- vừa được xem lúc

Bắt đầu với ReactJS

0 0 23

Người đăng: Tài Trí Võ

Theo Viblo Asia

Gần đây thì rất nhiều đang nhắc đến và chuyển qua sử dụng React - mã nguồn mở được tạo ra bởi Facebook, hiện tại thì có rất nhiều ông lớn về công nghệ đang sử dụng như : Dropbox, AirBnB, PayPal hay là Netflix ... - những cái đủ lớn để nói lên mức độ tin cậy và sức hấp dẫn của React. Không chịu ngồi ngoài, mình cũng đang bắt đầu tìm hiểu và sử dụng React với Rails 😄.

Song song với đó, mình sẽ cố gắng đăng một số bài viết và hi vọng sẽ giúp được chút gì đó cho những bạn đọc cũng đang bắt đầu làm quen với React như mình. Đây là bài viết khởi đầu.

Giới thiệu.

Có rất nhiều bài viết, tài liệu đã đề cập đến nên mình chỉ nhắc lại một số nét mà mình thấy là cơ bản nhất của React :

React is a declarative, efficient, and flexible JavaScript library for building user interfaces.

Component-Based

Với một ứng dụng React thì mọi thứ đều được cấu tạo bởi các component. Đây cũng là phần khá hay ho, mình sẽ tìm hiểu và trình bày cụ thể hơn sau.

React uses an in-memory, lightweight representation of the DOM called “virtual DOM.”

=> Việc sử dụng "DOM ảo" thì nhanh và hiệu quả hơn nhiều so với việc dùng "DOM thật". Cái này mình sẽ tìm hiểu và đề cập vào những bài viết sau nhé 😄.

  • React không phải là một framework hoàn chình mà đơn thuần phục vụ cho tầngchỉ phục View (trong mô hình MVC).
  • Luồng dữ liệu trong React là luồng giữ liệu một chiều từ cha xuống con.

Có 2 tham số cơ bản nhất được dùng để truyền tải dữ liệu trong React là propsstate, khác biệt ở 2 tham số này là :

  • props là tham số mà bản thân mỗi component không thể tự sinh ra mà sẽ được truyền vào từ các component cha, và nó cũng không thay đổi được trong quá trình truyền tải.
  • state lại là tham số được sinh ra trong nội tại của từng component và có thể thay đổi được trong quá trình truyền tải.

Tuy nhiên, nếu được sử dụng để truyền tải xuống các component con bên dưới thì props với state không có sự khác biệt.

Cấu trúc của một ứng dụng React.

Một ứng dụng React đơn giản có cấu trúc rất đơn giản như hình bên trên, trong đó có :

  • Folder source hoặc là app, src (hoặc có thể là bất kỳ tên gì mà bạn có thể khai báo trong file webpack.config.js) - chứa tất cả module JavaScript.
  • File index.html - file html đơn giản để load JavaScript và cung cấp một vài thẻ div.
  • File package.json - là một file npm tiêu chuẩn, nó chứa tất cả thông tin về dự án như: name, description, author...
  • Một file công cụ đóng gói hoặc xây dựng module (thường là webpack.config.js).

Cài đặt.

Sau đây mình xin trình bày 2 cách đơn giản nhất để tạo ra một ứng dụng React có tên là your-app-name.

1. Cài đặt tự động với npm.

Cách tốt nhất là bạn nên sử dụng create-react-app để cài đặt. Nó đã bao gồm việc cài đặt một số thư viện cần thiết như webpack, babel, .... Công việc của bạn rất đơn giản là mở terminal lên và chạy một số dòng lệnh sau :

npm install -g create-react-app
create-react-app your-app-name
cd your-app-name
npm start

Sau khi hoàn tất thì bạn hãy vào localhost:3000 để xem kết quả nhé.

2. Cài đặt thủ công.

Việc cài đặt thủ công thì phức tạp hơn một chút, vì bạn sẽ phải chỉ định những thư viện nào là cần thiết cài đặt cho ứng dụng của mình. Tuy nhiên nó cũng không quá phức tạp với những người mới bắt đầu như mình đâu. Chúng ta làm như sau :

  • Tạo thư mục dự án :
mkdir your-app-name
cd your-app-name
  • Tạo mới một file index.html đơn giản.
<!DOCTYPE html>
<html> <head> <title>First React Component</title> </head> <body> <div id="root"></div> <script type="text/javascript" src="bundle.js"></script> </body>
</html>
  • Tạo mới file package.json bằng cách chạy câu lệnh npm init, và vào khai báo một số thông tin cơ bản về dự án trong file này.
{ "name": "your-app-name", "version": "X.X.X", "description": "Your app description", "author": "You", "devDependencies": { "babel-core": "^5.8.*", "babel-loader": "^5.3.*", "webpack": "^1.12.*", "webpack-dev-server": "^1.10.*" }, "dependencies": { "react": "^0.13.*" } }
  • Chạy lệnh npm install, sau khi chạy xong thì sẽ sinh ra một thư mục node_modules chứa tất cả các thư viện đã được cài đặt.

  • Tiếp theo là tiến hành cấu hình webpack trong file webpack.config.js.

 module.exports = { entry: [ "./source/app.js" ], output: { path: __dirname, filename: "bundle.js" }, module: { loaders: [{ test: /\.jsx?$/, loader: "babel" }] }
};
  • Bước cuối cùng, hãy tạo một file source/app.js (đã được khai báo trong key entry của file webpack.config.js ở trên) để bắt đầu.
import React from "react"; class Hello extends React.Component { render() { return ( <h1>Hello World</h1> ); }
} // Render class Hello ở trên vào vị trí có id là root đã được khai báo trong file index.html
React.render(<Hello />, document.getElementById("root"));

Đến đây thì ứng dụng React của bạn đã hoàn thành, chỉ cần bật server lên nữa là chạy thôi (mình sẽ đi vào cụ thể hơn về code trong những bài viết sau nhé 😄).

Bạn có thể chạy server lên bằng lệnh node_modules/.bin/webpack-dev-server --progress. Tuy nhiên để tránh việc cứ phải gõ đi gõ lại một câu lệnh dài thế này mỗi khi muốn bật server, bạn nên thêm scripts vào file package.json như sau :

"scripts": { "start": "node_modules/.bin/webpack-dev-server --progress"
}

Từ nay, mỗi khi cần bật server lên thì bạn chỉ cần chạy lệnh npm start và xem kết quả thôi. Done!

React DeveloperTools.

Mình sử dụng Chrome, và để làm việc với React hiệu quả hơn thông qua việc inspect từng thành phần, bạn nên cài đặt thêm extension React DeveloperTools. Khi cài đặt xong thì nó sẽ có một khung React như thế này khi bạn inspect trang web.

Nếu dùng FireFox thì bạn cũng có thể cài đặt add-on React DeveloperTools (chỉ hỗ trợ FireFox v38 trở lên).

Tham khảo.

Kết.

Hi vọng bài viết này sẽ giúp các bạn cài đặt và bắt đầu tạo cho mình một dự án đơn giản. Phải nói là React rất hay ho, hãy cùng tìm hiểu thêm để có thể hiểu và sử dụng nó. Tuy hiện tại thì cộng đồng sử dụng cũng như tài liệu chưa nhiều, nhưng việc rất nhiều ông lớn làng công nghệ đang lựa chọn để sử dụng đã một phần nào chứng minh được giá trị mà React mang lại.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!

tribeo

Bình luận

Bài viết tương tự

- vừa được xem lúc

Giới thiệu Typescript - Sự khác nhau giữa Typescript và Javascript

Typescript là gì. TypeScript là một ngôn ngữ giúp cung cấp quy mô lớn hơn so với JavaScript.

0 0 528

- vừa được xem lúc

Cài đặt WSL / WSL2 trên Windows 10 để code như trên Ubuntu

Sau vài ba năm mình chuyển qua code trên Ubuntu thì thật không thể phủ nhận rằng mình đã yêu em nó. Cá nhân mình sử dụng Ubuntu để code web thì thật là tuyệt vời.

1 1 522

- vừa được xem lúc

Đặt tên commit message sao cho "tình nghĩa anh em chắc chắn bền lâu"????

. Lời mở đầu. .

1 2 908

- vừa được xem lúc

Tìm hiểu về Resource Controller trong Laravel

Giới thiệu. Trong laravel, việc sử dụng các route post, get, group để gọi đến 1 action của Controller đã là quá quen đối với các bạn sử dụng framework này.

0 0 417

- vừa được xem lúc

Phân quyền đơn giản với package Laravel permission

Như các bạn đã biết, phân quyền trong một ứng dụng là một phần không thể thiếu trong việc phát triển phần mềm, dù đó là ứng dụng web hay là mobile. Vậy nên, hôm nay mình sẽ giới thiệu một package có thể giúp các bạn phân quyền nhanh và đơn giản trong một website được viết bằng PHP với framework là L

0 0 505

- vừa được xem lúc

Bạn đã biết các tips này khi làm việc với chuỗi trong JavaScript chưa ?

Hi xin chào các bạn, tiếp tục chuỗi chủ đề về cái thằng JavaScript này, hôm nay mình sẽ giới thiệu cho các bạn một số thủ thuật hay ho khi làm việc với chuỗi trong JavaScript có thể bạn đã hoặc chưa từng dùng. Cụ thể như nào thì hãy cùng mình tìm hiểu trong bài viết này nhé (go).

0 0 437