- vừa được xem lúc

[jQuery] Bài 6 - Cách Viết Một Stateful Plug-in/Widget

0 0 33

Người đăng: Semi Art

Theo Viblo Asia

Bài viết này chỉ mang tính chất ví dụ, làm quen với tài liệu và công cụ mà jQuery UI cung cấp để tạo ra một widget được dịch lại từ nguồn jQuery Learning Center.

Trong khi hầu hết các plug-in jQuery đều là stateless - không có khả năng lưu trữ dữ liệu mô tả trạng thái hiện hành của các thành phần giao diện người dùng - thì chúng ta vẫn luôn mong muốn có những tính năng vượt ngoài tính khả dụng của dạng thức viết code hiện tại. Và để giúp cho điều này trở nên khả thi, jQuery UI đã xây dựng và cung cấp một dạng thức plug-in nâng cao với khả năng tùy biến mạnh mẽ hơn.

Các widget của jQuery UI được gọi là các plug-in đặc biệt vì được xây dựng dựa trên các công cụ và các lớp trừu trượng do jQuery UI cung cấp. Do đó các widget thường có nhiều phương thức tiện ích sử dụng chung chứ không hoàn toàn tự viết bởi mỗi lập trình viên. Điều này giúp tạo ra một giao diện lập trình chung cho các widget; và giúp cho việc chia sẻ, chỉnh sửa code trở nên dễ dàng hơn.

Các widget có thể được xây dựng với khả năng lưu trữ thông tin mô tả trạng thái hiện hành stateful của các thành phần giao diện người dùng. Công cụ khởi tạo cấc widget được jQuery UI cung cấp có tên là Widget Factory và có thể được truy xuất bởi biến tham chiếu jQuery.widget. Và để làm ví dụ về các khả năng của Widget Factory, chúng ta sẽ xây dựng một plug-in đơn giản mô tả trạng thái của một thang đo tiến trình progress-bar.

Tạo một stateful widget đơn giản

Khi widget của chúng ta được gọi, nó sẽ tạo ra một object thực thể instance và tất cả các phương thức sẽ được thực thi bên trong bối cảnh của object đó. Đối tượng tạo bối cảnh thực thi các phương thức này là một object khác với object jQueryobject Element.

jQuery.widget('hnvn.progressbar', { _create: function() { var progress = this.options.value + "%"; this.element.addClass( "progressbar" ).text( progress ); }
}); // jQuery.widget

Tên của một widget phải bao gồm một không gian định danh namespace, và trong trường hợp này chúng ta đang đặt tên namespacehnvn. Ở đây this.element là một object jQuery chứa duy nhất một phần tử. Nếu như plug-in của chúng ta được gọi trên một object jQuery có chứa nhiều phần tử, thì ứng với mỗi phần tử sẽ có một object widget được tạo ra. Thuộc tính this.options được sử dụng để cung cấp các tùy chọn thiết lập ở dạng key/value. Các tùy chọn có thể được truyền vào widget như mô tả dưới đây -

$('<div></div>').appendTo('body').progressbar({ value: 21 });

Khi chúng ta gọi phương thức jQuery.widget ở ví dụ trước đó, câu lệnh này đã mở rộng jQuery bằng cách bổ sung thêm một phương thức vào jQuery.fn giống với cách mà chúng ta đã tạo ra một plug-in đơn giản ở bài trước. Các giá trị tùy chọn mà chúng ta cung cấp được cập nhật vào this.options của object mô tả widget. Chúng ta cũng có thể thiết lập các giá trị mặc định cho các tùy chọn của widget như sau -

jQuery.widget( options: { value: 0 }, _create: function() { var progress = this.options.value + '%'; this.element.addClass('progressbar').text(progress); }
); // jQuery.widget

Bổ sung các phương thức cho widget

Bây giờ chúng ta sẽ bổ sung thêm khả năng thực hiện các hành động bằng cách gọi các phương thức của widget. Để định nghĩa một phương thức của widget chúng ta chỉ cần viết ra bên trong object định nghĩa widget. Ở đây Widget Factory còn cho phép chúng ta tạo ra các phương thức ẩn private bằng cách đặt tên với ký hiệu gạch dưới _ ở phía trước.

$.widget('hnvn.progressbar', { options: { value: 0 }, _create: function() { var progress = this.options.value + '%'; this.element.addClass('progressbar').text(progress); }, // phương thức `public` value: function(value) { if (value === undefined) { return this.options.value; } else { this.options.value = this._constrain(value); var progress = this.options.value + "%"; this.element.text(progress); } }, //  // phương thức `private` _constrain: function(value) { if (value > 100) return 100; else if (value < 0) return 0; else return value; } // _constrain

Để gọi một phương thức của widget, chúng ta có thể truyền vào plug-in tên của phương thức đó. Các tham số của phương thức, nếu có, sẽ được truyền vào ở các vị trí tham số tiếp theo khi gọi plug-in.

var bar = $('<div><div/>').appendTo('body').progressbar({ value: 21 }); // Truy xuất giá trị `value` hiện tại
alert( bar.progressbar('value') ); // Cập nhật `value`
bar.progressbar('value', 50); // Get the current value again.
alert( bar.progressbar('value') );

Làm việc với các tham số tùy chọn của widget

Widget Factory có cung cấp cho chúng ta phương thức _setOption để làm việc với object mô tả các tùy chọn như sau -

jQuery.widget('hnvn.progressbar', { options: { value: 0 }, _create: function() { this.element.addClass('progressbar'); this._update(); }, _setOption: function(key, value) { this.options[key] = value; this._update(); }, _update: function() { var progress = this.options.value + '%'; this.element.text( progress ); }
}); // jQuery.widget

Bổ sung tùy chọn sử dụng hàm gọi lại callback

Một trong những cách thức đơn giản nhất để cung cấp khả năng tùy biến cho widget của chúng ta đó là bổ sung thêm khả năng hỗ trợ callback. Như vậy người sử dụng widget sẽ có thể viết code đáp ứng lại sự thay đổi trạng thái của widget. Để bổ sung tùy chọn sử dụng callback, chúng ta sử dụng phương thức _trigger với 3 tham số là - tên của callback, một object mô tả sự kiện để kích hoạt callback nếu cần thiết, và một trường giá trị tùy chọn liên quan tới callback.

jQuery.widget('hnvn.progressbar', { options: { value: 0 }, _create: function() { this.element.addClass('progressbar'); this._update(); }, _setOption: function(key, value) { this.options[key] = value; this._update(); }, _update: function() { var progress = this.options.value + '%'; this.element.text(progress); if (this.options.value == 100) this._trigger("complete", null, {value:100}); else { /* do nothing */; } } // _update
}); // jQuery.widget

Các hàm gọi lại callback về cơ bản chỉ là các tùy chọn bổ sung, vì vậy nên chúng ta có thể viết code sử dụng bên ngoài giống như các tùy chọn khác.

var bar = $('<div></div>').appendTo('body'); bar.progressbar({ complete: function(event, data) { alert('Callbacks are great!'); }
}); // progressbar bar.bind('progressbarcomplete', function(event, data) { alert('Events bubble and support many handlers for extreme flexibility.'); alert('The progress bar value is ' + data.value);
}); bar.progressbar('option', 'value', 100);

Dọn dẹp widget khi ngưng sử dụng

Trong một số trường hợp, chúng ta có thể sẽ muốn cho phép người sử dụng widget bỏ kích hoạt widget một cách chủ động. Điều này có thể được thực hiện qua phương thức _destroy, nơi mà chúng ta sẽ hoàn lại các thao tác undo mà chúng ta đã thiết lập cho widget. Phương thức _destroy sẽ tự động được gọi khi phần tử HTML tương ứng với widget của chúng ta được tách khỏi document.

jQuery.widget('hnvn.progressbar', { options: { value: 0 }, _create: function() { this.element.addClass('progressbar'); this._update(); }, _setOption: function(key, value) { this.options[key] = value; this._update(); }, _update: function() { var progress = this.options.value + '%'; this.element.text(progress); if (this.options.value === 100) this._trigger('complete', null, {value: 100}); else /* do nothing */; }, // _update _destroy: function() { this.element .removeClass('progressbar') .text(''); }
}); // jQuery.widget

Tổng kết

Widget Factory được jQuery UI cung cấp để giải quyết rất nhiều vấn đề phổ cập khi xây dựng plug-in trên nền jQuery, và hỗ trợ chúng ta có thể tạo ra các stateful widget để đáp ứng tốt hơn với những nhu cầu thiết kế plug-in có tính năng đa dạng.

Bài viết giới thiệu về cách tạo ra một stateful widget của chúng ta tới đây là kết thúc. Đây cũng là bài viết cuối cùng của Sub-Series jQuery trong Series Tự Học Lập Trình Web Một Cách Thật Tự Nhiên. Để tìm hiểu thêm về thư viện jQuery và các công cụ liên quan, bạn có thể sử dụng các nguồn hướng dẫn sau -

Bình luận

Bài viết tương tự

- vừa được xem lúc

Giới thiệu Typescript - Sự khác nhau giữa Typescript và Javascript

Typescript là gì. TypeScript là một ngôn ngữ giúp cung cấp quy mô lớn hơn so với JavaScript.

0 0 500

- vừa được xem lúc

Bạn đã biết các tips này khi làm việc với chuỗi trong JavaScript chưa ?

Hi xin chào các bạn, tiếp tục chuỗi chủ đề về cái thằng JavaScript này, hôm nay mình sẽ giới thiệu cho các bạn một số thủ thuật hay ho khi làm việc với chuỗi trong JavaScript có thể bạn đã hoặc chưa từng dùng. Cụ thể như nào thì hãy cùng mình tìm hiểu trong bài viết này nhé (go).

0 0 414

- vừa được xem lúc

Một số phương thức với object trong Javascript

Trong Javascript có hỗ trợ các loại dữ liệu cơ bản là giống với hầu hết những ngôn ngữ lập trình khác. Bài viết này mình sẽ giới thiệu về Object và một số phương thức thường dùng với nó.

0 0 136

- vừa được xem lúc

Tìm hiểu về thư viện axios

Giới thiệu. Axios là gì? Axios là một thư viện HTTP Client dựa trên Promise.

0 0 117

- vừa được xem lúc

Imports và Exports trong JavaScript ES6

. Giới thiệu. ES6 cung cấp cho chúng ta import (nhập), export (xuất) các functions, biến từ module này sang module khác và sử dụng nó trong các file khác.

0 0 93

- vừa được xem lúc

Bài toán đọc số thành chữ (phần 2) - Hoàn chỉnh chương trình dưới 100 dòng code

Tiếp tục bài viết còn dang dở ở phần trước Phân tích bài toán đọc số thành chữ (phần 1) - Phân tích đề và những mảnh ghép đầu tiên. Bạn nào chưa đọc thì có thể xem ở link trên trước nhé.

0 0 229