- vừa được xem lúc

[NodeJS] Bài 9 - Process & Child

0 0 5

Người đăng: Semi Art

Theo Viblo Asia

Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về việc quản lý tiến trình vận hành phần mềm - hay còn được gọi là process - và một vài công cụ do NodeJS cung cấp để hỗ trợ việc tạo ra và quản lý các tiến trình vận hành code. Tuy nhiên trước khi bắt đầu thảo luận về các công cụ do NodeJS cung cấp, chúng ta cần xem một process được biểu thị như thế nào trong môi trường hệ điều hành mà chúng ta đang sử dụng.

Nếu như bạn đang sử dụng Windows thì có thể tìm và mở phần mềm Resource Monitor hoặc Task Manager để xem danh sách tất cả các tiến trình vận hành phần mềm đang được quản lý bởi hệ thống. Ví dụ trong ảnh chụp màn hình minh họa dưới đây thì mỗi một process được Task Manager biểu thị bằng một hàng trong bảng Details; Và được gắn với một mã Process ID ở cột thứ hai để phân biệt với các tiến trình khác.

Ồ... mình đang sử dụng duy nhất một cửa sổ Firefox với 1 tab đang soạn thảo bài viết tại đây, nhưng lại có tới 10 tiến trình firefox.exe khác nhau đang hoạt động song song. Để mình thử mở một phần mềm đơn giản hơn xem kết quả thế nào, Notepad chắc là đơn giản nhất rồi.

Hm... Một cửa sổ Notepad chỉ sử dụng duy nhất một tiến trình. Như vậy là một phần mềm, như chúng ta đã thấy, có thể sử dụng nhiều tiến trình để thực hiện các công việc ở phía sau giao diện người dùng. Và ở trong bảng Task Manager vừa nãy thì cũng có rất nhiều những phần mềm khác không thể hiện trên giao diện người dùng, giống như phần mềm server của trang blog đơn giản mà chúng ta đã viết, cũng sử dụng nhiều tiến trình vận hành song song.

Các module quản lý tiến trình

Cũng như các ứng dụng khác trong cùng thiết bị, mỗi ứng dụng NodeJS mà chúng ta lập trình cũng sẽ được vận hành trên một hoặc nhiều tiến trình.

Cụ thể là chúng ta sẽ luôn có một tiến trình chính main process, gắn liền với tệp mà chúng ta khởi chạy với lệnh node tên-tệp.js. Vì vậy nên trong nhiều ngôn ngữ lập trình, hàm khởi đầu chương trình có tên mặc định là main() - có nghĩa là bắt đầu tiến trình chính.

Các tiến trình phụ (nếu có) sẽ được đặt tên theo convention riêng tùy vào project và người viết code. Tuy nhiên ở lớp cơ sở thì NodeJS gọi là các tiến trình con child process.

Và tương ứng với hai loại tiến trình này, NodeJS có cung cấp 2 module khởi điểm cung cấp giao diện lập trình cho chúng ta có thể chủ động tạo ra và quản lý các tiến trình là:

  • Module process - cung cấp object process mô tả tiến trình chính main process.
  • Module child_process - cung cấp class ChildProcess và các phương thức khởi tạo các tiến trình con sử dụng class này.

Main process

Mặc dù object process được gắn với object môi trường toàn cục global và có thể được truy xuất ở bất kỳ đâu trong project. Tuy nhiên tài liệu của NodeJS khuyến khích thực hiện thêm thao tác require("process") trong tệp cần sử dụng. Ở đây chúng ta sẽ sử dụng lại code server "Hello World" từ những bài viết đầu tiên của Sub-Series này để hiển thị một số thông tin về main process.

const process = require(`process`);
const http = require(`http`); /* --- Create a server */ const handleRequest = function(request, response) { var html = ` <h1> Process </h1> <h2> Title: ${process.title} </h2> <h2> ID: ${process.pid} </h2> <h2> OS: ${process.platform} </h2> `; // html response.setHeader(`content-type`, `text/html`); response.statusCode = 200; response.end(html);
}; const server = http.createServer(handleRequest); /* --- Start server */ const port = 3000;
const hostname = `127.0.0.1`; const callback = function() { console.log(`Server is running at...`); console.log(`http://${hostname}:${port}/`);
}; server.listen(port, hostname, callback);
cd Desktop
node main.js

http://127.0.0.1:3000/

Child process

Các tiến trình con có thể được tạo ra bởi nhiều phương thức khác nhau và NodeJS có cung cấp một vài module khác nữa để thực hiện việc này. Tuy nhiên tất cả đều được xây dựng dựa trên giao diện lập trình do module child_process cung cấp. Và phương thức cơ bản nhất có tên là spawn - được sử dụng để chạy một câu lệnh trong cửa sổ dòng lệnh như chúng ta thường thao tác trên giao diện đồ họa.

child_process.spawn(command[, args][, options]);

Trong cú pháp của spawn được cung cấp bởi tài liệu của NodeJS thì tạm thời chúng ta sẽ chỉ quan tâm tới command[, args]. Ví dụ khi chúng ta chạy một câu lệnh nào đó trong cửa sổ dòng lệnh ví dụ như npm install --save something; thì npm là lệnh cần thực thi command, và phần còn lại đều là các tham số args.

var command = 'npm';
var args = ['install', '--save', 'something']
var subprocess = child_process.spawn(command, args);

Phương thức này mở ra một tiềm năng mới giúp chúng ta có thể chạy một phần mềm khác trong cùng thiết bị từ code viết trên nền NodeJS. Ví dụ như mở một trình duyệt web và trỏ tới một địa chỉ web nào đó, hoặc chạy một module được viết trên một ngôn ngữ khác, v.v...

Nói riêng về việc chạy một module khác để ủy thác một tác vụ cần xử lý song song, nếu như chúng ta muốn sử dụng một module được viết bằng JavaScript thì NodeJS có cung cấp một phương thức khác tên là fork. Phương thức này được xây dựng dựa trên spawn nhưng được bổ sung thêm nhiều tiện ích hỗ trợ viết code giao tiếp giữa main processchild process đơn giản hơn.

var subprocess = child_process.fork("đường-dẫn-tới-module");

Giao tiếp giữa các process

Hãy tạm lấy ví dụ một trường hợp sử dụng child_process đơn giản nhất, đó là khi chúng ta muốn tách rời một tác vụ tính toán phức tạp để thực hiện song song với main process. Như vậy chương trình của chúng ta sẽ có thể thực hiện những công việc khác nữa, trong thời gian chờ kết quả tính toán được trả về.

Đây là trường hợp cơ bản và phổ biến tới mức các ngôn ngữ lập trình đều cung cấp một giao diện dựng sẵn như một cú pháp hoặc một phương thức cho phép phát động một lời gọi hàm trên tiến trình song song. Trong JavaScript thì chúng ta đã biết tới các hàm async; và ở đây thì chúng ta sẽ làm một ví dụ đơn giản với fork để mô phỏng lại một thao tác được thực thi bất đồng bộ.

const child_process = require(`child_process`); console.log(`Ủy thác tác vụ tính toán phức tạp cho module async...`); var subprocess = child_process.fork(`./async`); subprocess.on(`message`, (message) => { console.log(`Kết quả từ module async: ${message.result}`); subprocess.kill(); // kết thúc subprocess
}); subprocess.send({ parameter: 1001 }); console.log(`Đây là một tác vụ khác trên main process...`);

Trong code ví dụ main.js ở trên, chúng ta đã tạo ra một subprocess từ module async.js trong cùng thư mục. Sau đó gắn một listener vào subprocess để chờ thông báo kết quả tính toán được ủy thác từ main.

Phương thức subprocess.send sẽ phát động một sự kiện bằng process.emit("message", ...) kèm theo một kênh truyền dữ liệu trừu tượng được lập trình sẵn mà chúng ta không cần biết chi tiết. Lúc này code ở async.js cũng có thể gắn listener vào main process để chờ thông báo tham số được truyền tới. Ngay khi nhận được tham số thì async sẽ thực hiện tính toán và thông báo lại sớm nhất có thể.

var process = require(`process`); process.on(`message`, (message) => { // --- giả lập một tác vụ tính toán sau khi nhận được tham số // --- thời gian thực hiện khoảng 10 giây sau đó trả về kết quả var delay = 10 * 1000; setTimeout((_) => { process.send({ result: message.parameter - 900 }); }, delay);
});
node main.js Ủy thác tác vụ tính toán phức tạp cho module async...
Đây là một tác vụ khác trên main process...
# 10 giây sau...
Kết quả từ module async: 101

Kết thúc bài viết

Như vậy là chúng ta đã thực hiện xong phần giới thiệu sơ lược về các công cụ cơ bản hỗ trợ tạo ra và quản lý các tiến trình vận hành phần mềm trong NodeJS. Nói riêng về nhu cầu cần sử dụng các module viết trên các ngôn ngữ khác, phương thức giao tiếp giữa các process sẽ có phần phức tạp hơn một chút. Lý do là vì spawn là phương thức cơ sở và không được tích hợp tính năng giao tiếp qua message như fork.

Để có thể sử dụng được spawn và ủy thác tác vụ tính toán cho một module viết bởi ngôn ngữ khác hoặc một package bất kỳ có giao diện sử dụng dòng lệnh, chúng ta sẽ cần chuẩn bị thêm một chút kiến thức về Stream & Buffer. Đây cũng sẽ là chủ đề của bài viết tiếp theo. 😄

(Chưa đăng tải) [NodeJS] Bài 10 - Stream & Buffer

Bình luận

Bài viết tương tự

- vừa được xem lúc

Giới thiệu Typescript - Sự khác nhau giữa Typescript và Javascript

Typescript là gì. TypeScript là một ngôn ngữ giúp cung cấp quy mô lớn hơn so với JavaScript.

0 0 499

- vừa được xem lúc

Bạn đã biết các tips này khi làm việc với chuỗi trong JavaScript chưa ?

Hi xin chào các bạn, tiếp tục chuỗi chủ đề về cái thằng JavaScript này, hôm nay mình sẽ giới thiệu cho các bạn một số thủ thuật hay ho khi làm việc với chuỗi trong JavaScript có thể bạn đã hoặc chưa từng dùng. Cụ thể như nào thì hãy cùng mình tìm hiểu trong bài viết này nhé (go).

0 0 414

- vừa được xem lúc

Một số phương thức với object trong Javascript

Trong Javascript có hỗ trợ các loại dữ liệu cơ bản là giống với hầu hết những ngôn ngữ lập trình khác. Bài viết này mình sẽ giới thiệu về Object và một số phương thức thường dùng với nó.

0 0 136

- vừa được xem lúc

Tìm hiểu về thư viện axios

Giới thiệu. Axios là gì? Axios là một thư viện HTTP Client dựa trên Promise.

0 0 117

- vừa được xem lúc

Imports và Exports trong JavaScript ES6

. Giới thiệu. ES6 cung cấp cho chúng ta import (nhập), export (xuất) các functions, biến từ module này sang module khác và sử dụng nó trong các file khác.

0 0 93

- vừa được xem lúc

Bài toán đọc số thành chữ (phần 2) - Hoàn chỉnh chương trình dưới 100 dòng code

Tiếp tục bài viết còn dang dở ở phần trước Phân tích bài toán đọc số thành chữ (phần 1) - Phân tích đề và những mảnh ghép đầu tiên. Bạn nào chưa đọc thì có thể xem ở link trên trước nhé.

0 0 229