- vừa được xem lúc

Khác biệt giữa khóa chính và khóa ngoại trong SQL

0 0 149

Người đăng: Thu2357

Theo Viblo Asia

Các khoá chính và khóa ngoại là hai loại ràng buộc có thể được sử dụng để thực thi toàn vẹn dữ liệu trong các bảng SQL Server và đây là những đối tượng cơ sở dữ liệu quan trọng.

Trong SQL Server, có hai khóa - khóa chính và khoá ngoại dường như giống nhau, nhưng thực tế cả hai đều khác nhau về các tính năng và hành vi. Các khoá chính và khóa ngoại là hai loại ràng buộc có thể được sử dụng để thực thi toàn vẹn dữ liệu trong các bảng SQL Server và đây là những đối tượng cơ sở dữ liệu quan trọng.

Trong bài này, tôi muốn chia sẻ sự khác biệt chính giữa khóa chính và khoá ngoại.

1. Khóa chính là gì

  • Khóa chính (hay ràng buộc khóa chính) được sử dụng để định danh duy nhất mỗi record trong table của cơ sở dữ liệu.

  • Ngoài ra, nó còn dùng để thiết lập quan hệ 1-n (hay ràng buộc tham chiếu) giữa hai table trong cơ sở dữ liệu.

  • Dữ liệu (value) của field khóa chính phải có tính duy nhất. Và không chứa các giá trị Null.

  • Mỗi table nên chỉ có một khóa chính, khóa chính có thể tạo ra từ nhiều field của table.

2. Khóa ngoại là gì

  • Khóa ngoại của một table được xem như con trỏ trỏ tới khóa chính của table khác.

  • Nếu trường MaSV của table DiemSV được sử dụng để tạo ràng buộc tham chiếu đến table HSSV, thông qua khóa chính là MaSV thì MaSV của table DiemSV được gọi là khóa ngoại của bảng này. Đây cũng chính là lý do mà ta nói, khóa ngoại được xem như con trỏ trởi tới khóa chính.

  • Để hiểu rõ hơn về ý nghĩa sử dụng của khóa chính, khóa ngoại chúng ta hãy xét ví dụ sau: Giả sử cơ sở dữ liệu QLDiemSV có hai table: HSSV và DiemSV như sau:

  • Table HSSV gồm 6 field, trong đó MaSV được chọn làm khóa chính của table này.

  • Table DiemSV gồm 6 field, trong đó STT là khóa chính và MaSV được chọn làm khóa ngoại của table này.

  • Như vậy, hai table HSSV và DiemSV quan hệ dữ liệu với nhau thông qua field MaSV của mỗi table (đây là quan hệ 1 – n). Hay nói cách khác, ràng buộc tham chiếu đã được tạo giữa hai table (từ table DiemSV đến table HSSV).

  • Với ràng buộc này thì, việc người sử dụng vô tình hay cố ý phá hủy các liên kết sẽ bị ngăn chặn. Và, người sử dụng cũng không thể nhập vào cột khóa ngoại một giá trị mà giá trị đó không xuất hiện ở cột khóa chính mà khóa này trỏ tới (không thể nhập điểm cho một sinh viên, vào table DiemSV, mà mã của họ không xuất hiện ở cột MaSV ở table HSSV).

3. Thiết lập khóa chính

  • Để tạo khóa chính ngay trong khi tạo table ta có thể sử dụng câu lệnh SQL Create Table như sau:

    (
    MaSV varchar (8) NOT NULL,
    Holot varchar(20), Ten varchar(8),
    NgaySinh Date, MaLop varchar(8) NOT NULL,
    Lienhe varchar(11) NOT NULL,
    PRIMARY KEY (MaSV)
    ); 
  • Câu lệnh này dùng để tạo table HSSV, đồng thời chỉ định field MaSV làm khóa chính cho nó.

  • Trong trường hợp khóa chính được thành lập từ nhiều field và ta cần đặt tên cho ràng buộc khóa này thì có thể sử dụng câu lệnh Create Table như sau:

    (
    MaSV varchar (8) NOT NULL,
    Holot varchar(20), Ten varchar(8),
    NgaySinh DATE, MaLop varchar(8) NOT NULL,
    Lienhe varchar(11) NOT NULL,
    CONSTRAINT Ma PRIMARY KEY (MaSV, MaLop)
    ); 
  • Vậy khóa chính table này được thành lập từ hai field: MaSV và MaLop và tên của ràng buộc này là Ma.

3.1 Tạo khóa chính cho table đã tạo

  • Sử dụng câu lệnh sau:

    ALTER TABLE HSSV ADD PRIMARY KEY (MaSV)

  • Hoặc:

    ALTER TABLE HSSV ADD CONSTRAINT Ma PRIMARY KEY (MaSV, MaLop)

  • Rõ ràng, trong trường hợp này các field MaSV, MaLop phải đã được khai báo ràng buộc NOT NULL (trng khi tạo table).

3.2 Xóa khóa chính

  • Sử dụng câu lệnh sau:

    ALTER TABLE HSSV DROP PRIMARY KEY;

  • Hoặc:

    ALTER TABLE HSSV DROP CONSTRAINT Ma

4. Thiết lập khóa ngoại

  • Để tạo khóa ngoại ngay trong khi tạo table ta có thể sử dụng câu lệnh SQL Create Table như sau:

    (
    STT INT NOT NULL AUTO_INCREMENT,
    MaSV varchar(8) NOT NULL,
    MonHoc varchar(6) NOT NULL,
    HKI, HKII, ĐTB_Nam INT,
    PRIMARY KEY (STT),
    FOREIGN KEY (MaSV) REFERENCES HSSV(MaSV)
    ) 
  • Câu lệnh này: Tạo table DiemSV gồm 6 field, trong đó khóa chính là field STT và field khóa ngoại là MaSV. Table này tạo ràng buộc tham chiếu đến table HSSV thông qua field MaSV.

  • Dạng khác:

    (
    STT INT NOT NULL AUTO_INCREMENT,
    MaSV varchar(8) NOT NULL,
    MonHoc varchar(6) NOT NULL,
    HKI, HKII, ĐTB_Nam INT,
    PRIMARY KEY (STT),
    CONSTRAINT Ma FOREIGN KEY (MaSV) REFERENCES HSSV(MaSV)
    ) 
  • Khi cần đặt tên cho ràng buộc khóa ngoại và khóa ngoại được hình thành từ nhiều field thì ta phải sử dụng câu lệnh Create Table theo dạng này.

4.1 Tạo khóa ngoại cho table đã tạo

  • Ví dụ:

    
    REFERENCES HSSV(MaSV) 
  • Hoặc:

    
    FOREIGN KEY (MaSV) REFERENCES HSSV(MaSV) 
  • Câu lệnh này được sử dụng trong trường hợp cần đặt tên cho ràng buộc khóa ngoại và khóa ngoại được hình thành từ nhiều field.

4.2 Xóa khóa ngoại

  • Ví dụ:

    ALTER TABLE DiemSV DROP FOREIGN KEY Ma

  • Câu lệnh MySQL ALTER được sử dụng rất phổ biến trong các trường hợp thay đổi tên của table, tên của field hoặc thêm/xóa các field trong một table nào đó. Vì vậy, chúng ta sẽ trở lại câu lệnh này ở các bài sau.

5. Bảng so sánh

Khóa chính Khóa ngoại
Khóa chính xác định duy nhất một bản ghi trong bảng. Khóa ngoại là một trường trong bảng và là khóa chính trong một bảng khác.
Khóa chính không chấp nhận các giá trị rỗng. Khóa ngoại có thể chấp nhận nhiều giá trị rỗng.
Theo mặc định, khoá chính là chỉ mục được nhóm và dữ liệu trong bảng cơ sở dữ liệu được tổ chức theo thứ tự của dãy chỉ mục nhóm. Khóa ngoại không tự động tạo ra một chỉ mục, nhóm hoặc không nhóm. Bạn có thể tự tạo một chỉ mục trên khoá ngoại.
Chúng ta chỉ có thể có một khóa chính trong một bảng. Chúng ta có thể có nhiều khoá ngoại trong một bảng.

6. Tổng kết

  • Chúng ta chỉ sử dụng các cách trên để tạo khóa chính trong MySQL và không chỉ có ở MySQL mà ở SQL Server cũng có cú pháp tương tự vì chúng đều sử dụng ngôn ngữ T-SQL.

  • Thông thường khi làm việc với các ứng dụng web thì ta ít khi sử dụng khóa ngoại bởi vì sẽ rất chậm, vì vậy người ta sẽ cố gắng thiết kế CSDL làm sao tối ưu để không tồn tại khóa ngoại.

Bình luận

Bài viết tương tự

- vừa được xem lúc

Giới thiệu Typescript - Sự khác nhau giữa Typescript và Javascript

Typescript là gì. TypeScript là một ngôn ngữ giúp cung cấp quy mô lớn hơn so với JavaScript.

0 0 525

- vừa được xem lúc

Cài đặt WSL / WSL2 trên Windows 10 để code như trên Ubuntu

Sau vài ba năm mình chuyển qua code trên Ubuntu thì thật không thể phủ nhận rằng mình đã yêu em nó. Cá nhân mình sử dụng Ubuntu để code web thì thật là tuyệt vời.

0 0 396

- vừa được xem lúc

Đặt tên commit message sao cho "tình nghĩa anh em chắc chắn bền lâu"????

. Lời mở đầu. .

1 1 737

- vừa được xem lúc

Tìm hiểu về Resource Controller trong Laravel

Giới thiệu. Trong laravel, việc sử dụng các route post, get, group để gọi đến 1 action của Controller đã là quá quen đối với các bạn sử dụng framework này.

0 0 358

- vừa được xem lúc

Phân quyền đơn giản với package Laravel permission

Như các bạn đã biết, phân quyền trong một ứng dụng là một phần không thể thiếu trong việc phát triển phần mềm, dù đó là ứng dụng web hay là mobile. Vậy nên, hôm nay mình sẽ giới thiệu một package có thể giúp các bạn phân quyền nhanh và đơn giản trong một website được viết bằng PHP với framework là L

0 0 449

- vừa được xem lúc

Bạn đã biết các tips này khi làm việc với chuỗi trong JavaScript chưa ?

Hi xin chào các bạn, tiếp tục chuỗi chủ đề về cái thằng JavaScript này, hôm nay mình sẽ giới thiệu cho các bạn một số thủ thuật hay ho khi làm việc với chuỗi trong JavaScript có thể bạn đã hoặc chưa từng dùng. Cụ thể như nào thì hãy cùng mình tìm hiểu trong bài viết này nhé (go).

0 0 433