- vừa được xem lúc

Redux cho người mới bắt đầu - Part 2 First Project

0 0 33

Người đăng: Pham Van Duc

Theo Viblo Asia

redux.png

Mở đầu

Tiếp nối bài viết về Redux cho người mới bắt đầu, trong bài viết này chúng ta sẽ cùng nhau thực hiện một Todo app để tìm hiểu cách sử dụng redux trong một project thực tế.

Trước khi bắt đầu cùng nhìn lại 1 lần các nhân vật ở kì trước :

redux-flow9.png

Setup

Trong bài viết này mình sẽ sử dụng React + Redux. Chúng ta có thể tạo nhanh một react app thông qua create-react-app:

 sudo npm install -g create-react-app create-react-app test-react-redux

Tiếp theo là Redux:

 cd test-react-redux npm install --save redux react-redux
  • react-redux : chính là The view layer binding trong kì trước, làm nhiệm vụ kết nối cho redux và react.

Let's go

1.Cấu trúc thư mục

Ở phần trước chúng ta đã biết một app sử dụng Redux có 4 thành phần cơ bản action reducer storeview. Trong đó store chúng ta chỉ việc khởi tạo trong root component còn việc quản lý Redux sẽ lo. view thì bao gồm smart components (containers) những components giao tiếp với Redux và dumb components (components) những components không giao tiếp với Redux. Các action type của dụng thường là các hằng số được định nghĩa trước.

Do đó để tiện việc quản lý chúng ta có thể tạo ra các thư mục actions constants reducers containers components, app của chúng ta sẽ có cấu trúc như sau:

react-redux.png

2.Actions

Đầu tiên chúng ta sẽ tạo ra các actions, các bạn còn nhớ The Action creators không, anh ta tạo ra những action là formated object chứa type và thông tin của action đó. Type thường sẽ là một hằng số được định nghĩa trước.

Ở đây chúng ta có TodoActions định nghĩa ra các thao tác thêm sửa xóa... công việc. Các action mang type và các thông tin id, text.

 // actions/TodoActions.js import * as types from '../constants/ActionTypes'; export function addTodo(text) { return { type: types.ADD_TODO, text }; } export function deleteTodo(id) { return { type: types.DELETE_TODO, id }; } export function editTodo(id, text) { return { type: types.EDIT_TODO, id, text }; } export function markTodo(id) { return { type: types.MARK_TODO, id }; } export function markAll() { return { type: types.MARK_ALL }; } export function clearMarked() { return { type: types.CLEAR_MARKED }; } 

3. Reducers

Tiếp theo là các reducers, chúng ta tạo ra các sub-reducers và một root-reducer quản lý chung. Reducers là các pure function hoạt động theo nguyên lý :

(state, action) => (new state)

Vì là pure function nên các reducers sẽ không trực tiếp thay đổi state mà nó nhận được, mà tạo ra các bản copy và thay đổi trên đó. Để thực hiện điều này chúng ta có thể dùng các function filter() map() Object.assign()...

 // reducers/todosReducers.js import { ADD_TODO, DELETE_TODO, EDIT_TODO, MARK_TODO, MARK_ALL, CLEAR_MARKED } from '../constants/ActionTypes'; const initialState = [{ text: 'Use Redux', marked: false, id: 0 }]; export default function todos(state = initialState, action) { switch (action.type) { case ADD_TODO: return [{ id: (state.length === 0) ? 0 : state[0].id + 1, marked: false, text: action.text }, ...state]; case DELETE_TODO: return state.filter((todo) => todo.id !== action.id); case EDIT_TODO: return state.map((todo) => todo.id === action.id ? { ...todo, text: action.text } : todo); case MARK_TODO: return state.map((todo) => todo.id === action.id ? { ...todo, marked: !todo.marked } : todo); case MARK_ALL: const areAllMarked = state.every((todo) => todo.marked); return state.map((todo) => ({...todo, marked: !areAllMarked})); case CLEAR_MARKED: return state.filter((todo) => todo.marked === false); default: return state; } } 

Root-reducer sẽ tập hợp các sub-reducers lại thông qua combineReducers() của Redux.

 // reducers/rootReducers.js import { combineReducers } from 'redux'; import todosReducers from './todosReducers'; const rootReducer = combineReducers({ todosReducers }); export default rootReducer;

4.Views

  • Smart Component (containers)

    Containers là những component giao tiếp với Redux thông qua connect() của react-redux.

    connect() nhận vào 4 tham số mapStateToProps mapDispatchToProps mergeProps options:

    • mapStateToProps(state, [ownProps]) là function. Nếu được định nghĩa, container sẽ được đăng ký (subscribe) với store. Mỗi khi store update mapStateToProps sẽ được gọi, object mà nó trả về sẽ được merge với props của container. Nếu ownProps được định nghĩa, giá trị của nó sẽ là props được gửi cho container, đồng thời mỗi khi container nhận được new props thì mapStateToProps cũng sẽ được gọi. Nếu mapStateToProps không được định nghĩa container sẽ không được đăng ký và nhận update từ store.
    • mapDispatchToProps là object hoặc function. Nếu là object mỗi function bên trong object sẽ được coi là một action creator, đồng thời tất cả function này sẽ được tự động chay bởi bindActionCreators() và merge chúng với props của container. Nếu là function mapDispatchToProps sẽ nhận 2 tham số (dispatch, [ownProps]), chúng ta sẽ tự định nghĩa cách bind action với dispatch, chúng ta cũng có thể sử dụng bindActionCreators({action}, dispatch) để tự động bind. Nếu ownProps được định nghĩa, giá trị của nó sẽ là props được gửi cho container, đồng thời mỗi khi container nhận được new props thì mapDispatchToProps cũng sẽ được gọi. Nếu mapDispatchToProps không được định nghĩa sẽ chỉ có dispatch được merge vào props của container.
    • mergeProps(stateProps, dispatchProps, ownProps) là function. Nếu được định nghĩa, nó sẽ nhận vào tham số là kết qủa của mapStateToProps mapDispatchToPropsparent props. Object mà nó trả về là props được gửi cho container. Nếu không được định nghĩa Object.assign({}, ownProps, stateProps, dispatchProps) sẽ được sử dụng mặc định.
    • options là object. Nếu được định nghĩa sẽ điều chỉnh hành vi của connector. Chứa 2 giá trị purewithRef. Nếu pure = true thì thực thi shouldComponentUpdate() và so sánh kết qủa của mergeProps để tránh những update không cần thiết, mặc định là true. Nếu withRef = true thì lưu trữ lại ref đến container instance và có thể truy cập thông qua getWrappedInstance(), mặc định false.

    Trong app của chúng ta có 1 container là TodoApp:

 // containers/TodoApp.js import React, { Component } from 'react'; import { connect } from 'react-redux'; import { bindActionCreators } from 'redux'; import Header from '../components/Header'; import MainSection from '../components/MainSection'; import * as TodoActions from '../actions/TodoActions'; class TodoApp extends Component { render() { const { todos, actions } = this.props; return ( <div> <Header addTodo={actions.addTodo} /> <MainSection todos={todos} actions={actions} /> </div> ); } } function mapStateToProps(state) { return { todos: state.todosReducers }; } function mapDispatchToProps(dispatch) { return { actions: bindActionCreators(TodoActions, dispatch) }; } export default connect(mapStateToProps, mapDispatchToProps)(TodoApp);
  • Dump Components

    Là những component thông thường, chúng không giao tiếp với Redux, chỉ nhận giá trị và thao tác thông qua props.

    Các xử lý hiển thị dữ liệu sẽ thực thi ở đây và các action nhận được từ container sẽ sử dụng như callback.

    Trong app của chúng ta chúng là Header, MainSection .....

5.Root component

Trong mọi React-app đều có root component, ở app sử dụng Redux root component đảm nhận thêm việc khởi tạo store và bao các component lại với Provider của react-redux giúp component có thể giao tiếp với redux.

 // index.js import 'todomvc-app-css/index.css'; import React from 'react'; import ReactDOM from 'react-dom'; import { createStore } from 'redux'; import { Provider } from 'react-redux' import TodoApp from './containers/TodoApp'; import rootReducer from './reducers/rootReducer'; // initialState const initialState = {} // Create store const store = createStore(rootReducer, initialState); const appRoot = ( <Provider store={store}> <div> <TodoApp /> </div> </Provider> ) ReactDOM.render(appRoot, document.getElementById('root'))

Kết

Vậy là chúng ta đã tạo được một ứng dụng đơn giản sử dụng React-Redux. Kết hợp với Data Flow trong phần 1 hi vọng các bạn phần nào hình dung được cách mà Redux hoạt động và cách sử dụng Redux trong một ứng dụng.

Redux còn rất nhiều khái niệm khác như Async Middleware... các bạn có thể tìm hiểu thêm ở trang chủ của Redux hoặc hẹn gặp lại các bạn trong một bài viết khác (có thể (yaoming))

Tài liệu

  1. Source code

Bình luận

Bài viết tương tự

- vừa được xem lúc

Giới thiệu Typescript - Sự khác nhau giữa Typescript và Javascript

Typescript là gì. TypeScript là một ngôn ngữ giúp cung cấp quy mô lớn hơn so với JavaScript.

0 0 500

- vừa được xem lúc

Cài đặt WSL / WSL2 trên Windows 10 để code như trên Ubuntu

Sau vài ba năm mình chuyển qua code trên Ubuntu thì thật không thể phủ nhận rằng mình đã yêu em nó. Cá nhân mình sử dụng Ubuntu để code web thì thật là tuyệt vời.

0 0 376

- vừa được xem lúc

Đặt tên commit message sao cho "tình nghĩa anh em chắc chắn bền lâu"????

. Lời mở đầu. .

1 1 701

- vừa được xem lúc

Tìm hiểu về Resource Controller trong Laravel

Giới thiệu. Trong laravel, việc sử dụng các route post, get, group để gọi đến 1 action của Controller đã là quá quen đối với các bạn sử dụng framework này.

0 0 335

- vừa được xem lúc

Phân quyền đơn giản với package Laravel permission

Như các bạn đã biết, phân quyền trong một ứng dụng là một phần không thể thiếu trong việc phát triển phần mềm, dù đó là ứng dụng web hay là mobile. Vậy nên, hôm nay mình sẽ giới thiệu một package có thể giúp các bạn phân quyền nhanh và đơn giản trong một website được viết bằng PHP với framework là L

0 0 421

- vừa được xem lúc

Bạn đã biết các tips này khi làm việc với chuỗi trong JavaScript chưa ?

Hi xin chào các bạn, tiếp tục chuỗi chủ đề về cái thằng JavaScript này, hôm nay mình sẽ giới thiệu cho các bạn một số thủ thuật hay ho khi làm việc với chuỗi trong JavaScript có thể bạn đã hoặc chưa từng dùng. Cụ thể như nào thì hãy cùng mình tìm hiểu trong bài viết này nhé (go).

0 0 414