- vừa được xem lúc

Top Linux Commands cho Lập trình viên (1)

0 0 14

Người đăng: Tun Tun

Theo Viblo Asia

Bài viết này sẽ giúp hiểu rõ hầu hết các lệnh Linux quan trọng và được sử dụng nhiều nhất mà một Kỹ sư, Lập trình viên cần. icon.jpeg Để thực hiện các lệnh này, bạn có thể sử dụng bất kỳ máy Linux, máy ảo hoặc terminal Linux trực tuyến nào để nhanh chóng bắt đầu làm việc với các lệnh.

Là một Kỹ sư, Lập trình viên, việc thành thạo các dòng lệnh Linux là điều cần thiết để quản lý máy chủ, tự động hóa và khắc phục sự cố một cách hiệu quả. Mỗi lệnh dưới đây đều đi kèm với giải thích rõ ràng và ví dụ thực tế để giúp bạn nâng cao trình độ sử dụng Linux.

System Info Commands

System Info Commands.png

  • hostname - hiển thị tên của system host.
$ hostname
localhost
  • hostid - hiển thị ID của máy chủ được hệ điều hành gán cho hệ thống
$ hostid
0a123456
  • date - hiển thị ngày và giờ hiện tại theo định dạng UTC.
$ date
Wed Feb 24 12:34:56 UTC 2024
  • uptime - hiển thị thời gian đã trôi qua kể từ khi máy khởi động.
$ uptime
12:34:56 up 1 day, 3:45, 2 users, load average: 0.25, 0.20, 0.18
  • uname - unix name.
$ uname
Linux
  • clear - clears the screen.
$ clear
  • history - liệt kê tất cả các lệnh đã thực thi cho đến thời điểm hiện tại.
$ history 1 ls 2 cd Documents 3 nano file.txt 5 ./program 6 history
  • sudo - Thực hiện lệnh với quyền của Super User.
$ sudo su - USERNAME
  • echo $? - hiển thị trạng thái của lệnh vừa thực thi (0 - thành công, 1-255 - lỗi/thất bại)
$ echo $?
127
  • shutdown -r now - khởi động lại máy ngay lập tức (-r là viết tắt của restart).
$ sudo shutdown -r now
Broadcast message from user@hostname (/dev/pts/0) at 12:34 ... The system is going down for reboot NOW!
  • printenv - hiển thị tất cả các biến môi trường của hệ thống Linux.
$ printenv
TERM=xterm-256color
SHELL=/bin/bash
USER=your_username
...
  • last - hiển thị các lần đăng nhập trước đó trong hệ thống Linux.
$ last
root pts/0 Wed Feb 24 12:34 still logged in
reboot system boot 5.4.0-96-generic Wed Jan 19 12:33 still running
  • systemctl — System Control: Quản lý các dịch vụ hệ thống bằng systemd.
$ systemctl status sshd
● sshd.service - OpenBSD Secure Shell server Loaded: loaded (/lib/systemd/system/sshd.service; enabled; vendor preset: enabled) Active: active (running) since 2024-02-24 12:34:56 UTC; 1 day 3h ago Docs: man:sshd(8) man:sshd_config(5) Process: 1234 ExecStartPre=/usr/sbin/sshd -t (code=exited, status=0/SUCCESS) Main PID: 5678 (sshd) Tasks: 1 (limit: 1234) Memory: 2.3M CPU: 12ms CGroup: /system.slice/sshd.service └─5678 /usr/sbin/sshd -D Feb 24 12:34:56 hostname systemd[1]: Starting OpenBSD Secure Shell server...
Feb 24 12:34:56 hostname sshd[5678]: Server listening on 0.0.0.0 port 22.
Feb 24 12:34:56 hostname sshd[5678]: Server listening on :: port 22.
Feb 24 12:34:56 hostname systemd[1]: Started OpenBSD Secure Shell server.

File Commands

File Commands.png

  • touch - tạo một tập tin trống hoặc cập nhật thời gian - timestamp của tập tin hiện có.
$ touch <fileName> => Tạo 1 file trống.
$ touch <file1> <file2> => Tạo file1, file2 trống.
  • cat - hiển thị nội dung của các tệp.
$ cat <fileName> => hiển thị nội dung của tệp.
$ cat > <fileName> => tạo một tệp mới, cho phép nhập nội dung và chuyển hướng nội dung đã nhập vào tệp vừa tạo (dùng toán tử chuyển hướng >).
  • head - hiển thị mặc định 10 dòng đầu tiên của tệp.
$ head -n 5 <fileName> => hiển thị 5 dòng đầu tiên của tệp (-n là số dòng).
  • tail - hiển thị mặc định 10 dòng cuối cùng của tệp.
$ tail -F <fileName> => hiển thị nội dung của tệp theo thời gian thực ngay cả khi tệp được update hoặc thay thế (được sử dụng để giám sát tệp nhật ký).
  • less - được sử dụng để xem các tệp lớn (tệp nhật ký) theo cách phân trang.
  • rm - lệnh xoá.
rm <fileName> - Xoá file
rm -r <dirName> - Xoá files, folders
rm -rf <dirName> - buộc xóa các tệp và thư mục trong thư mục một cách đệ quy (-f là buộc)
Example: rm -r ./test
  • cp - câu lệnh copy.
cp <source> <destination> - sao chép các tệp và thư mục từ nguồn đến đích
cp -r <dir1> <dir2> - sao chép thư mục dir1 vào thư mục dir2 một cách đệ quy (-r là đệ quy)
Example: cp -r ./sourceDir ./destiDir

Bình luận

Bài viết tương tự

- vừa được xem lúc

Docker: Chưa biết gì đến biết dùng (Phần 1- Lịch sử)

1. Vì sao nên sử dụng. . .

0 0 104

- vừa được xem lúc

Docker: Chưa biết gì đến biết dùng (Phần 2 - Dockerfile)

1. Mở đầu.

0 0 67

- vừa được xem lúc

Cách Tạo Và Sử Dụng Bash Script Cơ Bản Trong Ubuntu

Bash scripting là một phần cực kỳ mạnh mẽ và hữu ích của phát triển và quản trị hệ thống. Lần đâu tiên làm việc với nó có thể gây cho bạn cảm giác sợ hải và phức tạp, mình hy vọng hướng dẫn này sẽ giúp có những hiểu biết cơ bản về bash script để không bị bở ngở khi làm việc với nó.

0 0 62

- vừa được xem lúc

Các command trên ubuntu (chiếm 80%) - phần 5

Hello 500 ae, sau 4 số trong seri này mình thấy có vẻ ae có hứng thú đọc chủ đề này ghê. Hi vọng những gì mình tìm hiểu được sẽ giúp ích được cho nhiều bạn hơn.

0 0 51

- vừa được xem lúc

Các command trên ubuntu (chiếm 80%) - phần 4

Sau một kì nghỉ tết trong thời buổi đại dịch vừa qua. Không còn những buổi dong chơi đi chúc tết nữa. Ở nhà ra số tiếp theo cho anh em đây. Dưới đây sẽ là 2 command được sử dụng nhiều nhất khi sử dụng file.

0 0 52

- vừa được xem lúc

Tài khoản người sử dụng và phân quyền truy cập tệp trên Ubuntu (P1)

Hôm nay, mình sẽ giới thiệu cho mọi người về Tài khoản người sử dụng (NSD) và phân quyền truy cập trên Ubuntu. Bài viết này được chia thành hai phần: phần một nói về tài khoản người sử dụng và phần hai nói về quyền truy cập trên Ubuntu.

0 0 43