Lời mở đầu
Team mình đợt này đang triển khai chương trình mỗi tuần một bài học, nghĩa là mỗi tuần một người trong team sẽ lên seminar cho mọi người về 1 kỹ thuật hoặc công nghệ gì đấy. Anh em vừa trải qua mấy tuần mới đi hết Kotlin. Tuần vừa rồi anh teamlead seminar về Flask. Oh, sao mình thấy thằng này build API nhanh gọn, đơn giản thế, đúng tinh thần của Python. Lâu nay mình chỉ code Front-end với Mobile, chưa đụng Back-end bao giờ (Thực ra là hồi Sinh viên làm PHP nhưng quên hết rồi ). Thế là mình cũng về thử bắt tay làm ngay một chú xem thế nào.
Setup
Basic
Về IDE, tối ưu nhất có lẽ là PyCharm. Nhưng cài nó cũng khá nặng nên mình tận dụng máy đang có sẵn Visual Studio Code, chỉ cần cài thêm extension Python là đủ để chiến.
Trước tiên là cài Python rồi.
-
Nếu bạn dùng Windows thì link tải ở đây: Download Python.
-
Còn mình dùng Ubuntu nên chỉ cần gõ:
$ sudo apt-get update
$ sudo apt-get install python3.9
Option
Bạn có thể setup Virtual environments hoặc không, bạn có thể bỏ qua bước này. Virtual environments có tác dụng quản lý các dependencies của project. Ví dụ bạn có thể cài 1 lib với 2 version khác nhau cho 2 project khác nhau, thậm chí là Python version khác nhau. Mỗi project sẽ có 1 bộ Python libraries riêng biệt, không thằng nào ảnh hưởng đến thằng nào.
Python3 sử dụng module venv để tạo Virtual environments. Bạn có thể thực hiện lệnh sau để tạo folder cho project và venv folder luôn:
$ mkdir myproject
$ cd myproject
$ python3 -m venv venv
Trên Windows:
$ py -3 -m venv venv
Run environment của bạn:
$ . venv/bin/activate
Flask
Sau đó là cài Flask:
$ pip install Flask
Code thôi
Hello World
Bắt tay vào để code 1 ứng dụng Flask đơn giản nhất nào. Tạo 1 file hello.py
(tên gì cũng được, miễn là tránh flask.py
để tránh conflict) và code những dòng đầu tiên:
from flask import Flask
app = Flask(__name__) @app.route('/')
def hello_world(): return 'Hello, World!'
Giải thích một chút:
Flask(__name__)
có tác dụng tạo 1 instance của class Flask.route()
thì sẽ chỉ cho chúng ta URL của API.
Run app luôn và ngay:
$ export FLASK_APP=hello.py
$ flask run
Check http://127.0.0.1:5000/ để xem app của bạn đã chạy rồi này.
Nhưng giờ mỗi lần bạn sửa code, refresh browser vẫn chưa thấy code được apply. Thế là thế nào nhỉ??? Đó là vì bạn cần bật Debug mode lên nữa.
$ export FLASK_ENV=development
$ flask run
Bây giờ thì thử sửa code và xem thành quả của bạn nào.
Bạn cũng có thể xem kết quả của mình trên thiết bị khác (ở đây mình muốn xem trên máy Android) bằng cách thay đổi host (địa chỉ host là IP của laptop/PC bạn đang dùng) và kết nối 2 máy tới cùng 1 mạng wifi:
$ flask run --host=192.168.xxx.xxx
JSON
JSON là dạng dữ liệu mà mình hay dùng cho các API. Thử demo một chút JSON xem nào. Đầu tiên là cần import thêm jsonify
:
from flask import Flask, jsonify
Thay vì return Hello, World!
, chúng ta sẽ return kết quả trả về dưới dạng JSON:
@app.route('/')
def hello_world(): return jsonify([ { "id": 1, "title": "First Memory", "description": "This is first Memory" }, { "id": 2, "title": "Second Memory", "description": "This is second Memory" }, { "id": 3, "title": "Third Memory", "description": "This is third Memory" } ])
Nhưng mình thấy các field bị đảo lộn hết cả lên, vậy thì phải thêm một chút config:
app.config['JSON_SORT_KEYS'] = False
Ok, có vẻ ổn hơn rồi đấy!
Ngrok - demo app không cần deploy
Mình là dev Android nên muốn thử xem Flask có dùng làm API cho Retrofit trong Android được không. Thế mà config như trên, máy nhận được API rồi nhưng khi apply vào Retrofit thì vẫn không được. Không hiểu có phải do http không? Nhờ các cao nhân giải đáp giúp đoạn này.
Vậy nên mình sẽ giới thiện với các bạn Ngrok, một công cụ giúp bạn nhanh chóng demo app Flask mà không cần deploy lên server.
Cài đặt ngrok:
$ pip install pyngrok
Run lệnh $ ngrok --help
để chắc chắn rằng chúng ta đã cài đặt thành công.
Sửa code một chút để tạo Ngrok Tunnel nào:
from pyngrok import ngrok
...
url = ngrok.connect(5000).public_url
print('Henzy Tunnel URL:', url)
Tiếp tục run $ flask run
để xem kết quả. Check url được print ra và truy cập trên máy Android. Thử thay vào Url của Retrofit (nhớ dùng https) thì mình thấy nó chạy khá ổn.
Lời kết
Trên đây mới là hướng dẫn Quickstart. Nếu các bạn có hứng thú, mình sẽ viết tiếp các bài tiếp theo.
Cảm ơn các bạn đã đọc!
Tham khảo: