- vừa được xem lúc

[ExpressJS] Bài 5 - Express Generator

0 0 11

Người đăng: Semi Art

Theo Viblo Asia

Trong bài viết này chúng ta sẽ thực hiện thao tác thiết lập một project mới bằng ứng dụng Express Generator chính chủ của ExpressJS, và thảo luận về một số công cụ được Express Generator thiết lập sẵn.

Cài đặt

npm install express-generator --global

Cú pháp sử dụng

express [các-tham-số-tùy-chọn] [đường-dẫn-tới-thư-mục-gốc-của-project]

Các tham số tùy chọn

-h, --help xem thông tin sử dụng --version xem phiên bản
-e, --ejs bổ sung view engine ejs --hbs bổ sung view engine handlebars --pug bổ sung view engine pug
-H, --hogan bổ sung view engine hogan.js --no-view không sử dụng view engine
-v, --view <engine> bổ sung view <engine> (ejs|hbs|hjs|jade|pug|twig|vash) (mặc định là jade)
-c, --css <engine> bổ sung css <engine> (less|stylus|compass|sass) (mặc định là không có engine css) --git bổ sung tệp .gitignore
-f, --force thiết lập project sử dụng một thư mục đã có nội dung

Thiết lập một project mới

Sau khi chúng ta đã có thông tin về cú pháp lệnh sử dụng rồi thì việc tiếp theo là thực hiện thao tác thiết lập một project mới thôi. 😄

cd Documents
express --ejs expressjs-blog

Trong ảnh minh họa thì mình có sử dụng thêm css engineless, tuy nhiên bạn nên để mặc định là không sử dụng nhé. Vì tới thời điểm này việc tự xây dựng giao diện thì chắc chắn là mỗi chúng ta đều có chủ kiến riêng rồi, nên ở một số công cụ mình tiện tay đang xây dựng blog cá nhân mà thêm vào thì bạn cứ bỏ qua đừng quan tâm.

Sau khi chạy câu lệnh thiết lập một project mới, Express Generator sẽ tạo ra một thư mục với tên mà chúng ta chỉ định và các tệp bên trong được sắp xếp với cấu trúc như thông báo in ra trong console. Và bây giờ chúng ta mở thư mục của project trong trình soạn thảo code thì sẽ thấy là chưa có package nào được cài đặt cả, nhưng code trong tệp app.js đang sử dụng rồi. Thật kỳ lạ. 😄

Bây giờ chúng ta xem thử tệp package.json để điều chỉnh lại một số thông tin như tên của project và xem các câu lệnh khởi động hay chạy thử được thiết lập như thế nào.

Ồ... như vậy là mọi thứ gần như đã được khai báo đầy đủ hết. Câu lệnh khởi động project đang được trỏ tới tệp www trong thư mục bin. Nếu bạn ngó vào xem nội dung code trong tệp www thì sẽ thấy một số thao tác thiết lập khá dài dòng, nhưng nội dung thì vẫn cơ bản là tạo ra một server từ module http của NodeJS và thiết lập app làm hàm tiếp nhận và xử lý tất cả yêu cầu. Điểm quan trọng duy nhất mà chúng ta cần để ý là dòng -

var port = normalizePort(process.env.PORT || '3000');

Cổng mạng được sử dụng cho phương thức server.listen được lấy từ process.env.PORT hoặc mặc định là 3000. Ở đây process.env là một object chứa các biến môi trường khi chúng ta tạo ra một tệp .env để lưu lại một số thiết lập mặc định sử dụng cho một môi trường vận hành nào đó. Tạm thời thì chúng ta có thể chưa cần quan tâm tới yếu tố này và sử dụng giá trị port mặc định ở bên phải phép toán ||. Bạn có thể thay đổi thành một số khác nếu muốn.

Quay lại với tệp package.json thì chúng ta có thể bổ sung lệnh npm test để sử dụng như lúc trước - trong trường hợp cần chạy thử code để học kiến thức mới và không ảnh hưởng tới code server đã có.

{ "name": "express-blog", "version": "0.0.1", "private": true, "scripts": { "start": "node ./bin/www", "test": "node ./test.js" }, "dependencies": { "cookie-parser": "~1.4.4", "debug": "~2.6.9", "ejs": "~2.6.1", "express": "~4.16.1", "http-errors": "~1.6.3", "morgan": "~1.9.1" }
}

Ở đoạn dependencies chúng ta thấy các package đã được khai báo đầy đủ và lúc này chúng ta chỉ cần chạy lệnh npm install để nhờ npm tự động tìm các package này và tải về.

cd express-blog
npm install

Bây giờ thì chúng ta đã thấy thư mục node_modules xuất hiện trong express-blog và các package đã được cài đặt xong. Thử khởi động server nào. 😄

npm start

Chào mừng bạn đến với Express một lần nữa. 😄

console chúng ta để ý là đã có chức năng tự động in nhật ký các yêu cầu được gửi tới và cả trạng thái phản hồi. Như vậy là morgan trong app.js đã hoạt động. Ở đây mình sắp xếp lại code trong tệp app.js một chút để chúng ta có thể thảo luận thêm. Do thói quen sử dụng nên mình chỉnh sửa lại tên của các thư mục một chút và bỏ đi các hậu tố s ở cuối tên thư mục. Nên nếu bạn thấy thiếu thiếu thì cứ bỏ qua nhé, code của bạn vẫn đủ là được. 😄

const path = require('path');
const express = require('express'); const logger = require('morgan');
const cookieParser = require('cookie-parser');
const lessMiddleware = require('less-middleware');
const httpErrors = require('http-errors'); const indexRouter = require('./route/index');
const userRouter = require('./route/user'); const app = express(); /* Setup View Engine */ app.set('views', path.join(__dirname, 'view'));
app.set('view engine', 'ejs'); /* Utility Middlewares */ app.use(logger('dev'));
app.use(express.json());
app.use(express.urlencoded({ extended: false }));
app.use(cookieParser());
app.use(lessMiddleware(path.join(__dirname, 'public')));
app.use(express.static(path.join(__dirname, 'public'))); /* Các tuyến xử lý yêu cầu */ app.use('/', indexRouter);
app.use('/user', userRouter); /* Tạo ngoại lệ 404 và chuyển tiếp */ app.use(function(req, res, next) { next(httpErrors(404));
}); /* Middleware xử lý ngoại lệ 404 */ app.use(function(err, req, res, next) { // set locals, only providing error in development res.locals.message = err.message; res.locals.error = req.app.get('env') === 'development' ? err : {}; // render the error page res.status(err.status || 500); res.render('oops');
}); module.exports = app;

Ở đây chúng ta có một đoạn thiết lập các middleware bổ trợ là /* Utility Middlewares */, một số được npm cài đặt về và require trong phần code ở đầu tệp, và một số khác là các middleware sẵn có của ExpressJS. Trong đó thì tác vụ xử lý các yêu cầu tệp tĩnh được hỗ trợ bởi express.static trỏ tới thư mục public. Và cuối cùng là http-errors được sử dụng để làm điểm xử lý yêu cầu sau cuối nếu tất cả các route trước đó đều không phù hợp.

Ở vị trí xử lý ngoại lệ không tìm thấy dữ liệu phù hợp với yêu cầu gửi tới từ trình duyệt web, chúng ta thấy có hai middleware - đầu tiên là sử dụng http-errors để khởi tạo một object mô tả ngoại lệ và chuyển tiếp - sau đó ở hàm xử lý tiếp theo thì các thông tin mô tả ngoại lệ được ghi lại nội bộ và render trả về cho người dùng xem giao diện oops (nguyên gốc là giao diện error nhưng mình quen đặt tên oops rồi 😄).

Như vậy là mọi thứ đã được thiết lập về cơ bản rất đầy đủ đối với những hiểu biết của chúng ta hiện tại. Bây giờ chúng ta chỉ việc bổ sung thêm các route để xử lý các yêu cầu và hoàn thiện blog thôi.

Về mặt tổng quan kiến thức sử dụng ExpressJS thì chúng ta đã đi qua đầy đủ những thứ cơ bản. Do đó ở các bài viết tiếp theo chúng ta sẽ không có nhiều kiến thức mới, mà thay vào đó chúng ta sẽ nói chi tiết về các thao tác xử lý đầu -> cuối của mỗi route. Nói tới đây thì mình mới nhớ ra là Sub-Series Database mới chỉ vừa khởi đầu và chúng ta cần chuẩn bị tốt kiến thức này trước khi có thể nói chi tiết về mỗi route xử lý được.

Nhân tiện thì mình vẫn chưa chuẩn bị xong thiết kế web mặt tiền cho blog của mình, do đó nên bạn cứ thong thả nhé. 😄 Tới khi chúng ta bắt đầu thảo luận về code xử lý chi tiết cho từng route thì chắc chắn là cả mình và bạn đều đã có giao diện blog sẵn sàng để sử dụng rồi.

Các bài viết tiếp theo sẽ có tiến trình phụ thuộc vào tiến trình học tập của chúng ta trong Sub-Series Database, và khi viết bài mới ở đây thì mình sẽ mặc định xem như là bạn đã đọc xong những bài viết mới nhất của Sub-Series Database. Vậy nhé, hẹn gặp lại bạn. 😄

(Chưa đăng tải) [ExpressJS] Bài 6 - Từ từ để xem chúng ta học Database ra sao đã. Học theo cách tự nhiên mà. 😄

Bình luận

Bài viết tương tự

- vừa được xem lúc

Giới thiệu Typescript - Sự khác nhau giữa Typescript và Javascript

Typescript là gì. TypeScript là một ngôn ngữ giúp cung cấp quy mô lớn hơn so với JavaScript.

0 0 500

- vừa được xem lúc

Bạn đã biết các tips này khi làm việc với chuỗi trong JavaScript chưa ?

Hi xin chào các bạn, tiếp tục chuỗi chủ đề về cái thằng JavaScript này, hôm nay mình sẽ giới thiệu cho các bạn một số thủ thuật hay ho khi làm việc với chuỗi trong JavaScript có thể bạn đã hoặc chưa từng dùng. Cụ thể như nào thì hãy cùng mình tìm hiểu trong bài viết này nhé (go).

0 0 414

- vừa được xem lúc

Một số phương thức với object trong Javascript

Trong Javascript có hỗ trợ các loại dữ liệu cơ bản là giống với hầu hết những ngôn ngữ lập trình khác. Bài viết này mình sẽ giới thiệu về Object và một số phương thức thường dùng với nó.

0 0 136

- vừa được xem lúc

Tìm hiểu về thư viện axios

Giới thiệu. Axios là gì? Axios là một thư viện HTTP Client dựa trên Promise.

0 0 117

- vừa được xem lúc

Imports và Exports trong JavaScript ES6

. Giới thiệu. ES6 cung cấp cho chúng ta import (nhập), export (xuất) các functions, biến từ module này sang module khác và sử dụng nó trong các file khác.

0 0 93

- vừa được xem lúc

Bài toán đọc số thành chữ (phần 2) - Hoàn chỉnh chương trình dưới 100 dòng code

Tiếp tục bài viết còn dang dở ở phần trước Phân tích bài toán đọc số thành chữ (phần 1) - Phân tích đề và những mảnh ghép đầu tiên. Bạn nào chưa đọc thì có thể xem ở link trên trước nhé.

0 0 229