Trong bài viết này, chúng ta sẽ bắt đầu xây dựng giao diện blog đơn giản bằng EJS để sử dụng làm chất liệu cho code server trên nền ExpressJS mà chúng ta đang xây dựng.
Logic khởi điểm
Ở phần này mình xin trích đoạn lại toàn bộ phần thảo luận về cấu trúc thư mục view
trong bài viết trước của Sub-Series ExpressJS. Chúng ta sẽ không tạo ra những tệp template
thụ động với các biến gắn dữ liệu đơn giản mà sẽ tạo ra một phần mềm xây dựng giao diện người dùng bằng EJS.
[ExpressJS] Bài 6 - Viết Code Điều Hành Một Blog Cá Nhân Đơn Giản
Đối với việc cấu trúc thư mục view
thì chắc chắn là mỗi người chúng ta sẽ có một cách sắp xếp riêng. Tuy nhiên thì về cơ bản sẽ chỉ có 2 lối tư duy khởi điểm:
Cách đầu tiên, chúng ta có thể xem như các tệp trong view
là dạng template thụ động không có chứa kiến trúc logic mà chỉ có các biến chờ gắn dữ liệu để hiển thị. Đối với cách này thì khi code xử lý ở một route
nào đó cần render
sẽ cần tìm tới chính xác tệp template
phù hợp với mục đích hiển thị kết quả của route
đó. Ví dụ:
[express-blog]
. |
. +-----[view]
. |
. +-----home.ejs
. +-----oops.ejs
. |
. +-----[article]
. |
. +-----view.ejs
. +-----edit.ejs
router.get("/", async (request, response) => { var data = {}; /* truy vấn dữ liệu từ database -> data */ /* cung cấp đường dẫn tới tệp home.ejs */ response.render("home.ejs", { data });
});
router.get("/:id", async (request, response) => { var { id } = request.params; var data = {}; /* truy vấn dữ liệu từ database -> data */ /* cun cấp đường dẫn tới tệp article/view.ejs */ response.render("article/view.ejs", { data });
});
Cách thứ hai, là chúng ta có thể nhìn nhận khối view
ở dạng một phần mềm vẽ giao diện người dùng có chứa logic xử lý riêng và có một tệp đại diện ví dụ như index.ejs
. Code xử lý ở các route
sẽ chỉ sử dụng duy nhất tệp này để render
và truyền các tham số dữ liệu vào để mô tả giao diện muốn hiển thị. Lúc này code logic trong index.ejs
sẽ phân tích dữ liệu được truyền vào để kiến trúc nên giao diện hiển thị phù hợp.
[express-blog]
. |
. +-----[view]
. |
. +-----index.ejs
. |
. +-----[layout]
. |
. +-----home.ejs
. +-----oops.ejs
. +-----article.ejs
router.get("/", async (request, response) => { var data = {}; /* truy vấn dữ liệu từ database -> data */ response.render("index.ejs", { layout: "home", data });
});
router.get("/:id", async (request, response) => { var { id } = request.params; var data = {}; /* truy vấn dữ liệu từ database -> data */ response.render("index.ejs", { layout: "article", action: "view", data });
});
Cách xử lý đầu tiên sẽ đơn giản hơn nhưng khi chúng ta cập nhật giao diện người dùng và nếu có sự thay đổi về cấu trúc thư mục bên trong view
thì sẽ cần phải sửa lại cả ở code xử lý của các route
. Trong khi đó thì cách xử lý thứ hai rất linh động để chỉnh sửa hoặc tái cấu trúc lại thư mục view
khi cần thiết nhưng lại yêu cầu thiết lập ban đầu hơi rườm rà hơn một chút.
Thiết lập ban đầu
Như đã nói thì chúng ta sẽ nhìn nhận thư mục view
là một phần mềm xây dựng giao diện người dùng. Câu lệnh khởi điểm để kích hoạt phần mềm này là:
response.render("index.ejs", { layout, action, data });
Ở đây các tham số đầu vào layout
và action
giúp code logic trong index.ejs
phân tích và lựa chọn các thành phần cần thiết để cấu trúc nên văn bản HTML phù hợp kèm theo dữ liệu được nạp từ data
.
Xuyên suốt Sub-Series này, chúng ta sẽ không quan tâm tới các khối database
và route
; mà thay vào đó sẽ chỉ quan tâm tới thư mục view
, public
, và một vài tệp JavaScript trong express-blog
:
express-blog/public/
- Thư mục chứa các tệp CSS vàclient-side
JavaScript.express-blog/view/
- Thư mục chứa các tệptemplate
.express-blog/test.js
- Khởi tạo một server chạy thử code template.express-blog/data.js
- Giả lập dữ liệu truy vấn được từdatabase
.
Và chúng ta sẽ xuất phát với cấu trúc thư mục đơn giản như thế này:
[express-blog]
. |
. +-----[public]
. | |
. | +-----[css]
. | | |
. | | +-----style.css
. | |
. | +-----[js]
. | |
. | +-----main.js
. |
. +-----[view]
. | |
. | +-----index.ejs
. |
. +-----test.js
. +-----data.js
Code thiết lập ban đầu cho các tệp trong thư mục public
.
* { box-sizing: border-box; margin: 0; padding: 0; font-family: "Times New Roman", "Times", serif; font-size: 45px; line-height: 1.618;
} body { padding-top: 90px; text-align: center;
}
console.log("Client-side JavaScript");
Code thiết lập ban đầu cho các tệp trong thư mục view
.
<!doctype html>
<html>
<head> <title> <%= data["title"] %> </title> <meta charset="utf-8" /> <meta http-equiv="x-ua-compatible" content="ie=edge" /> <meta name="viewport" content="width=device-width, initial-scale=1, shrink-to-fit=no" /> <link rel="stylesheet" href="/css/style.css" />
</head>
<body> <h1> <%= data["title"] %> </h1> <script src="/js/main.js"></script>
</body>
</html>
Code thiết lập ban đầu cho các tệp trong thư mục gốc express-blog
.
const data = { "title": "Hello EJS !"
}; module.exports = data;
const path = require("path");
const express = require("express");
const lessMiddleware = require("less-middleware"); var app = express(); var pathToView = path.join(__dirname, "view");
var pathToPublic = path.join(__dirname, "public"); app.set("views", pathToView);
app.set("view engine", "ejs"); app.use(lessMiddleware(pathToPublic));
app.use(express.static(pathToPublic)); app.get("*", async (request, response) => { response.render("index.ejs", { layout: null, action: null, data: require("./data.js") });
}); app.listen(8080, (_) => console.log("Server started"));
Chạy thử server test
.
npm test Server started
Tham số layout
Tham số layout
- dịch nôm na là bố cục - được sử dụng để định vị bố cục chính được sử dụng cho trang đơn HTML kết quả.
Giao diện blog đơn giản mà chúng ta đang xây dựng sẽ có giao diện trang chủ, giao diện các trang danh mục, giao diện các trang bài viết, giao diện các trang quản trị, và giao diện trang thông báo lỗi.
[view]
. |
. +-----[layout]
. | |
. | +-----home.ejs
. | +-----category.ejs
. | +-----article.ejs
. | +-----admin.ejs
. | +-----oops.ejs
. |
. +-----index.ejs
Lệnh khởi đầu của phần mềm view
có thể sử dụng tham số này để chọn ra tệp layout
phù hợp. Và chuyển tiếp các tham số action
và data
cho tệp xử lý giao diện tiếp theo.
<%# --- Các tham số --- layout: home | category | article | admin | oops action: view | edit data : { title }
%> <% const makeHTML = function(layoutName) { if (layoutName == "home") return include("./layout/home", { action, data }); if (layoutName == "category") return include("./layout/category", { action, data }); if (layoutName == "article") return include("./layout/article", { action, data }); if (layoutName == "admin") return include("./layout/admin", { action, data }); if (layoutName == "oops") return include("./layout/oops", { action, data }); if ("any-other-case") return `<h1>Unsupported layout</h1>`; }; // makeHTML var HTMLcode = makeHTML(layout);
%> <%- HTMLcode %>
Lúc này code HTML tạo bố cục sẽ được di chuyển vào các tệp layout
.
<!doctype html>
<html>
<head> <title> <%= data["title"] %> </title> <meta charset="utf-8" /> <meta http-equiv="x-ua-compatible" content="ie=edge" /> <meta name="viewport" content="width=device-width, initial-scale=1, shrink-to-fit=no" /> <link rel="stylesheet" href="/css/style.css" />
</head>
<body> <h1> <%= data["title"] %> </h1> <script src="/js/main.js"></script>
</body>
</html>
Bây giờ chúng ta có thể chỉnh sửa lại route
duy nhất trong tệp test.js
để thử các giá trị khác nhau của tham số layout
. Trong code ví dụ ở đây mình sẽ thử với layout
là home
và chỉnh lại title
ở data.js
thành Trang Chủ
.
const data = { "title": "Trang Chủ"
}; module.exports = data;
app.get("*", async (request, response) => { response.render("index.ejs", { layout: "home", action: null, data : require("./data.js") });
});
npm start Server started
Tham số action
Nói riêng đối với các giao diện hiển thị các bài viết và nội dung giới thiệu các trang danh mục. Chúng ta sẽ cần cung cấp giao diện xem thông tin cho người đọc blog và giao diện chỉnh sửa nội dung cho người quản trị blog. Việc cung cấp thêm tham số action
sẽ giúp cho câu lệnh render
trở nên linh hoạt hơn so với việc sử dụng tên layout
có dạng như view-article
hay edit-article
.
Lúc này chúng ta có thể tạo thêm logic phân nhánh cho các layout
của các trang bài viết và các trang danh mục như sau.
[view]
. |
. +-----[layout]
. | |
. | +-----home.ejs
. | +-----admin.ejs
. | +-----oops.ejs
. | |
. | +-----[category]
. | | |
. | | +-----[action]
. | | | |
. | | | +-----view.ejs
. | | | +-----edit.ejs
. | | |
. | | +-----index.ejs
. | |
. | +-----[article]
. | |
. | +-----[action]
. | | |
. | | +-----view.ejs
. | | +-----edit.ejs
. | |
. | +-----index.ejs
. |
. +-----index.ejs
Như vậy đối với layout
là article
và category
thì chúng ta cần sửa lại là include
tệp index.ejs
ở thư mục tương ứng và đồng thời chuyển tiếp tham số action
và data
.
const makeHTML = function(layoutName) { ... if (layoutName == "category") return include("./layout/category/index", { action, data }); if (layoutName == "article") return include("./layout/article/index", { action, data }); ... }; // makeHTML var HTMLcode = makeHTML(layout);
%> <%- HTMLcode %>
Ở các tệp index.ejs
trong thư mục layout/article
và layout/category
, chúng ta tiếp tục tạo logic rẽ nhánh với giá trị của tham số action
.
<%# --- Các tham số --- action: view | edit data : { title }
%> <% const makeHTML = function(actionType) { if (actionType == "view") return include("./action/view", { data }); if (actionType == "edit") return include("./action/edit", { data }); if ("any-other-case") return `<h1>Unsupported layout</h1>`; }; // makeHTML var HTMLcode = makeHTML(action);
%> <%- HTMLcode %>
Giao diện view.ejs
để đọc nội dung sẽ hiển thị tiêu đề bằng thẻ <h1>
.
<!doctype html>
<html>
<head> <title> <%= data["title"] %> </title> <meta charset="utf-8" /> <meta http-equiv="x-ua-compatible" content="ie=edge" /> <meta name="viewport" content="width=device-width, initial-scale=1, shrink-to-fit=no" /> <link rel="stylesheet" href="/css/style.css" />
</head>
<body> <h1> <%= data["title"] %> </h1> <script src="/js/main.js"></script>
</body>
</html>
Giao diện edit.ejs
để chỉnh sửa nội dung sẽ hiển thị tiêu đề trong ô nhập liệu <input>
.
<!doctype html>
<html>
<head> <title> <%= data["title"] %> </title> <meta charset="utf-8" /> <meta http-equiv="x-ua-compatible" content="ie=edge" /> <meta name="viewport" content="width=device-width, initial-scale=1, shrink-to-fit=no" /> <link rel="stylesheet" href="/css/style.css" />
</head>
<body> <input type="text" value=" <%= data["title"] %> " /> <script src="/js/main.js"></script>
</body>
</html>
Bây giờ chúng ta sẽ thử yêu cầu render
với layout: "article"
và action: "edit"
để chỉnh sửa nội dung của một bài viết.
const data = { "title": "Giới Thiệu EJS"
}; module.exports = data;
app.get("*", async (request, response) => { response.render("index.ejs", { layout: "article", action: "edit", data : require("./data.js") });
});
npm start Server started
Tham số data
Dữ liệu chính để cung cấp cho các giao diện được tập trung toàn bộ trong tham số data
. Một object đơn giản chứa các object dữ liệu khác tùy vào yêu cầu dữ liệu từ các layout
cụ thể sau khi chúng ta xây dựng giao diện chi tiết. Lưu ý duy nhất ở đây là chúng ta cần tổng kết cấu trúc của object này tại phần chú thích ở đầu các tệp template
. Và chúng ta nên duy trì cách đặt tên thuộc tính có quy luật để sử dụng chung cho các layout
.
Ví dụ các trang đơn đều sẽ có chung thanh điều hướng, cần dữ liệu là danh sách các danh mục - cần dữ liệu là một mảng các object danh mục, và thuộc tính bổ sung cho data
sẽ là categoryList
.
Trang chủ và các trang danh mục cần hiển thị một danh sách các đoạn trích ngắn - cần dữ liệu là một mảng các object bài viết, và thuộc tính bổ sung cho data
sẽ là articleList
.
Chúng ta sẽ bổ sung dần thuộc tính cho data
trong quá trình xây dựng các template
chi tiết. Hẹn gặp lại bạn trong bài viết tiếp theo.
(Sắp đăng tải) [EJS] Bài 3 - Viết Code Xây Dựng Giao Diện Blog (Tiếp Theo)