Một Vài Lưu Ý Khi Lập Lịch Hàng Tháng với EventBridge

0 0 0

Người đăng: BeautyOnCode

Theo Viblo Asia

Trong bài viết hôm nay, mình sẽ chia sẻ về một chủ đề đơn giản nhưng thú vị: lập lịch công việc định kỳ (scheduling). Hãy tưởng tượng bạn cần tự động tặng thêm $10 hàng tháng cho khách hàng đã đăng ký gói Premium của dịch vụ bạn cung cấp.

Với AWS, có hai giải pháp phổ biến để giải quyết bài toán này: SQS QueueEventBridge. Trong bài viết này, mình sẽ tập trung vào giải pháp sử dụng Amazon EventBridge Scheduler.

Để bạn dễ hình dung bài toán, dưới đây là Subscription-Based Payment Flow with AWS EventBridge and Stripe:

Mô tả flow:

  • (1) Người dùng muốn mua gói subscription Premium theo hình thức thanh toán hàng năm.
  • (2) Ứng dụng Frontend gọi đến Backend để lấy thông tin phiên checkout của Stripe.
  • (3) Ứng dụng FE nhận được URL phiên checkout và chuyển hướng người dùng đến giao diện Stripe để bắt đầu thanh toán.
  • (4) Người dùng điền thông tin và thanh toán thành công.
  • (5) Stripe kích hoạt một Webhook event thông báo thanh toán thành công, một gói đăng ký mới được kích hoạt.
  • (6) Ứng dụng BE lắng nghe sự kiện và tạo một Event Bridge Scheduler sẽ chạy hàng tháng, bắt đầu từ thời gian hiện tại.
  • (7) Event Bridge Scheduler kích hoạt sự kiện theo lịch (hàng tháng), hàm Lambda được cài đặt làm mục tiêu sẽ chạy.
  • (8) Lambda xử lý logic công việc và cập nhật cơ sở dữ liệu (nếu có).

Bài viết này sẽ tập trung phân tích cách lập lịch hàng tháng với EventBridge Scheduler trong flow 6 và 7: Schedule Monthly Task with EventBridge

Amazon EventBridge là gì?

Amazon EventBridge là một dịch vụ serverless của AWS, giúp bạn dễ dàng kết nối các ứng dụng thông qua các sự kiện (event-driven). EventBridge hỗ trợ lập lịch công việc và chuyển tiếp sự kiện từ nhiều nguồn khác nhau (AWS services, SaaS apps, custom applications) đến các mục tiêu như Lambda, SQS, Step Functions...

Bạn có thể xem thêm video giới thiệu ngắn gọn này.

Amazon EventBridge Scheduler là gì?

Amazon EventBridge Scheduler là một tính năng được tích hợp sẵn trong EventBridge, cho phép lập lịch và thực thi các công việc định kỳ hoặc vào các thời điểm cụ thể trong tương lai. Nó giúp tự động hóa các tác vụ như gửi thông báo, kích hoạt Lambda function, chạy Step Functions, và gửi sự kiện đến các dịch vụ khác trong AWS theo lịch trình được xác định trước.

Các tính năng chính:

  • Lập lịch công việc định kỳ.
  • Hỗ trợ các loại khác nhau: Rate-based, Cron-based, One-time.
  • Tích hợp với các dịch vụ AWS như Lambda, Step Functions, SQS. ...
  • Quản lý lịch trình dễ dàng qua AWS Management Console, SDK, CLI, API

Phân Loại Lịch trong EventBridge Scheduler

EventBridge Scheduler hỗ trợ 3 loại schedule:

Rate-based schedule (Định kỳ theo chu kỳ):

  • Dùng để trigger event theo khoảng thời gian cố định.
  • Cú pháp: rate(value unit) với value là số dương và unit là minutes, hours, hoặc days.
  • Ví dụ: rate(5 minutes) sẽ trigger event mỗi 5 phút.

Cron-based schedule (Định kỳ theo lịch cụ thể):

  • Dùng để trigger event vào thời gian cụ thể trong ngày, tuần, tháng hoặc năm.
  • Cú pháp: cron(minutes hours day-of-month month day-of-week year)
  • Ví dụ: cron(0 0 1 * ? *) sẽ trigger vào 0h ngày 1 mỗi tháng.

One-time schedule (chỉ định một lần):

  • Trigger sự kiện duy nhất vào một thời điểm cụ thể.

Phân Tích Bài Toán Lập Lịch Hàng Tháng

Giả sử bạn cần tự động thực hiện tác vụ trên (tặng $10 vào tài khoản) hàng tháng vào đúng ngày mua "Premium subscription" của khách hàng, dưới đây là phân tích về hai phương pháp phổ biến:

Rate-based Schedule

  • Rate expression: rate(30 days)
  • Hạn chế: Tháng có thể dài hơn hoặc ngắn hơn 30 ngày (ví dụ tháng 2 có 28 ngày). Do đó, việc sử dụng rate(30 days) sẽ gây ra sự chênh lệch, khiến người dùng nhận thông báo hoặc hành động không đúng ngày mong muốn.

Cron-based Schedule

  • Cron expression: cron(0 0 x * ? *)
    • trigger event mỗi tháng vào ngày x (ngày mua Premium subscription).
  • Hạn chế:
    • Nếu người dùng mua gói vào ngày 31, cron sẽ không thể trigger trong các tháng không có ngày 31 (tháng 2, 4, 6, 9, 11).
    • Tương tự cho các ngày 29, 30 thì tháng 2 sẽ bị thiếu events.

Giải Pháp Xử Lý Cron-based Schedule

Sử Dụng Ngày Đầu Tháng Tiếp Theo

  • Đặt cron chuyển các ngày lớn hơn 28 thành ngày 1 của tháng tiếp theo.
  • Cách này đơn giản, đảm bảo mỗi tháng đều có event trigger, nhưng có thể gây trễ 1-2 ngày với người dùng.
  • Ví dụ:
    • Ngày ≤ 28: cron(0 0 x * ? *)
    • Ngày > 28: cron(0 0 1 * ? *)

Sử Dụng One-time Schedule

  • Với mỗi lần trigger, Lambda function sẽ tạo ra lịch trigger tiếp theo dựa trên logic tính toán ngày cuối cùng của tháng.
  • Ví dụ: nếu user mua gói Premium vào ngày 31/12/2024, các lần trigger tiếp theo sẽ là 31/01/2025, 28/02/2025, 31/03/2025. Viết logic code để chọn đúng ngày tiếp theo và tạo one-time schedule tương ứng.

Giải Pháp Xử Lý Online Payment Tương Ứng với Scheduler

Sau khi chọn được loại schedule phù hợp với mình là "Sử Dụng Ngày Đầu Tháng Tiếp Theo", mình cần xử lý logic tương ứng với sự kiện Stripe Payment.

Ví dụ:

  • Nếu người dùng thanh toán vào ngày 28/2/2024 nhưng bạn chọn cron(0 0 1 * ? *), sự kiện sẽ trigger vào ngày 01/03/2024 (trễ 1 ngày).
  • Nếu thanh toán vào ngày 30/10/2024 nhưng bạn chọn cron(0 0 1 * ? *), sự kiện sẽ trigger vào ngày 01/11/2024 (trễ 2 ngày).

Nếu đó là chương trình khuyến mãi, việc trễ 1-2 ngày là có thể chấp nhận được. Tuy nhiên, nếu tính chất công việc quan trọng yêu cầu chính xác cao, thì hướng tiếp cận này chưa phải là tối ưu nhất.

Với Stripe, có một tính năng là Prorations - cài đặt "proration_behavior": "none" khi tạo checkout session, người dùng sẽ không trả chi phí cho 1-2 ngày gap giữa ngày mua subscription và ngày trigger event quan trọng, vì thanh toán thực tế sẽ diễn ra vào ngày 1 của tháng tiếp theo.

Điều này giúp bạn giữ chính xác về ngày trigger event cũng như đảm bảo quyền lợi cho người dùng.

Kết Luận

Khi lập lịch công việc định kỳ với AWS EventBridge, bạn cần cân nhắc kỹ các trường hợp đặc biệt như:

  • Các tháng không có đủ số ngày trong cron expression.
  • Sự khác biệt về số ngày giữa các tháng.

Hy vọng bài viết này giúp bạn hiểu rõ hơn cách dùng EventBridge Scheduler và cách chọn schedule type phù hợp với bài toán của mình.


Đọc thêm:


Bài viết này nằm trong khuôn khổ sự kiện chia sẻ Advent of Sharing thường niên tổ chức tháng 12 của cộng đồng Webuild.

Bình luận

Bài viết tương tự

- vừa được xem lúc

PDF Export, cẩn thận với những input có thể truyền vào

Giới thiệu. Dạo gần đây mình tình cờ gặp rất nhiều lỗi XSS, tuy nhiên trang đó lại có sử dụng dữ liệu người dùng input vào để export ra PDF.

0 0 66

- vừa được xem lúc

Giới thiệu về AWS Batch

Khi sử dụng hệ thống cloud service, điều chúng ta thường phải quan tâm đến không chỉ là hiệu suất hoạt động (performance) mà còn phải chú ý đến cả chi phí bỏ ra để duy trì hoạt động của hệ thống. Chắn hẳn là hệ thống lớn hay nhỏ nào cũng đã từng phải dùng đến những instance chuyên để chạy batch thực

0 0 143

- vừa được xem lúc

Tìm hiểu về AWS KMS

1. AWS KMS là gì. Ở KMS bạn có thể lựa chọn tạo symetric key (khóa đối xứng) hoặc asymetric key (khóa bất đối xứng) để làm CMK (Customer Master Key). Sau khi tạo key thì có thể thiết đặt key policy để control quyền access và sử dụng key.

0 0 66

- vừa được xem lúc

AWS VPC cho người mới bắt đầu

Tuần này, tôi trình bày lại những gì tôi đã học được về Virtual Private Cloud (VPC) của Amazon. Nếu bạn muốn xem những gì tôi đã học được về AWS, hãy xem Tổng quan về DynamoDB và Tổng quan về S3. VPC là gì. Những điều cần lưu ý:.

0 0 84

- vừa được xem lúc

AWS Essentials (Phần 6): Guildline SNS Basic trên AWS

Tiếp tục với chuỗi bài viết về Basic AWS Setting, chúng ta tiếp tục tìm hiểu tiếp tới SNS (Simple Notification Service). Đây là một service của AWS cho phép người dùng setting thực hiện gửi email, text message hay push notification tự động tới mobile device dựa trên event người dùng setting phía AWS

0 0 145

- vừa được xem lúc

Sử dụng Amazon CloudFront Content Delivery Network với Private S3 Bucket — Signing URLs

Trong nhiều trường hợp, thì việc sử dụng CDN là bắt buộc. Mình đã trải nghiệm với một số CDN nhưng cuối cùng mình lựa chọn sử dụng AWS CloudFront.

0 0 118