- vừa được xem lúc

Views trong Laravel.

0 0 17

Người đăng: quycoi

Theo Viblo Asia

Chào các bạn. Bài tiếp theo trong series về Laravel hôm nay tôi sẽ giới thiệu về View trong Laravel.

1. Creating & Rendering Views

Chúng ta có thể tạo một view bằng cách tạo một file có đuôi .blade.php trong folder resources/views. Phần mở rộng .blade.php sẽ thông báo cho Laravel là tệp có chứa Blade template (là view engine trong Laravel). Blade template chứa HTML và các lệnh Blade cho phép chúng ta dễ dàng lặp lại các giá trị, tạo ra các câu lệnh if, lặp qua dữ liệu, .... Khi chúng ta đã tạo ra một view, chúng ta có thể trả lại nó từ trong một route hoặc một controller của Laravel bằng cách sử dụng global view helper:

Route::get('/', function () { return view('greeting', ['name' => 'James']);
});

Views cũng có thể được trả lại bằng View facade:

use Illuminate\Support\Facades\View; return View::make('greeting', ['name' => 'James']);

Đối số đầu tiền sẽ ứng với tên tệp chúng ta đã tạo trong resources/views. Đối số thứ hai là một mảng dữ liệu được cung cấp cho view. Như ví dụ trên chúng ta đang truyền biến name với value là James vào trong view greeting.

Nested View Directories

Views cũng có thể được lồng trong thư mục con của resources/views. Dấu "." có thể được sử dụng để tham chiếu đến các các view nằm trong thư mục con của views. Ví dụ: nếu file view của bạn được lưu trữ tại resource/views/admin/profile.blade, bạn có thể trả lại nó từ trong route hoặc controller của Laravel như sau:

return view('admin.profile', $data);

Determining If A View Exists

Nếu bạn các xác định một view có tồn tại hay không, bạn có thể sử dụng View facade và method exists để check sự tồn tại của view:

use Illuminate\Support\Facades\View; if (View::exists('emails.customer')) { //
}

Passing Data To Views

Như bạn đã thấy ở các ví dụ trước bạn có thể chuyển một mảng các giá trị cho view:

return view('greetings', ['name' => 'Victoria']);

Khi chuyền dữ liệu theo cách này, dữ liệu phải là một mảng với các cặp key/value. Sau khi cung cấp dữ liệu cho một chế độ xem, bạn có thể truy cập dữ liệu trong view bằng cách sử dụng <?php echo $name; ?>. Để thay thế cho việc chuyền một mảng dữ liệu vào view bạn có thể chuyền từng phần riêng lẻ vào view bằng cách sử dụng method with

return view('greeting') ->with('name', 'Victoria') ->with('occupation', 'Astronaut');

Sharing Data With All Views

Đôi khi bạn cần phải hiển thị data với tất cả các view của laravel. Bạn có thể làm điều này với method share của View facade. Bạn nên gọi method share trong method boot của service provide. Bạn có thể thêm vào class App\Providers\AppServiceProvider hoặc tạo một provider riêng để chứa chúng:

<?php namespace App\Providers; use Illuminate\Support\Facades\View; class AppServiceProvider extends ServiceProvider
{ /** * Register any application services. * * @return void */ public function register() { // } /** * Bootstrap any application services. * * @return void */ public function boot() { View::share('key', 'value'); }
}

2. View Composers

Nếu bạn có một data mà bạn muốn liên kết với một view khi view đó được hiển thị, view composer có thể giúp bạn tổ chức logic đó vào một vị trí duy nhất. View composer sẽ hữu ích khi cùng một view của bạn được trả về bởi nhiều route hoặc controller và bạn luôn cần gửi một phần data cụ thể. Thông thường các view composer sẽ được đăng ký trong một trong các service provide của bạn. Trong ví dụ này tôi sẽ tạo một service provider ViewServiceProvider mới để chứa logic này:

<?php namespace App\Providers; use App\Http\View\Composers\ProfileComposer;
use Illuminate\Support\Facades\View;
use Illuminate\Support\ServiceProvider; class ViewServiceProvider extends ServiceProvider
{ /** * Register any application services. * * @return void */ public function register() { // } /** * Bootstrap any application services. * * @return void */ public function boot() { // Using class based composers... View::composer('profile', ProfileComposer::class); // Using closure based composers... View::composer('dashboard', function ($view) { // }); }
}

Chúng ta sẽ sử dụng method composer của View facade để đăng ký view composer cho Laravel. Laravel sẽ không bao gồm thư mục mặc định cho các view composer vì vậy bạn có thể tự do sắp xếp chúng theo cách bạn muốn. Trong ví dụ trên tôi đang đặt nó nằm trong thư mục app/Http/View/Composers. Bây giờ chúng ta sẽ đăng ký một view composer phương thức compose của lớp App\Http\View\Composers\ProfileComposer sẽ được thực thi mỗi khi hiển thị view profile. Ví dụ:

<?php namespace App\Http\View\Composers; use App\Repositories\UserRepository;
use Illuminate\View\View; class ProfileComposer
{ /** * The user repository implementation. * * @var \App\Repositories\UserRepository */ protected $users; /** * Create a new profile composer. * * @param \App\Repositories\UserRepository $users * @return void */ public function __construct(UserRepository $users) { // Dependencies automatically resolved by service container... $this->users = $users; } /** * Bind data to the view. * * @param \Illuminate\View\View $view * @return void */ public function compose(View $view) { $view->with('count', $this->users->count()); }
}

Attaching A Composer To Multiple Views

Bạn có thể đính kèm một view composer vào nhiều view một lúc bằng cách chuyển một mảng view làm đối số đầu tiên cho phương thức composer:

use App\Http\Views\Composers\MultiComposer; View::composer( ['profile', 'dashboard'], MultiComposer::class
);

Phương thức composer cũng chấp nhận ký tự * làm ký tự đại diện, cho phép bạn đính kèm view composer vào tất cả các view:

View::composer('*', function ($view) { //
});

3. Optimizing Views

Theo mặc định các Blade template view được biên dịch theo yêu cầu. Khi một request được thực hiện để yêu cầu hiển thị một view, Laravel sẽ xác định xem có tồn tại một phiên bản đã biên dịch của view hay không. Nếu tệp đã tồn tại, Laravel sẽ xác định xem view chưa biên dịch có được sửa đổi gần đây hơn so với view đã biên dịch hay không. Nếu view đã biên dịch không tồn tại hoặc view chưa được biên dịch đã được sửa đổi, Laravel sẽ biên dịch lại view. Việc biên dịch các view trong quá trình request có thể ảnh hưởng nhỏ đến hiệu xuất. Vì vậy Laravel cung cấp lệnh view:cache Artisan để biên dịch trước tất cả các view được ứng dụng của bạn sử dụng. Để tăng hiệu suất, bạn có thể muốn chạy lệnh này như một phần của quá trình triển khai code của mình:

php artisan view:cache

Bạn có thể sử dụng view:clear command để xóa toàn bộ cache của view:

php artisan view:clear

Bình luận

Bài viết tương tự

- vừa được xem lúc

Tìm hiểu về Resource Controller trong Laravel

Giới thiệu. Trong laravel, việc sử dụng các route post, get, group để gọi đến 1 action của Controller đã là quá quen đối với các bạn sử dụng framework này.

0 0 425

- vừa được xem lúc

Phân quyền đơn giản với package Laravel permission

Như các bạn đã biết, phân quyền trong một ứng dụng là một phần không thể thiếu trong việc phát triển phần mềm, dù đó là ứng dụng web hay là mobile. Vậy nên, hôm nay mình sẽ giới thiệu một package có thể giúp các bạn phân quyền nhanh và đơn giản trong một website được viết bằng PHP với framework là L

0 0 512

- vừa được xem lúc

Sử dụng Swagger để xây dựng API documentation

Giới thiệu về Swagger. RESTful API là một tiêu chuẩn dùng trong việc thiết kế API cho các ứng dụng web (thiết kế Web services) để tiện cho việc quản lý các resource.

0 0 1k

- vừa được xem lúc

Ví dụ CRUD với Laravel và Vuejs.

1. Cài đặt Laravel. composer create-project --prefer-dist laravel/laravel vuelaravelcrud. .

0 0 163

- vừa được xem lúc

Một số tips khi dùng laravel (Part 1)

1. Show database query in raw SQL format. DB::enableQueryLog(); // Bật tính năng query logging. DB::table('users')->get(); // Chạy truy vấn bạn muốn ghi log.

0 0 90

- vừa được xem lúc

Inertiajs - Xây dựng Single Page App không cần API

Tiêu đề là mình lấy từ trang chủ của https://inertiajs.com/ chứ không phải mình tự nghĩ ra đâu nhé :v. Lâu lâu rồi chưa động tới Laravel (dự án cuối cùng mình code là ở ver 5.8), thế nên một ngày đẹp trời lượn vào đọc docs ver 8.

0 0 242