- vừa được xem lúc

Macroable Laravel Classes

0 0 4

Người đăng: Trần Đào Mạnh

Theo Viblo Asia

Introduction

Ngay khi khởi tạo một project, Laravel đã cung cấp cho chúng ta rất nhiều các tính năng hữu ích để thiết kế hệ thống của mình. Tuy nhiên, vẫn có vô số các tình huống mà chỉ những hàm có sẵn là không đủ. Để có thể mở rộng được các class có sẵn đó thông qua kế thừa, ta sẽ cần phải làm nhiều bước phức tạp. Giải quyết vấn đề trên, Laravel cung cấp cho người dùng Macroable trait. Trong bài viết này chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu:

  • I. What is a Macroable Class
  • II. How to use Macroable in Laravel
  • III. Digging Deeper

I. What is a Macroable Class

Macroable là một trait trong Laravel, các class có thể mở rộng sử dụng Macros được gọi là Macroable class. Macros cung cấp cho lập trình viên một phương thức đơn giản cho phép ta mở rộng một lớp đã tồn tại của Laravel với các hàm do bản thân định nghĩa.

II. How to use Macroable in Laravel

1. How to use

Để cho phép lập trình viên dễ dàng thêm phương thức các class đã tồn tại, Laravel cung cấp hai phương thức:

  • static void macro(string $name, object|callable $macro)
  • static void mixin(object $mixin, bool $replace = true)

a. Thêm một hàm mới sử dụng Macro

Phương thức macro() cho phép chúng ta thực hiện đăng ký các hàm mới cho Macroable Class. Các hàm này sẽ được viết trong phương thức boot() của ServiceProvider (VD: AppServiceProvider). macro() nhận vào hai giá trị đầu vào trong đó: giá trị thứ nhất là tên hàm đăng ký, giá trị thứ hai là một callback function định nghĩa hàm chúng ta muốn đăng ký.

VD: Thực hiện thêm hàm prefix vào class Support Str của Laravel.

namespace App\Providers; use ... class AppServiceProvider extends ServiceProvider
{ ... public function boot() { Str::macro('prefix', function ($string, $prefix) { return $prefix . $string; }); } ...
}

b. Thêm nhiều hàm mới sử dụng Mixin

Trong trường hợp chúng ta có nhiều hàm muốn thêm, việc viết hàng loạt các khai báo macro trong AppServiceProvider khiến ServiceProvider của chúng ta trở nên quá lớn và việc quản lý chỉnh sửa trở nên khó khăn. Thay vào đó, Laravel cho phép lập trình viên mix các hàm của một Object vào Macroable Class sử dụng mixin().

Tương tự như, macro() ta thực hiện khai báo mixin() trong hàm boot() của ServiceProvider. Tuy nhiên thay vì truyền vào tên và hàm callback tương ứng ta thực hiện truyền vào một đối tượng của class ta muốn mix vào Macroable Class. Laravel sau đó sẽ thực hiện tách các phương thức và đăng ký vào danh sách các Macros.

VD: Thực hiện tạo và mix class StrMixin vào class Support Str của Laravel.

use ... class StrMixin
{ ... public function prefix($string, $prefix) { return $prefix . $string; } public function suffix($string, $suffix) { return $string . $suffix; } ...
}
# =====================================================
# Trong AppServiceProvider namespace App\Providers; use ... class AppServiceProvider extends ServiceProvider
{ ... public function boot() { Str::mixin(new StrMixin()); } ...
}

c. Xử lý hàm trùng lặp

Trong quá trình thêm các hàm mới, ta có khả năng sẽ sinh ra các Macros trùng lặp trong. Mặc định Laravel sẽ thực hiện ghi đè các hàm trùng lặp với hàm chúng ta định nghĩa. Trong trường hợp ta không muốn ghi đè các hàm đã tồn tại với hàm trong Mixin ta có thể truyền thêm giá trị boolean vào tham số thứ hai replace.

VD:

 Str::mixin(new StrMixin(), false);

2. Các Macroable Class trong Laravel

  • Illuminate\Auth\RequestGuard
  • Illuminate\Auth\SessionGuard
  • Illuminate\Cache\Repository
  • Illuminate\Console\Command
  • Illuminate\Console\Scheduling\Event
  • Illuminate\Cookie\CookieJar
  • Illuminate\Database\Eloquent\FactoryBuilder
  • Illuminate\Database\Eloquent\Relations\Relation
  • Illuminate\Database\Grammar
  • Illuminate\Database\Query\Builder
  • Illuminate\Database\Schema\Blueprint
  • Illuminate\Filesystem\Filesystem
  • Illuminate\Foundation\Testing\TestResponse
  • Illuminate\Http\JsonResponse
  • Illuminate\Http\RedirectResponse
  • Illuminate\Http\Request
  • Illuminate\Http\Response
  • Illuminate\Http\UploadedFile
  • Illuminate\Mail\Mailer
  • Illuminate\Routing\PendingResourceRegistration
  • Illuminate\Routing\Redirector
  • Illuminate\Routing\ResponseFactory
  • Illuminate\Routing\Route
  • Illuminate\Routing\Router
  • Illuminate\Routing\UrlGenerator
  • Illuminate\Support\Arr
  • Illuminate\Support\Collection
  • Illuminate\Support\LazyCollection
  • Illuminate\Support\Str
  • Illuminate\Support\Testing\Fakes\NotificationFake
  • Illuminate\Translation\Translator
  • Illuminate\Validation\Rule
  • Illuminate\View\Factory
  • Illuminate\View\View

III. Digging Deeper

Để dễ dàng thêm các hàm tự định nghĩa vào class có sẵn, các class nên trên sử dụng trait Illuminate\Support\Traits\Macroable. Trait bao gồm các hàm:

  • static void macro(string $name, object|callable $macro) : Đăng ký macro mới.
  • static void mixin(object $mixin, bool $replace = true) : Mix một object vào class.
  • static bool hasMacro(string $name) : Kiểm tra Macro đăng ký hay chưa.
  • static mixed __callStatic(string $method, array $parameters) / static mixed __call(string $method, array $parameters) : Gọi hàm Macro được đăng ký.

Luồng hoạt động:

  1. Ta thực hiện đăng ký một hàm mới thông qua macro() hoặc mixin(), hàm callback được đưa vào một mảng static macros[].
  2. Khi lập trình viên thực hiện gọi một hàm không tồn tại, PHP sẽ tự chuyển tới hàm __callStatic()/__call().
  3. Laravel thực hiện kiểm tra hàm chúng ta gọi tới phải nằm trong mảng các Macros đã đăng ký.
  4. Nếu hàm tồn tại, hệ thống thực hiện gọi động phương thức đó và trả về kết quả. Nếu không hệ thống trả về BadMethodCallException.

Tổng kết

Vậy qua bài viết trên chúng ta đã biết được: Macroable class là gì, cách sử dụng chúng trong Laravel, các class có thể mở rộng sử dụng Macros và chúng ta cũng đi sâu vào cách mà chúng hoạt động. Xin cảm ơn mọi người dành thời gian để đọc bài viết trên. Nếu mọi người có câu hỏi hay góp ý gì xin hãy comment bên dưới.

References

Bình luận

Bài viết tương tự

- vừa được xem lúc

Cài đặt WSL / WSL2 trên Windows 10 để code như trên Ubuntu

Sau vài ba năm mình chuyển qua code trên Ubuntu thì thật không thể phủ nhận rằng mình đã yêu em nó. Cá nhân mình sử dụng Ubuntu để code web thì thật là tuyệt vời.

0 0 374

- vừa được xem lúc

Phân quyền đơn giản với package Laravel permission

Như các bạn đã biết, phân quyền trong một ứng dụng là một phần không thể thiếu trong việc phát triển phần mềm, dù đó là ứng dụng web hay là mobile. Vậy nên, hôm nay mình sẽ giới thiệu một package có thể giúp các bạn phân quyền nhanh và đơn giản trong một website được viết bằng PHP với framework là L

0 0 421

- vừa được xem lúc

Sử dụng Swagger để xây dựng API documentation

Giới thiệu về Swagger. RESTful API là một tiêu chuẩn dùng trong việc thiết kế API cho các ứng dụng web (thiết kế Web services) để tiện cho việc quản lý các resource.

0 0 1k

- vừa được xem lúc

So sánh Interface và Abstract trong lập trình hướng đối tượng.

Tổng quan. Interface và Abstract class là 2 khái niệm cơ bản trong lập trình OOP.

0 0 48

- vừa được xem lúc

CURL và cách sử dụng trong PHP

Giới Thiệu. CURL là bộ thư viện được sử dụng để giúp thực hiện việc chuyển dữ liệu thông qua nhiều giao thức khác nhau (như HTTP, FPT...). Với giao thức HTTP, cURL hỗ trợ việc gửi dữ liệu sử dụng tất cả các phương thức hiện có như GET, POST, PUT, DELETE... cURL cũng hỗ trợ việc chuyền dữ liệu sử dụn

0 0 77

- vừa được xem lúc

Thêm dòng dữ liệu mới (MySQL) trong Laravel

Chào các bạn, Laravel hiện đang là hot trend trong "thế giới PHP". 1. Cấu hình cơ bản ban đầu. .

0 0 38