- vừa được xem lúc

Java - Người bạn đồng hành

0 0 20

Người đăng:

Theo Viblo Asia

Giới thiệu

Java là một ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng được phát triển bởi James Gosling vào đầu những năm 1990. HIện này Java đã trở thành một trong những ngôn ngôn trend để lập trình Mobile, Web,.... Và trong bài viết ngày hôm nay, mình sẽ không đi sâu về hiệu năng hay cách code Java ra sao, mình muốn chia sẻ câu chuyện của bản thân khi mới bắt đầu học Java nhé. Nào bây giờ hãy cùng mình đi đến câu chuyện mà hôm nay mình kể nha. Gét Gô.

Java - Khó Khăn Khi Mới Tiếp Cận

Khi đang là sinh viên năm 2, mình đã tiếp cận ngôn ngữ lập trình Java. Mình xác định rằng đây là hành trang có thể theo mình trong chặng đường lập trình viên. Tìm hiểu về Java trên các trang mạng, diễn đàn, các bậc tiền bối đây là ngôn ngữ khá đa năng, nó có thể làm đa dạng các mảng trong lập trình hiện nay. Từ lúc cài IDE đến gõ chương trình Hello World đầu tiên, quả thực trong đầu mình có nhiều suy nghĩ như: "Ôi! Sao ngôn ngữ này cài đặt khó vậy"; "Sao chương trình đầu tiên chạy lại còn lỗi", "Chắc mình bỏ theo lập trình mất"... Rất nhiều suy nghĩ đã nảy ra lúc đó mình chỉ muốn bỏ qua nó và đã từng có ý định chuyển qua ngôn ngữ khác như C hay C++ ( hai ngôn ngữ phổ biến trong lập trình khi câu lệnh khá ngắn và dễ nhớ). Thực sự mới đầu code câu lệnh Java làm cho mình thấy rất nản, chỉ muốn từ bỏ và chuyển sang ngôn ngữ khác nó dễ hơn.

Java - Sự cố gắng, niềm tin mạnh mẽ

Tại Hội nghị lãnh đạo FPT Telecom 2019 với chủ đề “Amazing Experience”, cựu TGĐ Nguyễn Văn Khoa có câu nói "Nhưng chúng ta sinh ra là phải làm việc khó, quan trọng nhất là phải quyết tâm", mình có đọc được câu về Sứ mệnh và Tầm nhìn của Sun* là "Cùng những con người đam mê thử thách, chúng tôi tạo ra thay đổi tích cực cho xã hội thông qua các sản phẩm và lĩnh vực kinh doanh" hay chủ tịch FPT Trương Gia Bình có phát biểu “Càng kinh qua nhiều thất bại thì cơ hội thành công càng cao. Muốn ra biển lớn cần có sự liều lĩnh, ý chí và quyết tâm xông pha của lãnh đạo ".

Một dẫn chứng cũng khá hay mà mình thấy đó là câu lạc bộ Manchester United, ngay khi bắt đầu mùa giải 2022/2023, họ đã thua hai trận đầu tiên với những tỉ số không tưởng, nó như là một gáo nước lạnh tạt vào người hâm mộ vậy. Nhưng những fan của Qủy Đỏ không mất niềm tin vào câu lạc bộ mà mình yêu mến như con đẻ trong suốt hàng chục năm, họ vẫn có niềm tin hi vọng. Đúng vậy, quả thực Man United đã không làm fan thất vọng họ đã thắng liên tiếp các trận đấu ở Ngoại Hạng trong đó có chiến thắng 3 - 0 trong cuộc đại chiến với đại kình địch Arsenal, họ đã làm được, họ đã cho thấy được sự kiên trì, nỗ lực của toàn đội để đền đáp xứng đáng niềm tin fan dành cho câu lạc bộ.

Trong thời kì đại dịch Covid 19 rất khó khăn. Từ kinh tế, giáo dục, văn hóa,... tất cả hầu như bị đình trệ. Đảng và Nhà Nước ta đã ra những chính sách vô cùng đúng đắn và sáng suốt, góp phần đưa nền kinh tế của nước ta tăng trưởng kinh tế 9 tháng đầu năm vẫn đạt 1,42%( trích ra trong Báo Chính Phủ). Đây là thành quả và nền tảng quan trọng để cả nước vượt qua khó khăn, từng bước “bình thường mới” cuộc sống và phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu về kinh tế, xã hội và môi trường trong năm 2022.

Những dẫn chứng ở trên mình nói đến để khẳng định rằng Tại sao mình lại không có niềm tin, sao mình không cố gắng hơn. Dẫn chứng về sự cố gắng, nỗ lực không ngại khó khăn đó làm mình thay đổi suy nghĩ sao mình không quyết tâm hơn để có thể thay đổi được lối tư duy tiêu cực đó. Là một sinh viên ngành Công nghệ thông tin và đặc biệt dưới thời đại số hiện nay, mình phải luôn tích cực tìm hiểu hơn cách học sao cho hiệu quả, tại sao mình lại không biến cái khó đó thành những việc đơn giản hơn. Và phải hiểu rằng một khi mình muốn từ bỏ mình sẽ bị tụt lại phía sau, khi ở trong ngành IT này, bị tụt lại phía sau là điều nguy hiểm.

Chính vì điều đó, là một fan cứng của câu lạc bộ Manchester United với tinh thần không bỏ cuộc, là một sinh viên IT, với tất cả sự hỗ trợ của 500 anh em trong lớp, của thầy cô, các bậc tiền bối trong ngành mình đã cố gắng hơn trong việc học Java, biết học một cách sáng tạo, không máy móc. Khi khó khăn, mình cố gắng phân tích vấn đề, chia nhỏ từng mục một,đặt câu hỏi Tại sao? cho từng mục để giải quyết. Mình chỉ muốn nói là trong cuộc sống chúng ta chắc chắn sẽ có những điều mà tưởng chừng như không thể làm được, không thể với được. Nhưng chúng ta hãy cố gắng hơn, kiên trì hơn như trong Lời Bác dạy ngày này năm xưa “Không có việc gì khó/ Chỉ sợ lòng không bền/ Đào núi và lấp biển/ Quyết chí ắt làm nên”. Hãy nỗ lực vượt qua mọi khó khăn nha các bạn, rồi một ngày nào đó chúng ta sẽ thấy được trái ngọt, thấy được thành công trên con đường học tập, làm việc của mình.

Phần Kết

Qua những ý ở trên mình kể lại dưới trải nghiệm chính bản thân mình. Tất nhiên trong những câu chữ còn những điều sai sót. Vì vậy các bạn thông cảm giúp mình nha. Đặc biệt các bạn có câu chuyện về lập trình hay nhận xét về bài viết hay để lại bình luận phía dưới nhé. Mình sẽ tiếp thu cho những bài viết lần sau. Cảm ơn các bạn đã ghé đọc câu chuyện của mình.

Bình luận

Bài viết tương tự

- vừa được xem lúc

Cây tìm kiếm nhị phân

Như mình đã trình bày trong bài viết trước, tìm kiếm nhị phân trên một mảng thể hiện sự hiệu quả. Tuy nhiên, hiệu suất của việc tìm kiếm trên mảng bị giảm đi rất nhiều khi dữ liệu trong tập dữ liệu th

0 0 26

- vừa được xem lúc

Giới thiệu thuật toán tìm kiếm nhị phân

Tìm kiếm nhị phân là một thuật toán cơ bản trong khoa học máy tính. Thay vì tìm kiếm một phần tử trong mảng một cách tuyến tính duyệt từng phần tử, tìm kiếm nhị phân cho ta cách tìm kiếm tối ưu hơn bằ

0 0 26

- vừa được xem lúc

Quy hoạch động trên cây

I. Giới thiệu.

0 0 37

- vừa được xem lúc

Toán học tổ hợp

II. Các dãy số và công thức quan trọng. 1. Dãy Fibonaci.

0 0 140

- vừa được xem lúc

Một số ứng dụng nâng cao của cây DFS (phần 1)

I. Cây DFS và bài toán định chiều đồ thị. 1. Phân loại các cung trên cây DFSext{DFS}DFS.

0 0 42

- vừa được xem lúc

Một số ứng dụng nâng cao của cây DFS (phần 2)

III. Bài toán tìm thành phần liên thông mạnh - giải thuật Tarjan. 1. Định nghĩa thành phần liên thông mạnh.

0 0 32