ giới thiệu cho các bạn một số thủ thuật hay ho khi làm việc với chuỗi trong JavaScript có thể bạn đã hoặc chưa từng dùng. Cụ thể như nào thì hãy cùng mình tìm hiểu trong bài viết này nhé (go).

0 0 413