- vừa được xem lúc

[HTML + CSS + JS] Viết Code Cho 1001 Dropdown Đơn Giản

0 0 13

Người đăng: Semi Art

Theo Viblo Asia

Trong bài viết này, chúng ta sẽ viết code để tạo ra những chiếc nút nhấn gắn kèm theo danh sách sổ xuống dropdown, có thể được sử dụng trong các thanh điều hướng navbar của những trang web có nhiều danh mục nội dung. Bài viết này là một bài viết độc lập trong Series Tự Học Lập Trình Web Một Cách Thật Tự Nhiên, nhằm mục đích tổng hợp code dropdown đã được xây dựng qua các bài viết thuộc Sub-Series JavaScript.

Xem kết quả dự kiến

Chuẩn bị code HTML cho 1001 dropdown

Ở thời điểm hiện tại, viết code HTML để tạo ra một dropdown thì hiển nhiên không phải là chuyện lớn đối với chúng ta nữa. Một dropdown về cơ bản chỉ có 2 thành phần chính là - 1 nút nhấn và 1 danh sách liên kết. Tuy nhiên chúng ta sẽ sử dụng code HTML này cho 1001 dropdown trong trường hợp cần thiết, vì vậy nên chúng ta cần suy nghĩ thêm một chút tới CSS và JavaScript khi viết code HTML.

Do số lượng dropdown cần sử dụng thực tế trong một trang web đơn thì chúng ta chưa biết trước, do đó chúng ta sẽ không sử dụng tới các id bởi vì thuộc tính này biểu thị sự đặc biệt, duy nhất, không lặp lại. Như vậy các tác vụ xử lý trong CSS và JavaScript chúng ta sẽ quyết định là thực hiện thông qua các class. Và code HTML của chúng ta sẽ có dạng như sau:

dropdown.html

<div class="dropdown"> <button class="dropdown-button"> Toggle List </button> <div class="dropdown-list left hidden"> <a class="dropdown-item" href="#">The rose is red</a> <a class="dropdown-item" href="#">The sky is sunny</a> <a class="dropdown-item" href="#">The river is blue</a> <a class="dropdown-item" href="#">The grass is green</a> <a class="dropdown-item" href="#">The emptiness ...</a> <a class="dropdown-item" href="#">The grace ...</a> </div>
</div><!-- .dropdown --> <!-- copy/paste thêm 1000 dropdown nữa ở đây :D -->

Ở đây chúng ta có các class đại diện cho các thành phần chính của dropdown là -

  • .dropdown - container tổng bộ của dropdown.
  • .dropdown-button - nút nhấn mở/đóng danh sách.
  • .dropdown-list - danh sách sổ xuống.
  • .dropdown-item - các thành phần được liệt kê trong danh sách sổ xuống.

Nói riêng về danh sách sổ xuống .dropdown-list, chúng ta cần biểu thị 2 vị trí hiển thị của danh sách này tương ứng với 2 trường hợp khi dropdown được đặt ở gần phía bên trái màn hình và khi dropdown được đặt ở gần phía bên phải màn hình -

  • .left - danh sách .dropdown-list được hiển thị thẳng hàng với cạnh trái của nút nhấn .dropdown-button.
  • .right - danh sách .dropdown-list được hiển thị thẳng hàng với cạnh phải của nút nhấn .dropdown-button.

Ngoài ra, chúng ta cũng cần biểu thị các trạng thái ẩn/hiện (mở rộng/thu gọn) của danh sách này. Ở đây chúng ta có thể mặc định 1 trong 2 trạng thái và tạo thêm một class bổ trợ để mô tả trạng thái còn lại. Tuy nhiên nếu như vậy thì sau 1 năm nữa chúng ta nhìn vào bề mặt code HTML khi không có class bổ trợ, chúng ta sẽ không biết trạng thái mặc định của .dropdown-listẩn hay hiện cho đến khi mở tệp CSS và mò cho tới đoạn code của class bổ trợ ở đâu đó trong một dòng chảy code CSS dài như bất tận. 😄

Do đó ở đây chúng ta sẽ quyết định là sử dụng 2 class bổ trợ để mô tả rõ ràng 2 trạng thái của danh sách .dropdown-list ngay trên bề mặt của code HTML -

  • .hidden - danh sách .dropdown-list đang ẩn.
  • .shown - danh sách .dropdown-list đang hiện đầy đủ.

Viết code CSS cho 1001 dropdown

Sau khi đã có code HTML thì công việc tiếp theo của chúng ta là dàn chỉnh các thành phần của dropdown để có được phong cách hiển thị rõ ràng và đem lại trải nghiệm sử dụng tốt lành cho người dùng. Khởi đầu vẫn sẽ là thiết lập cơ bản để reset một số thuộc tính liên quan tới kích thước mặc định của các phần tử - giúp chúng ta chắc chắn rằng kết quả hiển thị trên các trình duyệt web khác nhau đều sẽ đem lại trải nghiệm người dùng đồng bộ.

dropdown.css

 /* Reset CSS */ * { box-sizing: border-box; margin: 0; padding: 0;
}

Nội dung chính mà người dùng quan tâm tới vẫn là chữ. Do đó chúng ta sẽ thiết lập các thuộc tính liên quan tới nội dung trước khi thực hiện các tác vụ khác như lên màu, thiết lập kích thước, và canh chỉnh vị trí cho các thành phần. Ở đây chúng ta sẽ sử dụng kích thước font tối thiểu để có trải nghiệm đọc dễ chịu là 16px; Các nút nhấn .dropdown-button sẽ có phần chữ bên trong được in đậm để nổi bật trên thanh điều hướng và tương phản tốt hơn với các liên kết trong danh sách sổ xuống; Các liên kết .dropdown-item trong danh sách .dropdown-list sẽ được hiển thị mà không có phần gạch chân chữ.

dropdown.css

 /* Typography */ .dropdown-button,
.dropdown-item { font-family: Arial, sans-serif; font-size: 16px;
} .dropdown-button { font-weight: bold; letter-spacing: 1px;
} .dropdown-item { text-decoration: none;
}

Công việc quan trọng tiếp theo là chỉ định màu sắc cho các thành phần để chúng ta có thể dễ dàng quan sát các thao tác thiết lập kích thước ở bước kế tiếp. Đồng thời tạo ra phong cách hiển thị đồng bộ và dễ nhìn cho dropdown. Ở đây chúng ta sẽ sử dụng màu nền có sắc tố đầy đủ cho các thành phần nên sẽ nghịch đảo lại màu chữ so với mặc định. Do các giá trị màu được sử dụng lại nhiều lần, chúng ta sẽ sử dụng các biến để lưu lại. Như vậy chúng ta sẽ có tone màu chính --color-accent, tone màu hiệu ứng trỏ chuột --color-hover, và màu chữ --color-text. Sau khi đã thiết lập xong màu sắc thì chúng ta sẽ thấy là cần phải bỏ đi phần viền của các nút nhấn để có kết quả hiển thị tone-sur-tone hơn với danh sách sổ xuống.

dropdown.css

 /* Colors & Borders */ body { --color-accent: royalblue; --color-hover: dodgerblue; --color-text: white;
} .dropdown-button,
.dropdown-item { color: var(--color-text); background: var(--color-accent);
} .dropdown-button:hover,
.dropdown-item:hover { background: var(--color-hover);
} .dropdown-button { border: none;
} .dropdown-item { border-bottom: 1px solid var(--color-hover);
}

Bây giờ thì chúng ta đã có thể quan sát được kích thước hiển thị của các thành phần trong dropdown. Việc thiết lập kích thước của các thành phần đã có thể được thực hiện dễ dàng hơn. Ở đây mặc dù các thẻ <button> đều mặc định là các khối inline-block, tuy nhiên chúng ta vẫn nên chỉ định lại trong code CSS để tránh ràng buộc cấu trúc HTML. Kích thước của danh sách sổ xuống nên được thiết lập bởi các liên kết .dropdown-item trong danh sách để đảm bảo phong cách hiển thị đồng bộ giữa các liên kết. Do đó container của danh sách sổ xuống là .dropdown-list nên được hiển thị với độ rộng linh động bao quanh các liên kết như một khối inline-block. Bên cạnh đó thì các liên kết cần được hiển thị theo cột dọc và chúng ta sẽ thiết lập đơn giản thành các khối block.

Ngoài việc sử dụng padding để tạo kích thước linh động cho các thành phần bao quanh nội dung chữ, chúng ta cũng nên quan tâm tới các trường hợp đặc biệt khi nội dung chữ quá ngắn hay quá dài. Đối với các nút nhấn thì chúng ta sẽ chỉ quan tâm tới trường hợp nội dung chữ quá ngắn và container không đủ rộng để người dùng dễ dàng thao tác chạm trên màn hình cảm ứng.

dropdown.css

 /* Sizing */ .dropdown-button { display: inline-block; padding: 15px 30px; min-width: 42px; cursor: pointer;
} .dropdown-list { display: inline-block;
} .dropdown-item { display: block; min-width: 245px; max-width: 345px; padding: 15px 25px;
}

Công việc tiếp theo là canh chỉnh vị trí của danh sách .dropdown-list tương quan với nút nhấn .dropdown-button. Theo phương dọc thì chúng ta sẽ cần đảm bảo là danh sách .dropdown-list sẽ ở ngay sát phía dưới nút nhấn .dropdown-button và có thể tách ra một vài px tùy ý. Tuy nhiên theo phương ngang thì chúng ta có 2 trường hợp, đó là khi dropdown được đặt ở gần cạnh trái của màn hình .left và khi dropdown được đặt ở gần cạnh phải của màn hình .right.

dropdown.css

 /* Positioning */ .dropdown { display: inline-block; position: relative;
} .dropdown-list { position: absolute; top: calc(100% + 3px);
} .dropdown-list.left { right: auto; left: 0;
} .dropdown-list.right { right: 0; left: auto;
}

Công việc cuối cùng là code biểu thị các trạng thái ẩn/hiện (thu gọn/mở rộng) của danh sách .dropdown-list. Ở đây chúng ta cũng có thể chọn một hiệu ứng chuyển tiếp và một thuộc tương ứng hợp để ẩn/hiển danh sách.

dropdown.css

 /* States & Transitions */ .dropdown-list { overflow: hidden; transition: max-height 0.45s;
} .dropdown-list.hidden { max-height: 0;
} .dropdown-list.shown { max-height: 420px;
}

Code JavaScript cho 1001 dropdown

Công việc viết code xử lý sự kiện khi người dùng click vào các nút nhấn .dropdown-button trong JavaScript cũng sẽ được thực hiện theo nhóm tương tự như CSS. Khi người dùng nhấn vào một nút nhấn .dropdown-button, chúng ta cần thực hiện 2 thao tác xử lý đó là -

  • toggleTheList - tìm và thay đổi trạng thái hiển thị của .dropdown-list tương ứng.
  • hideOtherShownList - nếu đang có .dropdown-list nào đó khác đang hiện thì chúng ta sẽ cần phải tìm ra và ẩn đi.

Như vậy đầu tiên chúng ta cần thiết lập phần khung code với 2 hàm xử lý sự kiện và lặp thao tác gắn 2 hàm này cho nhóm .dropdown-button.

dropdown.js

 /* Event Listeners */ const toggleTheList = function(event) {};
const hideOtherShownLists = function(event) {}; /* Binding Lísteners */ const buttonList = document.getElementsByClassName('dropdown-button');
const buttonArray = Array.from(buttonList); const bindListeners = function(button) { button.addEventListener('click', toggleTheList); button.addEventListener('click', hideOtherShownLists);
}; buttonArray.forEach(bindListeners);

Tổng quan tác vụ của hàm xử lý sự kiện đầu tiên toggleTheList có thể được chia làm 2 tác vụ phụ -

  1. findTheList - tìm ra danh sách theList biểu thị cho .dropdown-list tương ứng với nút nhấn vừa nhận click chuột.
  2. toggleVisibility - thay đổi trạng thái hiển thị của danh sách theList.

Và đối với hàm xử lý sự kiện thứ hai hideOtherShownLists chúng ta cũng sẽ chia thành 2 tác vụ phụ tương tự -

  1. findOtherShownLists - tìm ra tất cả các danh sách .dropdown-list khác đang hiện.
  2. toggleVisibility - thay đổi trạng thái hiển thị của các danh sách tìm thấy.

Ở đây để hàm thực hiện tác vụ phụ toggleVisibility có thể hoạt động tốt trong cả 2 trường hợp - với 1 phần tử, và với 1 mảng các phần tử - thì chúng ta sẽ mặc định là hàm này sẽ yêu cầu truyền vào một mảng chứa các phần tử. Trong quá trình chạy thực tế thì mảng truyền vào có thể chứa 0, 1, hoặc nhiều phần tử tùy theo kết quả tìm kiếm của bước trước đó.

dropdown.js

 /* Event Listeners */ const toggleTheList = function(event) { var theList = findTheList(event); toggleVisibility( [theList] );
}; const hideOtherShownLists = function(event) { var otherShownListArray = findOtherShownLists(event); toggleVisibility(otherShownListArray);
};

Bây giờ chúng ta cần viết code chi tiết cho 3 hàm thực hiện tác phụ phụ -

  • findTheList - tìm nút nhấn nhận click theButton đang là mục tiêu target của sự kiện event.
  • findOtherShownLists - tìm tất cả các danh sách đang hiện allShownListArray, sau đó loại trừ đi danh sách theList tương ứng với nút nhấn đang nhận click.
  • toggleVisibility - định nghĩa thao tác toggleVisibilityClasses thay đổi các class để ẩn đi 1 danh sách bất kỳ oneList, sau đó lặp thao tác này trên mảng danh sách truyền vào arrayOfList .

dropdown.js

 /* Subsequent Tasks */ const findTheList = function(event) { var theButton = event.target; var theList = theButton.nextElementSibling; // --- return theList
}; const findOtherShownLists = function(event) { var theList = findTheList(event); // --- var allShownLists = document.querySelectorAll('.dropdown-list.shown'); var allShownListArray = Array.from(allShownLists); var otherShownListArray = allShownListArray.filter((oneList) => (oneList != theList)); // --- return otherShownListArray
}; const toggleVisibility = function(arrayOfList) { // --- var toggleVisibilityClasses = function(oneList) { elementTogglesClass(oneList, 'shown'); elementTogglesClass(oneList, 'hidden'); }; // --- arrayOfList.forEach((oneList) => toggleVisibilityClasses(oneList));
};

Phần còn lại là viết các hàm tiện ích để hỗ trợ làm việc với các class.

dropdown.js

 /* Utility Functions */ const elementHasClass = function(element, theClass) { return element.className.includes(theClass);
}; const elementAddsClass = function (element, theClass) { var classArray = element.className.split(' '); var newClassArray = classArray.concat(theClass); element.className = newClassArray.join(' ');
}; const elementRemovesClass = function(element, theClass) { var classArray = element.className.split(' '); var newClassArray = classArray.filter((oneClass) => (oneClass != theClass)); element.className = newClassArray.join(' ');
}; const elementTogglesClass = function(element, theClass) { if (elementHasClass(element, theClass)) elementRemovesClass(element, theClass); else elementAddsClass(element, theClass);
};

Tổng kết code cho 1001 dropdown

dropdown.html

<div class="dropdown"> <button class="dropdown-button"> Toggle List </button> <div class="dropdown-list left hidden"> <a class="dropdown-item" href="#">The rose is red</a> <a class="dropdown-item" href="#">The sky is sunny</a> <a class="dropdown-item" href="#">The river is blue</a> <a class="dropdown-item" href="#">The grass is green</a> <a class="dropdown-item" href="#">The emptiness ...</a> <a class="dropdown-item" href="#">The grace ...</a> </div>
</div><!-- .dropdown --> <!-- copy/paste thêm 1000 dropdown nữa ở đây :D -->

dropdown.css

 /* Reset CSS */ * { box-sizing: border-box; margin: 0; padding: 0;
} /* Typography */ .dropdown-button,
.dropdown-item { font-family: Arial, sans-serif; font-size: 16px;
} .dropdown-button { font-weight: bold; letter-spacing: 1px;
} .dropdown-item { text-decoration: none;
} /* Colors & Borders */ body { --color-accent: royalblue; --color-hover: dodgerblue; --color-text: white;
} .dropdown-button,
.dropdown-item { color: var(--color-text); background: var(--color-accent);
} .dropdown-button:hover,
.dropdown-item:hover { background: var(--color-hover);
} .dropdown-button { border: none;
} .dropdown-item { border-bottom: 1px solid var(--color-hover);
} /* Sizing */ .dropdown-button { display: inline-block; padding: 15px 30px; min-width: 42px; cursor: pointer;
} .dropdown-list { display: inline-block;
} .dropdown-item { display: block; min-width: 245px; max-width: 345px; padding: 15px 25px;
} /* Positioning */ .dropdown { display: inline-block; position: relative;
} .dropdown-list { position: absolute; top: calc(100% + 3px);
} .dropdown-list.left { right: auto; left: 0;
} .dropdown-list.right { right: 0; left: auto;
} /* States & Transitions */ .dropdown-list { overflow: hidden; transition: max-height 0.45s;
} .dropdown-list.hidden { max-height: 0;
} .dropdown-list.shown { max-height: 420px;
}

dropdown.js

 /* Utility Functions */ const elementHasClass = function(element, theClass) { return element.className.includes(theClass);
}; const elementAddsClass = function (element, theClass) { var classArray = element.className.split(' '); var newClassArray = classArray.concat(theClass); element.className = newClassArray.join(' ');
}; const elementRemovesClass = function(element, theClass) { var classArray = element.className.split(' '); var newClassArray = classArray.filter((oneClass) => (oneClass != theClass)); element.className = newClassArray.join(' ');
}; const elementTogglesClass = function(element, theClass) { if (elementHasClass(element, theClass)) elementRemovesClass(element, theClass); else elementAddsClass(element, theClass);
}; /* Subsequent Tasks */ const findTheList = function(event) { var theButton = event.target; var theList = theButton.nextElementSibling; // --- return theList
}; const findOtherShownLists = function(event) { var theList = findTheList(event); // --- var allShownLists = document.querySelectorAll('.dropdown-list.shown'); var allShownListArray = Array.from(allShownLists); var otherShownListArray = allShownListArray.filter((oneList) => (oneList != theList)); // --- return otherShownListArray
}; const toggleVisibility = function(arrayOfList) { // --- var toggleVisibilityClasses = function(oneList) { elementTogglesClass(oneList, 'shown'); elementTogglesClass(oneList, 'hidden'); }; // --- arrayOfList.forEach((oneList) => toggleVisibilityClasses(oneList));
}; /* Event Listeners */ const toggleTheList = function(event) { var theList = findTheList(event); toggleVisibility( [theList] );
}; const hideOtherShownLists = function(event) { var otherShownListArray = findOtherShownLists(event); toggleVisibility(otherShownListArray);
}; /* Binding Lísteners */ const buttonList = document.getElementsByClassName('dropdown-button');
const buttonArray = Array.from(buttonList); const bindListeners = function(button) { button.addEventListener('click', toggleTheList); button.addEventListener('click', hideOtherShownLists);
}; buttonArray.forEach(bindListeners);

Bình luận

Bài viết tương tự

- vừa được xem lúc

Một số quy tắc và name class phổ biến cho Front-end Dev

Trong CSS, các thủ tục setting đóng vai trò to lớn, nhưng bên cạnh đó, cách đặt tên theo các từ đơn sao cho phù hợp cũng quan trọng không kém . Đặt tên rất khó, nhưng cũng rất quan trọng .

0 0 91

- vừa được xem lúc

2021, chúng ta cần tối ưu hóa việc tải hình ảnh trên web như nào?

Rất chào các bạn,. Như các bạn đã biết, trong kỉ nguyên công nghệ, song song với sự sinh ra dày đặc của các trang web mới cũng là sự biến mất của những trang web "lạc hậu" hay hoạt động kém hiệu quả.

0 0 56

- vừa được xem lúc

Tài nguyên nghiên cứu sâu Html

1. Articles and standards. . HTML 5.

0 0 196

- vừa được xem lúc

Tìm hiểu về Event.preventDefault(), Event.stopPropagation() và Event.stopImmediatePropagation()

Chúng ta thương thấy 3 method này và có thể dẫn dến bối rối và nhầm lẫn giữa chúng:. . Event.preventDefault().

0 0 50

- vừa được xem lúc

Vanilla JS Project: Tính tuổi

1. Yêu cầu.

0 0 72

- vừa được xem lúc

Thủ thuật nhỏ để căn chỉnh image với object-fit

Chào các bạn,. Có lẽ trong hành trình code của các bạn thì không ít lần gặp vấn đề méo ảnh do fix cứng cả width, height của ảnh nhỉ? Hoặc kể cả khi bạn set value cho 1 thuộc tính weigth hoặc height còn thuộc tính còn lại để auto thì nhiều lúc ảnh cũng không được hiển thị toàn vẹn cho lắm.

0 0 48