- vừa được xem lúc

[JavaScript] Bài 17 - Mode & Module

0 0 6

Người đăng: Semi Art

Theo Viblo Asia

Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về các chế độ mode vận hành code JavaScript nói chung. Bên cạnh đó thì chúng ta cũng sẽ gặp một khái niệm mới module giúp chúng ta phân tách và quản lý code tốt hơn khi xây dựng những ứng dụng web có nhiều tính năng và độ phức tạp cao. Hãy cùng mở đầu với các chế độ vận hành code JavaScript.

Các chế độ vận hành code JavaScript

Bây giờ, chúng ta sẽ thử vận hành code JavaScript ở một chế độ khác.

Từ từ đã, JavaScript có những chế độ vận hành nào?

Chúng ta có 2 chế độ vận hành code JavaScript là - mặc định default và nghiêm túc strict. 😄

Những điểm khác biệt giữa defaultstrict là gì?

Về cơ bản thì default sẽ giúp chúng ta tự động sửa một số lỗi lập trình và giúp cho chương trình của chúng ta có thể vận hành được mà không có sự kiện nào phát sinh ngoại lệ.

Còn strict, ở một khía cạnh khác, sẽ giúp chương trình của chúng ta luôn luôn thông báo về các ngoại lệ logic sinh ra bởi các lỗi lập trình, để giúp chúng ta nhận diện và sửa dần các thói quen viết code đã tạo ra các ngoại lệ đó.

Làm thế nào để kích hoạt strict?

Trong hầu hết mọi trường hợp thì các môi trường chạy JavaScript sẽ đều làm việc ở chế độ default - tuy nhiên cũng có một số ít trường hợp mặc định là strict và chúng ta sẽ nói tới sau.

Để chủ động kích hoạt chế độ nghiêm túc strict thì chúng ta cần sử dụng chỉ dẫn 'use strict;' mở đầu hàm function mà chúng ta đang xây dựng, hoặc mở đầu cho tệp JavaScript mà chúng ta đang viết để áp dụng cho toàn bộ code được viết trong tệp đó.

Chúng ta có thể làm một ví dụ về sự khác biệt giữa defaultstrict không?

Có. Luôn và ngay. 😄

default.js

// `default`:
// "chúng ta có thể sử dụng một biến chưa được khai báo" box = 'something';
console.log(box); // 'something'

strict.js

'use strict';
// "chưa tạo ra biến mà đã sử dụng là không đúng logic" box = 'something'; // Ngoại lệ chưa được xử lý ReferenceError: biến `box` chưa được định nghĩa
console.log(box); // dừng ở lệnh phát sinh ngoại lệ phía trên

Trong trường hợp default ở phía trên, chúng ta đã bỏ quên từ khóa khai báo biến và môi trường chạy code JavaScript sẽ tự động sửa lỗi này bằng cách ngầm định rằng chúng ta đã khai báo biến var box. Lúc này biến box sẽ trở thành biến global và là một thuộc tính của object mô tả môi trường chạy code. Như vậy chương trình của chúng ta viết ra sẽ có khả năng cao nhất để có thể vận hành được. 😄

Ở trường hợp strict thì môi trường chạy code JavaScript không thực hiện thao tác giúp chúng ta sửa lỗi như default, mà thay vào đó thì một thông báo ngoại lệ được tạo ra để chúng ta biết được thói quen viết code mà mình cần thay đổi. 😄

Cả 2 chế độ vận hành code đều rất tuyệt đứng trên phương diện hỗ trợ chúng ta xây dựng strict và vận hành default chương trình. 😄

Sử dụng module trong JavaScript

Bây giờ chúng ta sẽ thử sử dụng module trong JavaScript.

Từ từ đã. Cái module là cái gì thế?

Khái niệm module trong JavaScript nói riêng được định nghĩa là các khối tính năng được đóng gói trong một tệp JavaScript - có thể kết nối tới các tệp khác là các module con để tổng hợp lại. Tuy nhiên không phải tệp JavaScript nào cũng là một module. 😄

Vậy một tệp module khác một tệp JavaScript thông thường ở điểm nào?

Để bắt đầu sử dụng module trong môi trường trình duyệt web thì chúng ta cần chỉ định thuộc tính type="module" cho các thẻ <script>. Ví dụ -

modules/student.js

<script type="module" src="student.js"></script>

Các tệp module cần phải thực hiện thao tác xuất khẩu export các thành phần muốn chia sẻ, nếu không thì tất cả sẽ đều được ẩn đi đối với môi trường bên ngoài. Code trong các tệp module cũng sẽ cần phải thực hiện thao tác nhập khẩu import các hàm hay biến chức năng mà các module khác cung cấp để có thể sử dụng.

student.js

export class Student { ... } 

main.js

import Student from 'student.js'; var john = new Student(roll = 0, name = 'John');

Thêm vào đó, trong môi trường trình duyệt web nói riêng, các tệp module sẽ chỉ được tải và chạy 1 lần duy nhất ngay cả khi chúng ta copy/paste nhiều lần một thẻ <script> tham chiếu tới một module nào đó.

Tuy nhiên, vì các tệp module được bổ sung tính năng bảo mật giúp cho các trang web thuộc nhóm tên miền khác sẽ không thể sử dụng ké những tệp này. Do đó khi chúng ta mở tệp HTML đang lưu tĩnh trên máy tính thì tính năng module sẽ không hoạt động. Phương án xử lý là chúng ta cần chạy một phần mềm server-side đơn giản trên máy tính của chúng ta để thử tính năng này.

Nói tơi đây thì mình chợt nhớ ra là Sub-Series NodeJS của Tự Học Lập Trình Web Một Cách Tật Tự Nhiên cũng đã xuất phát với một vài bài viết rồi. Và chúng ta đã có thể tập sử dụng module tại môi trường server-side, rồi sau đó khi đã có thể gửi một tệp HTML phản hồi yêu cầu từ trình duyệt web thì bạn sẽ có thể dùng module trong môi trường trình duyệt web khi xây dựng trang web. 😄

Các thao tác xuất export / nhập import

Về cơ bản thì các thao tác xuất khẩu export trong các module có thể được chia thành 2 loại - export kèm theo tên định danh named, và export không kèm theo tên định danh default.

Và tương ứng thì các thao tác nhập khẩu import trong các module cũng sẽ có 2 loại - import bằng tên định danh named, và import sử dụng tên tự định nghĩa cho thành phần được export default.

export.js

var box = 'something';
const just = function() { console.log('named export') };
class Student {} // --- named export
export { box, just, Student }; // --- default export
export default function() { console.log('default export') };

import.js

import { box, just, Student } from 'export.js';
import defaultFunction from 'export.js'; defaultFunction(); // 'default export'

Các thao tác exportimport cũng có thể được hỗ trợ thêm với các tên định danh thay thế được khai báo bởi từ khóa as.

var box = 'something';
export { box as b };

import.js

import { b as boo } from 'export.js'; console.log(boo); // 'something'

Kết thúc bài viết

Tới đây thì bài viết về chủ đề Mode & Module của chúng ta đã kết thúc. Trong bài tiếp theo, chúng ta sẽ nói về một bộ công cụ mới của JavaScript, giúp chúng ta làm việc dễ dàng và thuận tiện hơn với các tác vụ xử lý được thực thi không đồng bộ asynchronous. Hẹn gặp lại bạn trong bài viết tiếp theo.

(Sắp đăng tải) [JavaScript] Bài 18 - Async & Await

Bình luận

Bài viết tương tự

- vừa được xem lúc

Giới thiệu Typescript - Sự khác nhau giữa Typescript và Javascript

Typescript là gì. TypeScript là một ngôn ngữ giúp cung cấp quy mô lớn hơn so với JavaScript.

0 0 529

- vừa được xem lúc

Bạn đã biết các tips này khi làm việc với chuỗi trong JavaScript chưa ?

Hi xin chào các bạn, tiếp tục chuỗi chủ đề về cái thằng JavaScript này, hôm nay mình sẽ giới thiệu cho các bạn một số thủ thuật hay ho khi làm việc với chuỗi trong JavaScript có thể bạn đã hoặc chưa từng dùng. Cụ thể như nào thì hãy cùng mình tìm hiểu trong bài viết này nhé (go).

0 0 437

- vừa được xem lúc

Một số phương thức với object trong Javascript

Trong Javascript có hỗ trợ các loại dữ liệu cơ bản là giống với hầu hết những ngôn ngữ lập trình khác. Bài viết này mình sẽ giới thiệu về Object và một số phương thức thường dùng với nó.

0 0 159

- vừa được xem lúc

Tìm hiểu về thư viện axios

Giới thiệu. Axios là gì? Axios là một thư viện HTTP Client dựa trên Promise.

0 0 149

- vừa được xem lúc

Imports và Exports trong JavaScript ES6

. Giới thiệu. ES6 cung cấp cho chúng ta import (nhập), export (xuất) các functions, biến từ module này sang module khác và sử dụng nó trong các file khác.

0 0 113

- vừa được xem lúc

Bài toán đọc số thành chữ (phần 2) - Hoàn chỉnh chương trình dưới 100 dòng code

Tiếp tục bài viết còn dang dở ở phần trước Phân tích bài toán đọc số thành chữ (phần 1) - Phân tích đề và những mảnh ghép đầu tiên. Bạn nào chưa đọc thì có thể xem ở link trên trước nhé.

0 0 250