- vừa được xem lúc

Cùng học Kotlin Coroutine, phần 8: Flow (part 1 of 3)

0 0 56

Người đăng: Nguyễn Thành Minh

Theo Viblo Asia

1. Giới thiệu Flow trong Kotlin Coroutine

Flow về cơ bản khá giống Sequences trong Kotlin nhưng khác ở chỗ Sequences xử lý đồng bộ còn Flow xử lý bất đồng bộ. Nếu bạn chưa biết về Sequences thì khái niệm này khiến bạn khá khó hiểu đúng hơm 😄. Vậy nên trước tiên mình sẽ nói đôi chút về CollectionsSequences trong Kotlin.

Collections vs Sequences vs Flow

Mình sẽ sử dụng Collections vs Sequences vs Flow cùng đưa ra lời giải cho một bài toán: Build hàm foo() in ra 3 số 1, 2, 3 có thời gian delay và đo thời gian thực hiện của hàm foo. Qua đó các bạn sẽ dễ thấy sự khác biệt giữa Collections vs Sequences vs Flow.

Bắt đầu với Collections, đại diện trong ví dụ này là List

suspend fun foo(): List<Int> { val list = mutableListOf<Int>() for (i in 1..3) { delay(1000) list.add(i) } return list
} fun main() = runBlocking { val time = measureTimeMillis { foo().forEach { value -> println(value) } } println(time)
}

Output (ảnh gif):

Còn đây là khi sử dụng Sequences

fun foo(): Sequence<Int> = sequence { // sequence builder for (i in 1..3) { Thread.sleep(1000) yield(i) }
} fun main() = runBlocking { val time = measureTimeMillis { foo().forEach { value -> println(value) } } println(time)
}

Output (ảnh gif):

Các bạn đã thấy sự khác nhau chưa 😄. 2 Output được in ra là giống nhau và thời gian thực hiện cũng bằng nhau, đều là 3 giây, nhưng khác ở chỗ thằng List nó đợi add xong cả 3 phần tử rồi mới in ra, còn trong ví dụ Sequence thì cứ mỗi giây thì có phần tử được yield và phần tử đó lập tức được in ra ngay mà không phải đợi yield xong cả 3 phần tử.

Còn đây là Flow:

fun foo(): Flow<Int> = flow { // flow builder for (i in 1..3) { delay(1000) emit(i) // emit next value }
} fun main() = runBlocking { // Collect the flow val a = measureTimeMillis { foo().collect { value -> println(value) } } println(a)
}

Output (ảnh gif):

Về cơ bản, Flow khá giống Sequence đúng không nào, thay vì sử dụng hàm yield thì Flow sử dụng hàm emit và nhận các giá trị qua hàm collect. Các bạn chưa cần phải hiểu các đoạn code ở trên về Flow vì mình sẽ giải thích ở phía dưới trong cùng bài viết này.

Ở đầu bài viết, mình có nói là: "Flow về cơ bản khá giống Sequences trong Kotlin nhưng khác ở chỗ Sequences xử lý đồng bộ còn Flow xử lý bất đồng bộ". Bây giờ chúng ta sẽ đi làm rõ sự khác nhau này nhé.

Flow vs Sequences

Sequence block main thread:

fun foo(): Sequence<Int> = sequence { // sequence builder for (i in 1..3) { Thread.sleep(1000) yield(i) // yield next value }
} fun main() = runBlocking { // Launch a concurrent coroutine to check if the main thread is blocked launch { println(Thread.currentThread().name) for (k in 1..3) { delay(1000) println("I'm blocked $k") } } val time = measureTimeMillis { foo().forEach { value -> println(value) } } println("$time s")
}

Output (ảnh gif):

Mình có launch một coroutine trên main thread để kiểm tra liệu main thread có bị block không. Mình có dùng Thread.currentThread().name để in ra chữ main để chắc chắn rằng coroutine chạy trên main thread. Các bạn chú ý là coroutine chạy trên main thread nhưng nó không block main thread nhé, đây là đặc điểm của coroutine mà mình đã giới thiệu ở phần 2. Do đó coroutine và hàm foo sẽ chạy song song. Và kết quả cho ta thấy rằng hàm foo chứa Sequence đã block main thread, vì vậy mà 3 dòng I'm blocked đã phải chờ Sequence in hết 3 giá trị ra trước rồi mới đến lượt nó được in ra.

Vậy khi sử dụng Flow thì sao:

fun foo(): Flow<Int> = flow { // flow builder for (i in 1..3) { delay(1000) emit(i) // emit next value }
} fun main() = runBlocking { // Launch a concurrent coroutine to check if the main thread is blocked launch { println(Thread.currentThread().name) for (k in 1..3) { delay(900) println("I'm not blocked $k") } } // Collect the flow val time = measureTimeMillis { foo().collect { value -> println(value) } } println("$time s")
}

Output (ảnh gif):

Tương tự đoạn code ví dụ Sequence, mình cũng launch một coroutine trên main thread để kiểm tra liệu main thread có bị block không. Và kết quả cho ta thấy rằng Flow không block main thread, bằng chứng là các số 1, 2, 3 được in ra song song với I'm not blocked.

Tóm lại: Sequence xử lý đồng bộ. Nó sử dụng Iterator và block main thead trong khi chờ đợi item tiếp theo được yield. Flow xử lý bất đồng bộ. Nó sử dụng một suspend function collect để không block main thread trong khi chờ đợi item tiếp theo được emit.

Flow

Bây giờ, mình sẽ giải thích các dòng code mà mình đã sử dụng để ví dụ về Flow:

  • Khối flow { } là một builder function giúp ta tạo ra 1 đối tượng Flow.
  • Code bên trong flow { ... } có thể suspend, điều này có nghĩa là chúng ta có thể gọi các suspend function trong khối flow { }. Vì vậy function foo() gọi khối flow { } không cần thiết phải là suspend function nữa.
  • Hàm emit dùng để emit các giá trị từ Flow. Hàm này là suspend function
  • Hàm collect dùng để get giá trị được emit từ hàm emit. Hàm này cũng là suspend function.

2. Flow là nguồn dữ liệu lạnh

Các Flow là các luồng lạnh (cold streams) tương tự như các Sequences. Điều đó có nghĩa là code bên trong flow { } sẽ không chạy cho đến khi Flow gọi hàm collect.

fun foo(): Flow<Int> = flow { println("Flow started") for (i in 1..3) { delay(100) emit(i) }
} fun main() = runBlocking<Unit> { println("Calling foo...") val flow = foo() println("Calling collect...") flow.collect { value -> println(value) } println("Calling collect again...") flow.collect { value -> println(value) } }

Output:

Calling foo...
Calling collect...
Flow started
1
2
3
Calling collect again...
Flow started
1
2
3

Chúng ta có thể thấy mặc dù gọi hàm foo() nhưng code trong Flow vẫn không chạy. Cho đến khi Flow gọi hàm collect thì code trong Flow mới chạy và code đó sẽ chạy lại khi chúng ta gọi lại hàm collect.

3. Flow cancellation

Flow tuân thủ việc các nguyên tắc cancellation chung của coroutines (xem lại phần 4). Việc collect của flow chỉ có thể bị hủy khi và chỉ khi flow đang bị suspend (chẳng hạn như gặp hàm delay) và ngược lại flow không thể bị hủy.

Đoạn code dưới đây sẽ cho các bạn thấy flow bị cancel khi hết thời gian timeout. Ta sử dụng hàm withTimeoutOrNull

fun foo(): Flow<Int> = flow { for (i in 1..3) { delay(2000) println("Emitting $i") emit(i) }
} fun main() = runBlocking { withTimeoutOrNull(5000) { // Timeout after 5s  foo().collect { value -> println(value) } } println("Done")
}

Output:

Emitting 1
1
Emitting 2
2
Done

Trong 4 giây đầu tiên, số 1số 2 được in ra. Đến giây thứ 5, đã hết thời gian timeout mà flow đang bị suspend vì hàm delay(2000) (còn 1 giây nữa tức là đến giây thứ 6 thì flow mới hết suspend) nên flow bị cancel và số 3 không được in ra.

Bây giờ mình sẽ thay hàm delay bằng hàm Thread.sleep để kiểm tra liệu flow không thể bị hủy khi nó không suspend?

fun foo(): Flow<Int> = flow { for (i in 1..3) { Thread.sleep(2000) println("Emitting $i") emit(i) }
} fun main() = runBlocking { withTimeout(1000) { // Timeout after 1s foo().collect { value -> println(value) } } println("Done")
}

Output:

Emitting 1
1
Emitting 2
2
Emitting 3
3
Done

Như các bạn thấy, flow vẫn in ra cả 3 số 1, 2, 3 mặc dù đã hết thời gian timeout là 1 giây. Vậy, flow không thể bị cancel khi đang chạy hay nói các khác là khi nó không ở trạng thái suspend.

4. Các cách tạo ra Flow

Ngoài cách sử dụng khối flow { } như các đoạn code trên mình đã sử dụng để tạo ra một Flow thì còn có những cách khác để tạo ra đối tượng Flow như:

Hàm flowOf

public fun <T> flowOf(vararg elements: T): Flow<T>

Code ví dụ:

fun main() = runBlocking { val data = flowOf(1,"abc", 3.4, "def") data.collect { println(it) }
}

Output:

1
abc
3.4
def

.asFlow() extension function

Các Collections, Arrays, Sequences hay một kiểu T gì đó đều có thể convert sang Flow thông qua extension function là asFlow(). Hình dưới đây liệt kê đầy đủ các extension function asFlow() Code ví dụ:

fun main() = runBlocking { listOf(1, "abc", 3.4, "def").asFlow().collect { println(it) }
}

Output:

1
abc
3.4
def

Kết luận

Flow thật sự là một thứ rất powerful trong Kotlin Coroutine. Hy vọng qua bài viết này, các bạn đã hiểu biết phần nào đó về Flow. Trong phần tiếp theo, mình sẽ giới thiệu sức mạnh thật sự của nó - đó chính là các toán tử (operators). Flow có rất nhiều toán tử không thua kém gì Rx đâu nha 😄. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết này. Hy vọng các bạn sẽ tiếp tục theo dõi những phần tiếp theo. 😄

Nguồn tham khảo:

https://kotlinlang.org/docs/reference/coroutines/flow.html

Đọc lại những phần trước:

Cùng học Kotlin Coroutine, phần 1: Giới thiệu Kotlin Coroutine và kỹ thuật lập trình bất đồng bộ

Cùng học Kotlin Coroutine, phần 2: Build first coroutine with Kotlin

Cùng học Kotlin Coroutine, phần 3: Coroutine Context và Dispatcher

Cùng học Kotlin Coroutine, phần 4: Job, Join, Cancellation and Timeouts

Cùng học Kotlin Coroutine, phần 5: Async & Await

Cùng học Kotlin Coroutine, phần 6: Coroutine Scope

Cùng học Kotlin Coroutine, phần 7: Xử lý Exception trong Coroutine, Supervision Job & Supervision Scope

Đọc tiếp phần 9: Cùng học Kotlin Coroutine, phần 9: Flow (part 2 of 3)

Bình luận

Bài viết tương tự

- vừa được xem lúc

Giới thiệu Typescript - Sự khác nhau giữa Typescript và Javascript

Typescript là gì. TypeScript là một ngôn ngữ giúp cung cấp quy mô lớn hơn so với JavaScript.

0 0 529

- vừa được xem lúc

Cài đặt WSL / WSL2 trên Windows 10 để code như trên Ubuntu

Sau vài ba năm mình chuyển qua code trên Ubuntu thì thật không thể phủ nhận rằng mình đã yêu em nó. Cá nhân mình sử dụng Ubuntu để code web thì thật là tuyệt vời.

1 1 540

- vừa được xem lúc

Đặt tên commit message sao cho "tình nghĩa anh em chắc chắn bền lâu"????

. Lời mở đầu. .

1 2 938

- vừa được xem lúc

Tìm hiểu về Resource Controller trong Laravel

Giới thiệu. Trong laravel, việc sử dụng các route post, get, group để gọi đến 1 action của Controller đã là quá quen đối với các bạn sử dụng framework này.

0 0 436

- vừa được xem lúc

Phân quyền đơn giản với package Laravel permission

Như các bạn đã biết, phân quyền trong một ứng dụng là một phần không thể thiếu trong việc phát triển phần mềm, dù đó là ứng dụng web hay là mobile. Vậy nên, hôm nay mình sẽ giới thiệu một package có thể giúp các bạn phân quyền nhanh và đơn giản trong một website được viết bằng PHP với framework là L

0 0 521

- vừa được xem lúc

Bạn đã biết các tips này khi làm việc với chuỗi trong JavaScript chưa ?

Hi xin chào các bạn, tiếp tục chuỗi chủ đề về cái thằng JavaScript này, hôm nay mình sẽ giới thiệu cho các bạn một số thủ thuật hay ho khi làm việc với chuỗi trong JavaScript có thể bạn đã hoặc chưa từng dùng. Cụ thể như nào thì hãy cùng mình tìm hiểu trong bài viết này nhé (go).

0 0 437