- vừa được xem lúc

Tìm hiểu đôi chút về OAuth2

0 0 26

Người đăng: Duong Hoai Nam

Theo Viblo Asia

Chắc hẳn một trong số các bạn cũng đã từng nghe qua khái niệm OAuth trước đây. Về cơ bản, OAuth là một phương thức xác thực giúp một ứng dụng bên thứ 3 có thể được ủy quyền bởi người dùng để truy cập đến tài nguyên người dùng nằm trên một dịch vụ khác. OAuth là từ ghép của O (Open) và Auth tượng trưng cho:

  • Authentication: xác thực người dùng.
  • Authorization: cấp quyền truy cập đến tài nguyên mà người dùng hiện đang nắm giữ.

OAuth2 là bản nâng cấp của OAuth1.0, là một giao thức chứng thực cho phép các ứng dụng chia sẻ một phần tài nguyên với nhau mà không cần xác thực qua usernamepassword như cách truyền thống từ đó giúp hạn chế được những phiền toái khi phải nhập username, password ở quá nhiều nơi hoặc đăng ký quá nhiều tài khoản mật khẩu mà chúng ta chẳng thể nào nhớ hết.

Các vai trò trong OAuth2

Trong OAuth2 định nghĩa 4 vai trò:

  • Resource owner: là những người dùng có khả năng cấp quyền truy cập, chủ sở hữu của tài nguyên mà ứng dụng muốn lấy.
  • Resource server: nơi lưu trữ các tài nguyên, có khả năng xử lý yêu cầu truy cập đến các tài nguyên được bảo vệ.
  • Client: là những ứng dụng bên thứ 3 muốn truy cập vào phần tài nguyên được chia sẻ với tư cách của người sở hữu (resource owner) và tất nhiên trước khi truy cập ứng dụng cần được sự ủy quyền của user.
  • Authorization server: làm nhiệm vụ xác thực, kiểm tra thông tin mà user gửi đến từ đó cấp quyền truy cập cho ứng dụng bằng việc sinh ra các đoạn mã access token. Đôi khi authorization server cũng chính là resource server.

Token

Token là một đoạn mã được sinh ra ngẫu nhiên bởi Authorization server khi có yêu cầu được gửi đến từ Client.

Có 2 loại token:

  • Access token
  • Refresh token

1.Access token

Là một đoạn mã dùng để xác thực quyền truy cập, cho phép ứng dụng bên thứ 3 có thể truy cập vào những dữ liệu của người dùng trong một phạm vi nhất định mà nó cho phép. Token này được gửi bởi Client như một tham số được truyền vào hreader trong mỗi request khi cần truy cập đến tài nguyên trong Resource server.

Nếu để lộ mất access token thì cũng có thể coi như bị lộ password bởi có thể lợi dụng nó để lấy được những tài nguyên mà nó đang bảo vệ. Vì vậy, access token có một thời gian sử dụng nhất định (2 giờ, 2 tháng...) tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng cũng như yêu cầu về tính bảo mật. Access token chỉ được sử dụng một lần duy nhất, khi nó hết hiệu lực Client sẽ phải gửi lại yêu cầu đến Authorization server để lấy một mã access token mới.

2. Refresh token

Được sinh ra bởi Authorization server, cùng lúc với access token nhưng lại khác nhau về chức năng. Refresh token sẽ được gửi đi để lấy về một access token mới khi nó hết hạn, cũng chính vì vậy nó có thời gian hiệu lực lâu hơn access token. Với access token thời gian hiệu lực có thể là 2 giờ thì refresh token có thể lên đến 10 giờ.

Việc có mặt của refresh token giúp cho Client có thể lấy lại được access token mà không cần phải nhận xác thực lại từ phía người dùng. Nếu người dùng đăng xuất, refresh token cũng sẽ bị xóa theo.

Scope

Scope là một tham số được định nghĩa trong Authorization server dùng để giới hạn quyền, phạm vi tài nguyên mà access token được phép truy cập. Client sẽ xác định sử dụng scope nào khi yêu cầu sinh ra một đoạn access token.

Phân loại

OAuth2 có 4 loại định danh chính:

  • Authorization Code
  • Resource Owner Password Credentials
  • Implicit
  • Client Credentials

Trước khi đi vào chi tiết từng loại của OAuth2, chúng ta cùng tìm hiểu qua 2 thuật ngữ dùng để xác nhận Client với Authorization server:

  • Client Identifier (Client ID): chuỗi ký tự được sử dụng để định danh ứng dụng.
  • Client Secret: là một chuỗi ký tự dùng cho việc xác thực Client khi ứng dụng yêu cầu truy cập thông tin tài khoản người dùng. Chuỗi này được giữ bí mật giữa Client và Authorization Server.

Có thể hiểu Client IDusername, Client Secretpassword của Client đối với Authorization cũng được. 😄

1.Authorization Code

Đây là loại phổ biển nhất thường được sử dụng khi Client là một máy chủ web (Server-side Application). Nó cho phép lấy về một access token dài hạn (long-lived) và có thể lấy về một access token mới thông qua fresh token (nếu có).

Ví dụ:

  • Resource Owner: Là bạn
  • Resource Server: Máy chủ Google
  • Client: Bất kỳ website nào
  • Authorization Server: Máy chủ Google

Cách hoạt động:

  • Người dùng click vào nút đăng nhập trên ứng dụng web.
  • Ứng dụng web chuyển hướng người dùng đến Authorization server để bắt đầu quá trình nhận authorization code.
  • Người dùng được chuyển đến trang đăng nhập.
  • Người dùng nhập thông tin đăng nhập để xác thực ví dụ như nhập usernamepassword.
  • Authorization server sẽ xác thực thông tin đăng nhập và chuyển hướng người dùng đến "redirect uri" của ứng dụng (nơi ứng dụng bắt thông tin trả về từ Authorization server) kèm theo một đoạn "authorization code".
  • Ứng dụng (Client) gửi request đến Authorization server gồm Client ID, Client sercret (đã khai báo với Authorization server trước đó) cùng với đoạn mã authorization code vừa nhận.
  • Authorization server sẽ xác minh thông tin mà Client vừa gửi.
  • Nếu thông tin mà Client gửi lên là hợp lệ, Authorization sẽ trả về access token cùng với refresh token (nếu có).
  • Ứng dụng gửi request tới Resource server kèm theo Access token vừa nhận được.
  • Resource server kiểm tra access token, nếu hợp lệ thì trả về cho Client tài nguyên tương ứng mà access token cho phép truy cập.

2. Resource Owner Password Credentials

Loại này cho phép các ứng dụng bên thứ 3 có thể lấy về token bằng cách sử dụng các thông tin từ tài khoản của người dùng. Loại này được đánh giá là không được bảo mật hơn Authorization Code, chỉ nên dùng ở một số trang web lớn hoặc thực sự tin tưởng bởi vì nó trực tiếp xử lý thông tin tài khoản của người sử dụng.

Cách hoạt động:

  • Người dùng nhập thông tin đăng nhập (ví dụ: username, password...) vào form trên chính ứng dụng đang dùng (Client).
  • Ứng dụng(Client) gửi thông tin đăng nhập cùng Client ID, Client secret lên Authorization server.
  • Authorization server kiểm tra thông tin đăng nhập của người dùng cũng như định danh mà Client gửi lên, nếu tất cả là hợp lệ thì sẽ trả về access token cùng với refresh token (nếu có).
  • Ứng dụng sử dụng access token vừa nhận được để truy cập đến Resource server.

3. Implicit

Loại này thường được sử dụng cho các ứng dụng mobile hoặc ứng dụng chạy trên trình duyệt web. Trong loại này, access token được gửi thẳng đến ứng dụng thông qua URI trên trình duyệt (browser). Phương thức này hoàn toàn tin tưởng vào URI đã đăng ký trước đó mà không cần thông qua bất kỳ phương thức xác thực nào đối với phía ứng dụng (Client).

Loại xác thực này không hỗ trợ refresh token.

Cách hoạt động:

  • Người dùng click vào đăng nhập bên phía ứng dụng web
  • Người dùng được chuyển hướng bởi trình duyệt tới Authorization server.
  • Nếu người dùng cho phép truy cập, Authorization server chuyển hướng về lại ứng dụng với một đoạn access token được gửi trong đoạn URI. Ví dụ:
    https://example.com/oauth-callback#access_token=MNBD2DAasd99
    
  • Bây giờ ứng dụng (Client) có thể truy vấn tới Resource server thông qua access token vừa lấy được.

4. Client Credentials

Loại ủy quyền này nhằm phục vụ cho mục đích giúp Client xác thực chính nó với Authorization server để truy cập vào chính những tài nguyên mà nó hiện đang nắm giữ.

Cũng như loại trên, Client Credentials không hỗ trợ refresh token.

Cách hoạt động:

  • Client gửi Client IDClient secret của chính mình đến Authorization server.
  • Authorization server xác thực thông tin được gửi đến, nếu xác nhận đó là Client thì gửi lại access token.
  • Client dùng access token đó truy cập đến Resource server để lấy tài nguyên.

Kết luận

Trên đây là những phần cơ bản về OAuth2 mà mình có thể tìm hiểu được, hy vọng chúng sẽ giúp ích được cho các ban phần nào.

Bài viết dựa trên những hiểu biết cá nhân nên không tránh khỏi những thiếu sót, mọi người có thắc mắc hay phản hồi gì thì hãy comment xuống bên dưới để mình có thể giải đáp cũng như bổ sung để bài viết được hoàn thiện hơn.

Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết.

Tham khảo

https://auth0.com/docs

Bình luận

Bài viết tương tự

- vừa được xem lúc

Giới thiệu Typescript - Sự khác nhau giữa Typescript và Javascript

Typescript là gì. TypeScript là một ngôn ngữ giúp cung cấp quy mô lớn hơn so với JavaScript.

0 0 496

- vừa được xem lúc

Cài đặt WSL / WSL2 trên Windows 10 để code như trên Ubuntu

Sau vài ba năm mình chuyển qua code trên Ubuntu thì thật không thể phủ nhận rằng mình đã yêu em nó. Cá nhân mình sử dụng Ubuntu để code web thì thật là tuyệt vời.

0 0 373

- vừa được xem lúc

Đặt tên commit message sao cho "tình nghĩa anh em chắc chắn bền lâu"????

. Lời mở đầu. .

1 1 689

- vừa được xem lúc

Tìm hiểu về Resource Controller trong Laravel

Giới thiệu. Trong laravel, việc sử dụng các route post, get, group để gọi đến 1 action của Controller đã là quá quen đối với các bạn sử dụng framework này.

0 0 334

- vừa được xem lúc

Phân quyền đơn giản với package Laravel permission

Như các bạn đã biết, phân quyền trong một ứng dụng là một phần không thể thiếu trong việc phát triển phần mềm, dù đó là ứng dụng web hay là mobile. Vậy nên, hôm nay mình sẽ giới thiệu một package có thể giúp các bạn phân quyền nhanh và đơn giản trong một website được viết bằng PHP với framework là L

0 0 417

- vừa được xem lúc

Bạn đã biết các tips này khi làm việc với chuỗi trong JavaScript chưa ?

Hi xin chào các bạn, tiếp tục chuỗi chủ đề về cái thằng JavaScript này, hôm nay mình sẽ giới thiệu cho các bạn một số thủ thuật hay ho khi làm việc với chuỗi trong JavaScript có thể bạn đã hoặc chưa từng dùng. Cụ thể như nào thì hãy cùng mình tìm hiểu trong bài viết này nhé (go).

0 0 413