- vừa được xem lúc

Blog#51: Design Patterns: Strategy Pattern trong TypeScript 😊 (Series: Bón hành TypeScript - PHẦN 1)

0 0 30

Người đăng: NGUYỄN ANH TUẤN

Theo Viblo Asia

Mình là TUẤN hiện đang là một Full-stack Developer tại Tokyo 😊. Nếu bạn thấy Blog này hay xin hãy cho mình một like và đăng ký để ủng hộ mình nhé 😉.

Cách sử dụng Strategy Pattern bằng TypeScript để giải quyết các vấn đề thực tế trong các project web.

Chào mừng bạn đến với loạt bài Design Patterns trong TypeScript, loạt bài này mình sẽ giới thiệu một số Design Patterns hữu ích trong phát triển web bằng TypeScript.

Các Design Patterns rất quan trọng đối với các web developer và chúng ta có thể code tốt hơn bằng cách thành thạo chúng. Trong bài viết này, mình sẽ sử dụng TypeScript để giới thiệu Strategy Pattern .

Strategy Pattern

Đăng ký và Đăng nhập là các tính năng quan trọng trong các ứng dụng web. Khi đăng ký một ứng dụng web, cách phổ biến hơn để đăng ký là sử dụng account/password, email hoặc số điện thoại di động... Khi bạn đã đăng ký thành công, bạn có thể sử dụng hàm tương ứng để Login.

function login(mode) { if (mode === "account") { loginWithPassword(); } else if (mode === "email") { loginWithEmail(); } else if (mode === "mobile") { loginWithMobile(); }
}

Khi ứng dụng web cần hỗ trợ các hàm Login khác, ví dụ: ngoài hàm Login email, trang Login còn hỗ trợ các tính năng Login của nền tảng bên thứ ba như Google, Facebook, Apple và Twitter.

Vậy để hỗ trợ thêm các phương thức hàm Login của bên thứ ba, chúng ta cần sửa đổi function login trước đó:

function login(mode) { if (mode === "account") { loginWithPassword(); } else if (mode === "email") { loginWithEmail(); } else if (mode === "mobile") { loginWithMobile(); } else if (mode === "google") { loginWithGoogle(); } else if (mode === "facebook") { loginWithFacebook(); } else if (mode === "apple") { loginWithApple(); } else if (mode === "twitter") { loginWithTwitter(); } }

Nhìn có vẻ không ổn chút nào nhở! Nếu sau này chúng ta tiếp tục thêm hoặc sửa đổi các phương thức Login, chúng ta sẽ thấy rằng function login này ngày càng trở nên khó maintenance hơn. Đối với vấn đề này, chúng ta có thể sử dụng Strategy Pattern để đóng gói các hàm Login khác nhau vào các strategy khác nhau.

Để hiểu rõ hơn về đoạn code sau, trước tiên chúng ta hãy xem sơ đồ UML tương ứng:

Trong hình trên, chúng ta xác định một Interface Strategy, sau đó implement hai strategy Login cho Twitteraccount/password dựa trên Interface này.

Interface strategy

interface Strategy { authenticate(args: any[]): boolean;
}

Strategy Twitter Class được triển khai từ Interface Strategy

class TwitterStrategy implements Strategy { authenticate(args: any[]) { const [token] = args; if (token !== "tw123") { console.error("Twitter account authentication failed!"); return false; } console.log("Twitter account authentication succeeded!"); return true; }
}

LocalStrategy class cũng được triển khai từ Interface Strategy

class LocalStrategy implements Strategy { authenticate(args: any[]) { const [username, password] = args; if (username !== "bytefer" || password !== "666") { console.log("Incorrect username or password!"); return false; } console.log("Account and password authentication succeeded!"); return true; }
}

Sau khi có các được triển khai từ Interface Strategy khác nhau, chúng ta định nghĩa một lớp Authenticator để chuyển đổi giữa các strategy Login khác nhau và thực hiện các thao tác authentication tương ứng.

Authenticator class

class Authenticator { strategies: Record<string, Strategy> = {}; use(name: string, strategy: Strategy) { this.strategies[name] = strategy; } authenticate(name: string, ...args: any) { if (!this.strategies[name]) { console.error("Authentication policy has not been set!"); return false; } return this.strategies[name].authenticate.apply(null, args); // authenticate.apply là cú pháp apply args của typescript }
}

authenticate.apply gọi hàm authenticate với giá trị this đã cho và các đối số được cung cấp dưới dạng một mảng (hoặc một đối tượng giống như mảng)

Sau đó, chúng ta có thể sử dụng các hàm Login khác nhau để đạt được authentication user theo các cách sau:

const auth = new Authenticator();
auth.use("twitter", new TwitterStrategy());
auth.use("local", new LocalStrategy());
function login(mode: string, ...args: any) { return auth.authenticate(mode, args);
}
login("twitter", "123");
login("local", "bytefer", "666");

Khi bạn chạy thành công đoạn code trên, output tương ứng được hiển thị trong hình sau:

Strategy Pattern ngoài việc sử dụng cho trường hợp authentication Login cũng có thể được sử dụng trong nhiều kịch bản khác nhau (Ví dụ như: form validation). Nó cũng có thể được sử dụng để tối ưu hóa các vấn đề với quá nhiều nhánh if/else.

Nếu bạn sử dụng Node.js để phát triển các authentication service, thì thông thương các bạn sẽ sử dụng thư viện passport.js này đúng ko. Nếu các bạn đã từng sử dụng thư viện/Mô-đun Passport.js này nhưng ko biết cách nó hoạt động ra sao, thì Strategy Pattern sẽ giúp bạn hiểu về nó hơn. Dùng một thứ mình hiểu vẫn tốt hơn là dùng mà ko hiểu đúng ko. Ahihi

Mô-đun passport.js này rất mạnh mẽ và hiện hỗ trợ tới 538 strategy:

Một số tình huống mà bạn có thể suy nghĩ đến việc sử dụng Strategy Pattern:

  • Khi một hệ thống cần tự động chọn một trong số các thuật toán. Và mỗi thuật toán có thể được gói gọn trong một strategy.
  • Nhiều class chỉ khác nhau về hành vi và có thể sử dụng Strategy Pattern để tự động chọn hành vi cụ thể sẽ được thực thi trong thời gian chạy.

Roundup

Như mọi khi, mình hy vọng bạn thích bài viết này và học thêm được điều gì đó mới.

Cảm ơn và hẹn gặp lại các bạn trong những bài viết tiếp theo! 😍

Nếu bạn thấy Blog này hay xin hãy cho mình một like và đăng ký để ủng hộ mình nhé. Thank you.😉

Ref

Bình luận

Bài viết tương tự

- vừa được xem lúc

Giới thiệu Typescript - Sự khác nhau giữa Typescript và Javascript

Typescript là gì. TypeScript là một ngôn ngữ giúp cung cấp quy mô lớn hơn so với JavaScript.

0 0 528

- vừa được xem lúc

Type annotation vs Type Inference - Typescript

Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu kỹ về TypeScript bằng cách tìm hiểu sự khác biệt giữa kiểu chú thích và kiểu suy luận. Tôi sẽ cho rằng bạn có một số kinh nghiệm về JavaScript và biết về các kiểu cơ bản, như chuỗi, số và boolean.

0 0 45

- vừa được xem lúc

Type Annotation và Type Inference trong TypeScript là gì?

Khi làm việc với javascript chắc hẳn các bạn đã quá quen với việc dùng biến mà không cần phải quan tâm đến kiểu dữ liệu của nó là gì phải không? Đúng là mới đầu tiếp cận với Typescript mình cũng cảm thấy nó khá là phiền vì cần phải khai báo đủ type để nó chặt chẽ hơn. Lúc đó mình còn nghĩ: " JavaScr

0 0 37

- vừa được xem lúc

Tìm hiểu TypeScript và kiến thức cơ bản

TypeScript là gì. TypeScript sử dụng tất cả các tính năng của của ECMAScript 2015 (ES6) như classes, modules.

0 0 53

- vừa được xem lúc

TypeScript - P1: Vì sao TypeScript được yêu thích đến vậy?

Trải nghiệm thực tế. Trước khi là một Web Developer, tôi là một Mobile Developer và Java là thứ mà tôi từng theo đuổi.

0 1 69

- vừa được xem lúc

4 Tính năng rất hay từ TypeScript

Xin chào các bạn hôm nay mình xin chia sẽ những tính năng rất hay của TypeScript (TS), các bạn cùng tìm hiểu nhé. Ngoài việc set Type cho biến, tham số hay function thì ví dụ khi bạn nhìn vào một tham

0 0 96