- vừa được xem lúc

[JavaScript] Bài 15 - Collection & Looping

0 0 5

Người đăng: Semi Art

Theo Viblo Asia

Trong bài viết này, chúng ta sẽ quay lại với chủ đề Collection & Looping để tìm hiểu thêm về những kiểu collection khác mà JavaScript cung cấp. Đồng thời, chúng ta cũng sẽ được gặp những cú pháp lặp mà chúng ta chưa biết đến trong lần thảo luận trước. Tuy nhiên trước hết chúng ta hãy gặp lại các mảng Array để nói về một số điểm mới mà chúng ta chưa biết.

1. Phân tách các giá trị từ một mảng

Tương tự với khi làm việc cùng các object, JavaScript cũng cung cấp cho chúng ta một cú pháp ngắn để nhanh chóng tách lấy các giá trị từ một mảng.

destructuring.js

var numberArray = [ 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 ];
var [ one, two ] = numberArray;
console.log(one); // 1
console.log(two); // 2

Trong ví dụ ở trên, chúng ta đã thử tách lấy giá trị của 2 phần tử đầu tiên của mảng numberArray và gán vào 2 biến onetwo, với cách viết khá tương đồng khi chúng ta phân tách các thuộc tính của object trong bài viết JavaScript số 12. Bên cạnh cách viết này, chúng ta cũng có thể nhanh chóng phân tách tất cả các phần tử của một mảng để sao chép vào một mảng khác tương tự với trường hợp sao chép object bằng phép dàn trải spread operator.

spread.js

var smallArray = [ 1, 2, 3, 4, 5 ];
var bigArray = [ ...smallArray, 6, 7, 8, 9 ];
console.log(bigArray);
// [ 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 ]

Ở đây vẫn còn một điểm tương đồng nữa với phép phân tách các object, đó là chúng ta có thể gom các phần tử còn lại trong phép phân tách mảng vào một mảng con nhỏ hơn với phép lấy phần thừa rest operator cũng được ký hiệu bằng dấu 3 chấm ....

rest.js

var numberArray = [ 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 ];
var [ head, ...tail ] = numberArray;
console.log(head); // 1
console.log(tail); // [ 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 ];

Ngoài các cú pháp tiện ích hỗ trợ các thao tác thường dùng như trên, chúng ta cũng chưa nói đến một khả năng khác của mảng Array. Đó là các mảng Array trong JavaScript được thiết kế để có thể làm việc ở cấp độ lưu trữ dữ liệu bậc thấp, gần với tiến trình phân bổ bộ nhớ của máy tính. Tuy nhiên ở thời điểm này, những thứ này thực sự chưa có nhiều ý nghĩa với tiến trình học tập và xây dựng trang web đơn giản của chúng ta. Do đó bạn có thể lưu lại các liên kết tham khảo dưới đây để tìm hiểu thêm khi nào cảm thấy thực sự cần thiết. 😄

2. Lưu trữ một tập các giá trị không trùng lặp

Xuất phát từ nhu cầu lưu trữ dữ liệu trong cuộc sống thực tế của chúng ta, trong hầu hết các trường hợp, chúng ta không muốn có những bản dữ liệu trùng lặp trong một tập dữ liệu về các thực thể nào đó để đảm bảo tính nhất quán của dữ liệu khi được truy xuất để sử dụng lại. Nhằm phản ánh đặc điểm lưu trữ này trong phần mềm, JavaScript và nhiều ngôn ngữ lập trình khác có cung cấp một kiểu collection có tên là tập, bộ, hay Set - Tài liệu về class Set của MDN.

set.js

var numberSet = new Set();
numberSet.add(1);
numberSet.add(2);
numberSet.add(3);
numberSet.add(4);
numberSet.add(1); // không có hiệu lực
console.log(numberSet.size); // 4
console.log(numberSet); // { 1, 2, 3, 4 }

Như chúng ta có thể thấy trong ví dụ trên, thao tác numberSet.add(1) lần thứ 2 không có hiệu lực vì giá trị truyền vào trùng lặp với phần tử đầu tiên của numberSet. Do đó kích thước size của numberSet vẫn là 4 tương ứng với số lượng giá trị được in ra ở câu lệnh sau đó.

Ngoài thuộc tính size và phương thức add, chúng ta cũng có thể liệt kê các phương thức mà Set cung cấp ở đây vì số lượng không nhiều. 😄

Theo định nghĩa của Set thì trường hợp ứng dụng đơn giản nhất mà chúng ta có thể nghĩ đến là loại bỏ các phần tử lặp của một mảng hoặc một collection nào đó.

duplicated.js

var duplicatedArray = [ 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9
];
var numberSet = new Set(duplicatedArray);
var numberArray = [ ...numberSet ];
console.log(numberArray);
// [ 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 ]

Tuy nhiên đối với trường hợp sử dụng với các object, chúng ta cần lưu ý là các collection cũng giống như một tập các biến, chỉ lưu trữ địa chỉ tham chiếu của các object và thực hiện so sánh các địa chỉ tham chiếu để thực hiện lưu trữ. Do đó chúng ta vẫn có thể lưu trữ các object khác nhau nhưng có cùng nội dung.

reference.js

var objectSet = new Set();
var firstObject = { value: 1 };
var secondObject = { value: 1 };
var thirdObject = { value: 1 }; objectSet.add(firstObject);
objectSet.add(secondObject);
objectSet.add(thirdObject);
console.log(objectSet); // { {value:1}, {value:1}, {value:1} }

Các set sẽ chỉ có thể giúp chúng ta tránh lưu lặp lại nhiều lần địa chỉ tham chiếu của một object.

reference.js

var objectSet = new Set();
var theObject = { value: 1 }; objectSet.add(theObject);
objectSet.add(theObject);
console.log(objectSet); // { {value:1} }

Bên cạnh class Set, JavaScript còn có WeakSet được thiết kế để lưu trữ các liên kết yếu với các object. Trong trường hợp các object dữ liệu không còn được sử dụng ở nơi nào khác trong phần mềm, các liên kết yếu sẽ được nới lỏng để môi trường chạy JavaScript có thể xóa các object và tiết kiệm bộ nhớ đệm cho các tác vụ khác cần xử lý. Vì lý do này nên WeakSet sẽ không có kích thước xác định size và chỉ có các phương thức add, delete, và has.

3. Lưu trữ các giá trị kèm theo tên tham chiếu

Các object được tạo ra với mục đích là mô tả các thực thể với các thuộc tính và quan trọng nhất là kèm theo các phương thức mô tả khả năng thực hiện hành động. Tuy nhiên đôi khi chúng ta chỉ cần lưu trữ dữ liệu và làm việc bằng các thao tác khách quan từ bên ngoài đối tượng dữ liệu. Lúc này chúng ta có một kiểu collection khác hỗ trợ phù hợp hơn được gọi là Map - Tài liệu về Map của MDN.

Kiểu collection mới - Map hỗ trợ chúng ta lưu trữ dữ liệu ở dạng các cặp khóa/giá trị hay key/value. Các giá trị được sử dụng để làm key hoặc value của Map có thể là các giá trị bất kỳ và không có quy tắc ràng buộc nào. Trong khi đó thì đối với object, chúng ta chỉ có thể sử dụng key là các chuỗi string hoặc các biểu tượng symbol.

map.js

var numberMap = new Map();
var firstKey = {};
numberMap.set(firstKey, 1); var one = numberMap.get(firstKey);
console.log(one); // 1

Một điểm khác biệt cơ bản nữa so với Object, đó là Map luôn duy trì thứ tự lưu trữ các cặp key/value theo trình tự được bổ sung vào Map. Còn Object thì luôn sắp xếp các cặp key/value theo thứ tự Alphabet của khóa key.

order.js

var charCodeMap = new Map();
charCodeMap.set('a', 97);
charCodeMap.set('c', 98);
charCodeMap.set('b', 99); charCodeMap.forEach((value, key) => console.log(key + ': ' + value));
// 'a: 97'
// 'c: 99'
// 'b: 98'

Bên cạnh Map thì chúng ta cũng có WeakMap để làm việc linh động hơn với các object. Các khóa key của WeakMap có thể là các liên kết yếu với các object để được tự động tách rời khi object không còn cần sử dụng ở đâu khác nữa và sẽ được môi trường thực xóa đi để dọn dẹp bộ nhớ đệm.

4. Các cú pháp lặp thực hiện khách quan

Các phương thức lặp thao tác mà chúng ta đã sử dụng trước đó, đều là các phương thức của quan của các collection tiếp nhận vào một thao tác xử ký dữ liệu và tự lặp lại thao tác xử lý lên từng phần tử dữ liệu mà mình đang lưu trữ.

Ở một góc nhìn khác, JavaScript và nhiều ngôn ngữ lập trình khác còn hỗ trợ các cú pháp lặp khách quan đứng từ vị trí quan sát bên ngoài các collection.

4.1 Các vòng lặp for .. infor .. of

for.js

var numberArray = [ 10, 20, 30, 40, 50, 60, 70, 80, 90 ]; var keyArray = [];
for (var key in numberArray) { keyArray.push(key);
}
console.log(keyArray);
// [ 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 ] var valueArray = [];
for (var value of numberArray) { valueArray.push(value);
}
console.log(valueArray);
// [ 10, 20, 30, 40, 50, 60, 70, 80, 90 ]

Trong ví dụ ở trên chúng ta có 2 cú pháp lặp khách quan -

  • for .. in được sử dụng để lặp qua các khóa key của một collection.
  • for .. of được sử dụng để lặp qua các giá trị value của một collection.

Đối với một mảng Array thì chúng ta có các khóa key chính là các trị số chỉ vị trí index, và các giá trị value chính là các giá trị đang được lưu trữ trong mảng. Ở đây chúng ta đã không sử dụng tới các phương thức lặp chủ quan của mảng như .forEach() hay .map() để truy xuất các giá trị, tuy nhiên cơ chế lặp vẫn là đi lần lượt từ phần tử đầu tiên cho đến hết mảng.

Các cú pháp này có thể là lựa chọn tốt khi làm việc với các collection không có phương thức lặp chủ quan, ví dụ như HTMLNodeCollection. Đối với thao tác lặp và gọi hàm xử lý đơn giản thì các cú pháp này có thể bỏ đi các cặp {} và trông khá gọn gàng, dễ đọc.

4.2 Vòng lặp for nguyên thủy 😄

Trong trường hợp chúng ta cần thực hiện các thao tác xử lý phức tạp hơn, thì cú pháp lặp for có hỗ trợ thêm cách sử dụng khác, tồn tại từ khi công việc lập trình bắt đầu xuất hiện. 😄

ancient.js

var numberArray = [ 10, 20, 30, 40, 50, 60, 70, 80, 90 ];
var numberOfValues = numberArray.length; var keyArray = [];
var valueArray = []; for ( var key = 0; key < numberOfValues; key += 1
) { keyArray.push(key); valueArray.push( numberArray[key] );
} console.log(keyArray);
// [ 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 ]
console.log(numberArray);
// [ 10, 20, 30, 40, 50, 60, 70, 80, 90 ]

Ở đây cú pháp for có một cặp ngoặc đơn () để xét điều kiện lặp giống với trường hợp của if. Tuy nhiên chúng ta có tới 3 câu lệnh bên trong -

  • var key = 0 - khởi tạo biến key để theo dõi vị trí lặp tới trong collection.
  • key < numberOfValues - kiểm tra điều kiện lặp. Nếu true thì thực hiện khối lệnh bên trong cặp ngoặc xoắn {}, nếu false thì bỏ qua vòng lặp for và đi tới đoạn code tiếp theo trong chương trình chính.
  • key += 1 - tăng biến key sau khi đã thực hiện xong khối lệnh {} để di chuyển tới vị trí tiếp theo trong collection, và quay trở lại bước kiểm tra điều kiện lặp.

Với cách sử dụng này, chúng ta có thể thay đổi thao tác tăng biến key để mỗi bước lặp sẽ nhảy cóc qua một hoặc nhiều phần tử nếu muốn. 😄

Ở đây chúng ta cần lưu ý bên trong cặp ngoặc đơn () điều kiện của for, đó là các dấu chấm phẩy ; cần được sử dụng đúng với lý do nguyên thủy khiến chúng được tạo ra. Đó là chỉ được dùng để phân tách giữa các câu lệnh chứ không được dùng để trang trí cho câu lệnh tăng biến key ở cuối cùng được. 😄

4.3 Các vòng lặp whiledo .. while

Cùng xuất hiện và tồn tại song hành với cú pháp for nguyên thủy, chúng ta còn có 2 cú pháp lặp whiledo .. while cũng có mặt trong nhiều ngôn ngữ lập trình phổ biến khác. Chúng ta sẽ xem ví dụ được viết lại với cú pháp while trước.

while.js

var numberArray = [ 10, 20, 30, 40, 50, 60, 70, 80, 90 ];
var numberOfValues = numberArray.length; var keyArray = [];
var valueArray = []; var key = 0;
while (key < numberOfValues) { keyArray.push(key); valueArray.push( numberArray[key] ); key += 1; // tăng biến `key` trước khi quay lại kiểm tra điều kiện
} console.log(keyArray);
// [ 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 ]
console.log(numberArray);
// [ 10, 20, 30, 40, 50, 60, 70, 80, 90 ]

Sau đó là viết lại với cú pháp do .. while.

do.js

var numberArray = [ 10, 20, 30, 40, 50, 60, 70, 80, 90 ];
var numberOfValues = numberArray.length; var keyArray = [];
var valueArray = []; var key = 0;
do { keyArray.push(key); valueArray.push( numberArray[key] ); key += 1; // tăng biến `key` trước khi quay lại kiểm tra điều kiện
}
while (key < numberOfValues); console.log(keyArray);
// [ 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 ]
console.log(numberArray);
// [ 10, 20, 30, 40, 50, 60, 70, 80, 90 ]

Điểm khác biệt cơ bản của do .. while so với while, đó là trong cú pháp do .. while thì khối lệnh {} sẽ được thực thi ít nhất 1 lần trước khi kiểm tra điều kiện để lặp lại. Vì vậy nên cú pháp này thường được sử dụng để in giao diện người dùng trong các ứng dụng console và chờ người dùng tương tác nhập lựa chọn thao tác tiếp. Khi đó, điều kiện lặp thường sẽ phụ thuộc vào thao tác của người dùng để tiếp tục sử dụng chương trình hoặc thoát.

Tất cả chỉ là các công cụ mang lại cho chúng ta thêm khả năng để chuyển tải ý tưởng phần mềm thành các dòng code. Do đó bạn đừng cố gắng ghi nhớ chi tiết mà nên giữ một cái nhìn tổng quan. Sau đó hãy luyện tập sử dụng thứ phù hợp với phong cách tư duy của bạn nhất, cho đến khi bạn cần mở rộng kĩ năng với công cụ khác. 😄

Bài viết của chúng ta về chủ đề Collection & Looping đến đây là kết thúc. Trong bài viết tiếp theo, chúng ta sẽ tới với một chủ đề mới. Đó là dự trù và xử lý các trường hợp kết quả vận hành ngoại lệ so với logic vận hành của chương trình mà chúng ta viết ra. Bây giờ thì chúng ta nên nghỉ giải lao một chút đã. Hẹn gặp lại bạn trong bài viết tiếp theo. 😄

(Sắp đăng tải) [JavaScript] Bài 16 - Error & Handling

Bình luận

Bài viết tương tự

- vừa được xem lúc

Giới thiệu Typescript - Sự khác nhau giữa Typescript và Javascript

Typescript là gì. TypeScript là một ngôn ngữ giúp cung cấp quy mô lớn hơn so với JavaScript.

0 0 500

- vừa được xem lúc

Bạn đã biết các tips này khi làm việc với chuỗi trong JavaScript chưa ?

Hi xin chào các bạn, tiếp tục chuỗi chủ đề về cái thằng JavaScript này, hôm nay mình sẽ giới thiệu cho các bạn một số thủ thuật hay ho khi làm việc với chuỗi trong JavaScript có thể bạn đã hoặc chưa từng dùng. Cụ thể như nào thì hãy cùng mình tìm hiểu trong bài viết này nhé (go).

0 0 414

- vừa được xem lúc

Một số phương thức với object trong Javascript

Trong Javascript có hỗ trợ các loại dữ liệu cơ bản là giống với hầu hết những ngôn ngữ lập trình khác. Bài viết này mình sẽ giới thiệu về Object và một số phương thức thường dùng với nó.

0 0 136

- vừa được xem lúc

Tìm hiểu về thư viện axios

Giới thiệu. Axios là gì? Axios là một thư viện HTTP Client dựa trên Promise.

0 0 117

- vừa được xem lúc

Imports và Exports trong JavaScript ES6

. Giới thiệu. ES6 cung cấp cho chúng ta import (nhập), export (xuất) các functions, biến từ module này sang module khác và sử dụng nó trong các file khác.

0 0 93

- vừa được xem lúc

Bài toán đọc số thành chữ (phần 2) - Hoàn chỉnh chương trình dưới 100 dòng code

Tiếp tục bài viết còn dang dở ở phần trước Phân tích bài toán đọc số thành chữ (phần 1) - Phân tích đề và những mảnh ghép đầu tiên. Bạn nào chưa đọc thì có thể xem ở link trên trước nhé.

0 0 229