- vừa được xem lúc

[JavaScript] Bài 26 - Inheritance in OOP

0 0 21

Người đăng: Semi Art

Theo Viblo Asia

Trích đoạn nói về OOP của learn.adacore.com:

Object-oriented programming (OOP) is a large and ill-defined concept in programming languages and one that tends to encompass many different meanings because different languages often implement their own vision of it, with similarities and differences from the implementations in other languages.

However, one model mostly "won" the battle of what object-oriented means, if only by sheer popularity. It's the model used in the Java programming language, which is very similar to the one used by C++.

Và sau một lượt copy/paste qua Google Translate:

Lập trình hướng đối tượng (OOP) là một khái niệm lớn và khó xác định trong các ngôn ngữ lập trình, và cũng là một khái niệm có xu hướng bao hàm nhiều ý nghĩa khác nhau bởi vì các ngôn ngữ khác nhau thường triển khai tầm nhìn riêng của họ về nó.

Tuy nhiên, có một mô hình đang gần như "chiến thắng" trong cuộc chiến về ý nghĩa của hướng đối tượng, nếu chỉ xét trên sự phổ biến. Đó là mô hình được sử dụng trong ngôn ngữ lập trình Java, có rất nhiều điểm tương đồng với mô hình được sử dụng bởi C++.

Tuyệt.. mình cũng thực sự chưa biết nên xác định phạm vi thảo luận như thế nào thì may mắn vớ được trích đoạn này của các kỹ sư tạo ra ngôn ngữ Ada. Như vậy chúng ta có thể lấy Java để làm điểm tham chiếu và tìm cách thể hiện logic tương đương trong JavaScript.

Online REPL

Về việc chạy thử code ví dụ minh họa thì chúng ta có thể dùng các công cụ Online miễn phí được cung cấp bởi replit.com và không cần phải cài đặt thêm công cụ gì trên máy tính đang sử dụng.

Online Java REPL: https://replit.com/languages/java10

À.. và có thể là thêm cả Python nữa. Ngôn ngữ này rất phổ biến và được xem là JavaScript của các ngôn ngữ không sử dụng dạng cú pháp Block Style đóng gói các khối lệnh bằng các cặp ngoặc xoắn { ... }; Mà thay vào đó thì các câu lệnh trong Python sẽ được xác định là cùng khối nếu có cùng khoảng trống thụt vào ở đầu dòng Indentation Style.

Online Python REPL: https://replit.com/languages/python3

Bạn hãy thử nhấn vào các liên kết REPL để chạy thử chương trình "Hello, World!" của mỗi ngôn ngữ. Ở đây thì chúng ta sẽ nói qua một chút về "Hello, World!" của Java để lược bỏ nhanh một số yếu tố chưa cần quan tâm chi tiết.

class Main { public static void main (String args[]) { String name = "Java"; System.out.println ("Hello, " + name + " !"); } } //. Main

Điểm khởi chạy của một chương trình viết bằng Java là một phương thức tĩnh main của một class bất kỳ. Tuy nhiên thì ở đây chúng ta sẽ sử dụng một class Main riêng biệt để làm điểm khởi chạy và sẽ tạo ra các class khác để mô tả các logic cần tìm hiểu trong OOP.

Tạm thời thì chúng ta sẽ chỉ cần quan tâm tới vị trí mà các câu lệnh bắt đầu được thực thi là dòng String name = "Java"; và tất cả các câu lệnh khác trong khối ngoặc xoắn { ... } của phương thức main. Và phương thức System.out.println ("a string"); là câu lệnh duy nhất mà chúng ta cần ghi nhớ tạm để in một chuỗi String ra cửa sổ console ở phía bên phải.

Có một điểm khác biệt căn bản mà chúng ta cần lưu ý về mặt cú pháp của Java so với JavaScript - đó là Java là một ngôn ngữ định kiểu tĩnh static-typing và các tên định danh khi được tạo ra sẽ cần được khai báo kèm tên kiểu dữ liệu ở ngay phía trước. Cụ thể là trong câu lệnh String name = "Java"; thì biến name được định kiểu là được sử dụng để lưu một chuỗi String bất kỳ. Nếu như chúng ta cố tình tạo logic gán vào name một giá trị số học thì khi nhấn nút Run để chạy chương trình sẽ thấy có thông báo lỗi.

Các kiểu type-hint căn bản trong Java bao gồm: String, int, float, boolean, và void là trường hợp đặc biệt được sử dụng để đánh dấu các phương thức không trả về giá trị nào.

Ok.. như vậy là đã tạm ổn. Chúng ta hãy bắt đầu nói về Inheritance.

Inheritance

Về khía cạnh kỹ thuật, Kế Thừa và Mở Rộng là tính năng giúp chúng ta giảm thiểu lượng code logic phải viết lặp lại nhiều lần khi thiết kế các class có nhiều điểm chung.

Ví dụ đầu tiên về đặc tính Kế Thừa và Mở Rộng trong Java cũng không có gì khác biệt nhiều so với những gì mà chúng ta đã biết trong JavaScript. Ở đây chúng ta có class Universe được định nghĩa là Kế Thừa và Mở Rộng từ class Entity.

À.. có một lưu ý nhỏ nữa là phương thức khởi tạo trong JavaScript có tên mặc định là constructor thì qua Java chúng ta sẽ thấy sử dụng luôn tên của class để thay thế.

class Main { public static void main (String args[]) { Universe tabha = new Universe ("Tabha", 1001, "Buddhism"); tabha.whisper (); tabha.teach (); } } //. Main // -- Entity - - - - - - - - - - - - - - - - - - - class Entity { String name; int age; Entity (String name, int age) { this.name = name; this.age = age; } void whisper () { System.out.println (this.age + " years ago..."); System.out.println (this.name + "..."); }
} //. Entity // -- Universe - - - - - - - - - - - - - - - - - - - class Universe extends Entity { String laws; Universe (String name, int age, String laws) { super (name, age); this.laws = laws; } void teach () { System.out.println (this.laws + "..."); }
} //. Universe
1001 years ago...
Tabha...
Buddhism...

Như vậy chúng ta sẽ tạm kết luận, Kế Thừa và Mở Rộng là logic triển khai code để một bản mẫu class mới có thể vay mượn được các yếu tố propertymethod từ một bản mẫu class đã có trước đó, nếu được cho phép.

Cái đoạn nếu được cho phép ở cuối cùng thì chúng ta sẽ nói tới sau, bởi vì các yếu tố Inheritance, Polymorphism, Abstraction, và Encapsulation, cũng có phần ảnh hưởng qua lại lẫn nhau.

Một lưu ý khác đó là tất cả các class trong môi trường Java đều được ngầm định là kế thừa trực tiếp từ class Object đã có sẵn nếu như chúng ta không chỉ định. JavaScript cũng vậy. Do đó nên ngoài những yếu tố propertymethod mà chúng ta tự viết code định nghĩa, thì mỗi object bất kỳ sẽ còn có thêm rất nhiều propertymethod khác cung cấp tiện ích có thể rất hữu ích trong một số trường hợp.

Multiple Inheritance

Về khía cạnh phản ánh các sự vật trong cuộc sống của chúng ta, Đa Kế Thừa là hình mẫu tự nhiên nhất giúp chúng ta tạo thành một class với các đặc điểm trait được vay mượn từ nhiều nguồn khác nhau.

Hiển nhiên, mỗi người trong số chúng ta đều sẽ chỉ kế thừa một số đặc trưng của cha, một số đặc trưng của mẹ, và một số đặc trưng khác từ mọi người và môi trường sống xung quanh, ngoài những đặc trưng thuộc về thể kích tâm linh có từ trước khi tiếp nhận cơ thể hiện tại.

Chính vì lý do này nên mô hình kế thừa đơn Single Inheritance hay còn được gọi ngắn gọn là Inheritance của Java hay JavaScript không hẳn là lý tưởng để phản ánh, biểu thị, hay mô phỏng lại một khía cạnh của cuộc sống trong môi trường lập trình.

Đó cũng chính là lý do nhiều ngôn ngữ lập trình khác còn hỗ trợ hình thức Đa Kế Thừa Multiple Inheritance. Trong trường hợp này thì một class mới có thể được extends cùng lúc nhiều class đã định nghĩa trước đó. Và ở đây chúng ta sẽ cùng xem xét một ví dụ của Python.

class TraitHardWorking: spirit = "..." stamina = 0 def work (self): print ("Spirit: %s" % self.spirit) print ("Stamina: %d" % self.stamina) print ("Working...") #-- work
#---- TraitHardWorking: class TraitRunnable: feet = 2 stamina = 0 def run (self): print ("Number of feet: %d" % self.feet) print ("Stamina: %d" % self.stamina) print ("Running...") #-- run
#---- TraitRunnable class Nihonjin (TraitHardWorking, TraitRunnable): name = "Someone" def __init__ (self, name, spirit, feet, stamina): self.name = name self.spirit = spirit self.feet = feet self.stamina = stamina #-- __init__ def live (self): self.run () self.work () #-- live
#---- Nihonjin # - main - - - - - - - - - - - - - - - - - -
takayama = Nihonjin ("Takayama", "Japanese", 2, 1001)
takayama.live ()

Trong ví dụ này thì class Nihonjin được tạo ra bằng cách thu nhặt các đặc điểm Trait từ nhiều nguồn khác nhau và yếu tố stamina được gộp lại khi xuất hiện ở nhiều hơn một Trait. Bằng cách tương tự thì chúng ta có thể tạo ra class Vietnamese với những Trait nhất định có phần giao thoa với một số Traitclass Nihonjin cũng sử dụng.

Ở cấp độ cú pháp của ngôn ngữ thì một số ngôn ngữ khác như PHP hay Scala còn có từ khóa trait tách riêng khỏi class và có tính năng chống tạo object trực tiếp từ các bản mẫu trait. Khái niệm đặc điểm hay nét đặc trưng trait, còn được gọi với một cái tên khác là mixin, được tạo ra để mô tả một khía cạnh được sử dụng khi tạo nên một bản mẫu class nào đó. Và thường thì một class sẽ được tổ hợp từ một class đã định nghĩa trước đó và các trait cần thiết.

Trait/Mixin in JavaScript

const TraitHardWorking = { spirit: "...", stamina: 0, work () { console.log ("Spirit: " + this.spirit) console.log ("Stamina: " + this.stamina) console.log ("Working...") }
} //. TraitHardWorking const TraitRunnable = { feet: 2, stamina: 0, run () { console.log ("Number of feet: " + this.feet) console.log ("Stamina: " + this.stamina) console.log ("Running...") }
} //. TraitRunnable class Nihonjin { constructor (name, spirit, feet, stamina) { Object.assign (Nihonjin.prototype, TraitHardWorking, TraitRunnable) this.name = name this.spirit = spirit this.feet = feet this.stamina = stamina } live () { this.work () this.run () }
} //. Nihonjin // - main - - - - - - - - - - - - - - - - - -
takayama = new Nihonjin ("Takayama", "Japanese", 2, 1001)
takayama.live ()
node main.js Spirit: Japanese
Stamina: 1001
Working...
Number of feet: 2
Stamina: 1001
Running...

(chưa đăng tải) [JavaScript] Bài 27 - Polymorphism in OOP

Bình luận

Bài viết tương tự

- vừa được xem lúc

Giới thiệu Typescript - Sự khác nhau giữa Typescript và Javascript

Typescript là gì. TypeScript là một ngôn ngữ giúp cung cấp quy mô lớn hơn so với JavaScript.

0 0 528

- vừa được xem lúc

Bạn đã biết các tips này khi làm việc với chuỗi trong JavaScript chưa ?

Hi xin chào các bạn, tiếp tục chuỗi chủ đề về cái thằng JavaScript này, hôm nay mình sẽ giới thiệu cho các bạn một số thủ thuật hay ho khi làm việc với chuỗi trong JavaScript có thể bạn đã hoặc chưa từng dùng. Cụ thể như nào thì hãy cùng mình tìm hiểu trong bài viết này nhé (go).

0 0 436

- vừa được xem lúc

Một số phương thức với object trong Javascript

Trong Javascript có hỗ trợ các loại dữ liệu cơ bản là giống với hầu hết những ngôn ngữ lập trình khác. Bài viết này mình sẽ giới thiệu về Object và một số phương thức thường dùng với nó.

0 0 158

- vừa được xem lúc

Tìm hiểu về thư viện axios

Giới thiệu. Axios là gì? Axios là một thư viện HTTP Client dựa trên Promise.

0 0 149

- vừa được xem lúc

Imports và Exports trong JavaScript ES6

. Giới thiệu. ES6 cung cấp cho chúng ta import (nhập), export (xuất) các functions, biến từ module này sang module khác và sử dụng nó trong các file khác.

0 0 113

- vừa được xem lúc

Bài toán đọc số thành chữ (phần 2) - Hoàn chỉnh chương trình dưới 100 dòng code

Tiếp tục bài viết còn dang dở ở phần trước Phân tích bài toán đọc số thành chữ (phần 1) - Phân tích đề và những mảnh ghép đầu tiên. Bạn nào chưa đọc thì có thể xem ở link trên trước nhé.

0 0 249