- vừa được xem lúc

Bài toán cái túi và những ứng dụng xung quanh nó

0 0 32

Người đăng: Viblo Algorithm

Theo Viblo Asia

I. Bài toán Cái túi và những bài toán áp dụng

1. Lời mở đầu

Bài toán Cái túi, Bài toán Xếp ba lô, Bài toán Knapsack,...là những tên gọi khác nhau mà chúng ta thường nghe đến, nhưng tất cả đều dùng để chỉ chung một bài toán tối ưu hóa tổ hợp, trong đó ta cần phải lựa chọn một số đồ vật để nhét vào một chiếc túi với tải trọng biết trước, sao cho tổng giá trị của các đồ vật nhét vào là lớn nhất có thể. Bài toán này đã được nghiên cứu trong hơn một thế kỷ, và nó là một trong những bài toán có ứng dụng vô cùng to lớn trong thực tế.

Có rất nhiều dạng khác nhau của bài toán cái túi mà tôi đã giới thiệu tới các bạn ở những chuyên đề trước. Những dạng tiêu biểu của bài toán này có thể kể đến là:

  • Bài toán Knapsack với các giá trị số thực: Trọng lượng và giá trị của các món đồ là số thực. Bài toán này chỉ có thể giải quyết bằng phương pháp Quay lui (hoặc cải tiến bằng Nhánh cận).
  • Bài toán Knapsack cho phép cắt nhỏ đồ vật (Fractional Knapsack): Các đồ vật được phép cắt ra và lấy một phần. Bài toán này có thể giải quyết bằng phương pháp Tham lam.
  • Bài toán Knapsack 010 - 1: Các vật chỉ có thể chọn hoặc không chọn, ngoài ra giá trị và trọng lượng của các vật đều là số nguyên. Bài toán này có thể giải bằng phương pháp Quy hoạch động.

Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tập trung nghiên cứu bài toán Knapsack 010 - 1 và một số ứng dụng của nó trong việc giải những bài toán Quy hoạch động có tư duy tương tự.

2. Phát biểu bài toán

Cho nn đồ vật khác nhau, đồ vật thứ ii có trọng lượng wiw_i và giá trị viv_i. Bạn mang theo một chiếc túi có tải trọng tối đa là W,W, nhiệm vụ của bạn là chọn ra các đồ vật để cho vào túi sao cho tổng giá trị của các đồ vật lấy được là lớn nhất có thể?

Input:

  • Dòng đầu tiên chứa hai số nguyên dương nn và WW.
  • nn dòng tiếp theo, mỗi dòng chứa hai số nguyên dương wiw_i và viv_i phân tách nhau bởi dấu cách.

Output:

  • Dòng đầu tiên in ra tổng giá trị lớn nhất của các vật lấy được.
  • Dòng thứ hai in ra chỉ số của các vật được lựa chọn theo thứ tự tăng dần.

Sample Input:

3 50
10 60
20 100
30 120

Sample Output:

220
2 3

3. Ý tưởng

Gọi dp[i][j]dp[i][j] là tổng giá trị lớn nhất của các đồ vật lấy được khi chọn trong các đồ vật từ 11 tới ii và giới hạn tổng trọng lượng của chúng là jj. Kết quả của bài toán là tổng giá trị lớn nhất chọn được trong nn vật với giới hạn trọng lượng là W,W, sẽ chính là dp[n][W]dp[n][W].

Xét đồ vật thứ i,i, và giới hạn trọng lượng hiện tại là j,j, ta có hai phương án để lựa chọn:

  • Nếu vật thứ ii không được chọn vào phương án tối ưu, thì kết quả tối ưu sẽ được chọn trong (i1)(i - 1) đồ vật trước đó với giới hạn trọng lượng vẫn là jj.
  • Nếu vật thứ ii được chọn vào phương án tối ưu, thì tải trọng còn lại có thể sử dụng là (jwi)(j - w_i) cho (i1)(i - 1) đồ vật phía trước, và ta được thêm giá trị viv_i của vật thứ ii. Dĩ nhiên, trường hợp này chỉ xét đến khi jwij \ge w_i.

Dễ thấy rằng, nếu như j<wij < w_i thì chỉ có duy nhất cách lựa chọn đầu tiên, còn nếu jwij \ge w_i thì có thể lựa chọn theo cả hai cách để lấy cách tốt hơn. Tổng hợp lại, ta có công thức quy hoạch động:

dp[i][j]={dp[i1][j];if wi>j.max(dp[i1][j],dp[i][jwi]+vi);if wi<j.dp[i][j] = \begin{cases} dp[i - 1][j]; &\text{if } w_i > j. \\ \text{max}\big(dp[i - 1][j], dp[i][j - w_i] + v_i\big); &\text{if } w_i < j.\end{cases}

Cơ sở quy hoạch động dễ thấy là dp[0][j]=0,dp[0][j] = 0, vì giá trị lớn nhất có thể chọn được trong số 00 đồ vật thì vẫn là 00.

Để truy vết lại các món đồ được chọn, ta sẽ đi ngược về trên bảng phương án, bắt đầu từ vị trí kết quả là dp[n][W]dp[n][W] (hàng n,n, cột WW). Nếu như dp[n][W]=dp[n1][W]dp[n][W] = dp[n - 1][W] tức là món đồ thứ nn không được chọn, ta truy ngược về dp[n1][W]dp[n - 1][W]. Ngược lại nếu dp[n][W]dp[n1][W]dp[n][W] \ne dp[n - 1][W] nghĩa là phương án lựa chọn tối ưu có chứa món đồ thứ nn và truy ngược lên dp[n1][Wwn]dp[n - 1][W - w_n]. Tiếp tục như vậy cho tới khi đi về tới hàng 00 của bảng phương án (tức là cơ sở quy hoạch động) thì dừng lại.

4. Cài đặt

Ngôn ngữ C++:

#include <bits/stdc++.h> using namespace std; void enter(int &n, int &W, vector < pair < int, int > > items)
{ cin >> n >> W; items.resize(n + 1); // Sử dụng kiểu pair để nhập dữ liệu các món đồ. // items[i].first và items[i].second lần lượt là trọng lượng và giá trị của đồ vật thứ i. for (int i = 1; i <= n; ++i) cin >> items[i].first >> items[i].second;
} // Truy vết các món đồ được chọn.
void trace_back(int n, int W, vector < vector < int > > &dp, vector < pair < int, int > > &items)
{ vector < int > picked_items; while (n > 0) { if (dp[n][W] == dp[n - 1][W]) --n; else { picked_items.push_back(n); W -= items[n].second; --n; } } for (int i = picked_items.size() - 1; i >= 0; --i) cout << picked_items[i] << ' ';
} // Quy hoạch động.
void solution(int n, int W, vector < pair < int, int > > &items)
{ vector < vector < int > > dp(n + 1, vector < int >(W + 1, 0)); for (int i = 1; i <= n; ++i) for (int j = 0; j <= W; ++j) { dp[i][j] = dp[i - 1][j]; if (j >= items[i].first) dp[i][j] = max(dp[i][j], dp[i - 1][j - items[i].first] + items[i].second); } // In kết quả. cout << dp[n][W] << endl; trace_back(n, W, dp, items);
} main()
{ int n, W; vector < pair < int, int > > items; enter(n, W, items); solution(n, W, items);
}

Ngôn ngữ Python:

def enter(n, W, items): n, W = map(int, input().split()) items = [(0, 0) for _ in range(n + 1)] for i in range(1, n + 1): items[i] = map(int, input().split()) def trace_back(n, W, dp, items): picked_items = [] while n > 0: if dp[n][W] == dp[n - 1][W]: n += 1 else: picked_items.append(n) W -= items[n][0] n += 1 print(reverse(picked_items)) def solution(n, W, items): dp = [[0] * (W + 1) for _ in range(n + 1)] for i in range(1, n + 1): for j in range(0, W + 1): dp[i][j] = dp[i - 1][j] if j >= items[j][0]: dp[i][j] = max(dp[i][j], dp[i - 1][j - items[j][0]] + items[j][1]) print(dp[n][W]) trace_back(n, W, dp, items)

II. Một số bài toán ứng dụng

1. Bài toán Cái túi vô hạn

Đề bài

Một tên trộm mang theo một chiếc túi có tải trọng WW vào trong một tiệm đá quý. Trong tiệm có nn loại đá quý, loại thứ ii có khối lượng wiw_i và giá trị vi,v_i, với số lượng viên đá mỗi loại là không giới hạn. Tên trộm cần chọn ra một số viên đá quý để mang theo sao cho tổng giá trị của chúng là lớn nhất có thể.

Xác định tổng giá trị đá quý lớn nhất mà tên trộm có thể mang theo với chiếc túi tải trọng W?W?

Input:

  • Dòng đầu tiên chứa hai số nguyên dương nn và W (1n,W1000)W \ (1 \le n, W \le 1000).
  • nn dòng tiếp theo, mỗi dòng chứa hai số nguyên dương wiw_i và viv_i phân tách nhau bởi dấu cách (1wi,vi100;i:1in)(1 \le w_i, v_i \le 100; \forall i: 1 \le i \le n).

Output:

  • Dòng đầu tiên in ra tổng giá trị lớn nhất của các viên đá quý mà tên trộm lấy được.
  • Dòng thứ hai in ra nn số nguyên c1,c2,,cnc_1, c_2, \dots, c_n với cic_i là số lần được chọn của viên đá quý thứ ii.

Sample Input:

2 100
1 1
50 30

Sample Output:

100
100 0

Explanation:

Có rất nhiều cách để tên trộm mang theo các viên đá quý:

  • Mang theo 22 viên có khối lượng 50,50, tổng giá trị là 6060.
  • Mang theo 100100 viên có khối lượng 1,1, tổng giá trị là 100100.
  • Mang theo 11 viên có khối lượng 5050 và 5050 viên có khối lượng 1,1, tổng giá trị là 8080.

Vậy ta chọn phương án thứ 22.

Ý tưởng

Khác với bài toán cái túi bản gốc, ở bài toán này chúng ta được phép chọn một đồ vật nhiều lần. Nghĩa là ở mọi thời điểm lựa chọn, tất cả các đồ vật đều có thể được sử dụng.

Vì thế, ta chỉ cần sử dụng mảng một chiều dp[i]dp[i] với ý nghĩa là tổng giá trị đá quý lớn nhất thu được với giới hạn tải trọng là ii thay vì mảng hai chiều như bài toán gốc. Xét giới hạn tải trọng ii và viên đá quý có khối lượng wj,w_j, giá trị vjv_j. Nếu như iwji \ge w_j thì ta lại có thể lựa chọn viên đá này vào tập các viên đá được chọn. Từ đó hình thành công thức:

dp[i]=max(dp[iwj]+vj);j:1jn and iwjdp[i] = \text{max}\big(dp[i - w_j] + v_j\big); \forall j: 1 \le j \le n \text{ and } i \ge w_j

Kết quả cuối cùng tất nhiên là dp[W]dp[W].

Để truy vết, ta sử dụng một mảng chosen_times[i]\text{chosen\_times}[i] là số lần được chọn của viên đá quý thứ ii. Bắt đầu từ vị trí dp[W]dp[W] trên bảng phương án. Duyệt qua từng viên đá quý, nếu như tới viên thứ ii mà dp[W]=dp[Wwi]+vidp[W] = dp[W - w_i] + v_i thì viên đá thứ ii được chọn 11 lần, cập nhật tăng vị trí chosen_times[i]\text{chosen\_times}[i] thêm 11 và truy ngược về vị trí dp[Wwi]dp[W - w_i] trên bảng phương án. Cứ làm như vậy cho tới khi W=0W = 0 thì dừng lại.

Ta sẽ thu được giải thuật có độ phức tạp O(W×n)O(W \times n).

Cài đặt

Ngôn ngữ C++:

#include <bits/stdc++.h> using namespace std; void enter(int &n, int &W, vector < pair < int, int > > gems)
{ cin >> n >> W; gems.resize(n + 1); for (int i = 1; i <= n; ++i) cin >> gems[i].first >> gems[i].second;
} void trace_back(int n, int W, vector < int > &dp, vector < pair < int, int > > &gems)
{ vector < int > chosen_times(n + 1, 0); while (W != 0) { for (int i = 1; i <= n; ++i) if (dp[W] == dp[W - gems[i].first] + gems[i].second) { W -= gems[i].first; ++chosen_times[i]; break; } } for (int e: chosen_times) cout << e << ' ';
} void solution(int n, int W, vector < pair < int, int > > gems)
{ vector < int > dp(W + 1, 0); for (int i = 0; i <= W; ++i) for (int j = 1; j <= n; ++j) if (i >= gems[j].first) dp[i] = max(dp[i], dp[i - gems[j].first] + gems[j].second); cout << dp[W] << endl; trace_back(n, W, dp, gems);
} main()
{ int n, W; vector < pair < int, int > > gems; enter(n, W, gems); solution(n, W, gems);
}

Ngôn ngữ Python:

def enter(n, W, gems): n, W = map(int, input().split()) gems = [(0, 0) for i in range(n + 1)] for i in range(1, n + 1): gems[i] = map(int, input().split()) def trace_back(n, W, dp, gems): chosen_times = [0 for i in range(n + 1)] while W != 0: for i in range(1, n + 1): if dp[W] == dp[W - gems[i][0]] + gems[i][1]: W -= gems[i][0] chosen_times[i] += 1 break print(chosen_times) def solution(n, W, gems): dp = [0 for i in (W + 1)] for i in range(W + 1): for j in range(1, n + 1): if i >= gems[j][0]: dp[i] = max(dp[i], dp[i - gems[i][0]] + gems[i][1]) print(dp[W]) trace_back(n, W, dp, gems) if __name__ == '__main__': n, W = 0, 0 gems = [] enter(n, W, gems) solution(n, W, gems)

2. Dãy con tổng bằng K

Đề bài

Cho một dãy số AA gồm nn phần tử nguyên a1,a2,,ana_1, a_2, \dots, a_n và một số nguyên KK. Hãy đếm số dãy con không liên tiếp của dãy AA có tổng đúng bằng K?K?

Input:

  • Dòng đầu tiên chứa hai số nguyên nn và K (1n1000;1K1000)K \ (1 \le n \le 1000; 1 \le K \le 1000).
  • Dòng thứ hai chứa nn số nguyên a1,a2,,ana_1, a_2, \dots, a_n phân tách nhau bởi dấu cách (1ai1000;i:1in)(1 \le a_i \le 1000; \forall i: 1 \le i \le n).

Output:

  • Số nguyên duy nhất là số lượng dãy con có tổng bằng KK. Kết quả có thể rất lớn, nên hãy in ra phần dư của kết quả sau khi chia cho 109+710^9 + 7.

Sample Input:

4 6
1 2 3 3

Sample Output:

3

Ý tưởng

Dễ nhận thấy, có tổng cộng 2n2^n dãy con, nên phương pháp quay lui duyệt mọi dãy con là hoàn toàn không khả thi.

Ý tưởng ở đây là sử dụng quy hoạch động với tư duy giống như bài toán cái túi. Gọi dp[i][j]dp[i][j] là số lượng dãy con chọn ra trong mảng con A[1...i]A[1...i] có tổng là jj. Khi xét tới phần tử ai,a_i, ta có thể:

  • Không chọn aia_i vào dãy con, khi đó tổng số dãy con tạo ra sẽ là từ mảng con A[1...i1]A[1...i - 1] với tổng là j,j, số lượng là dp[i1][j]dp[i - 1][j]. Trường hợp này có thể xảy ra với cả j<aij < a_i hay jaij \ge a_i.
  • Chọn aia_i vào dãy con, khi đó ta còn lại tổng bằng (jai)(j - a_i) phải tạo ra từ mảng con A[1...i1],A[1...i - 1], số dãy con tạo ra cũng sẽ tương ứng là dp[i1][jai]dp[i - 1][j - a_i]. Dễ thấy trường hợp này chỉ xảy ra nếu như jaij \ge a_i.

Vậy ta có công thức truy hồi:

dp[i][j]={dp[i1][j];j<ai.dp[i1][j]+dp[i1][jai];jai.dp[i][j] = \begin{cases}dp[i - 1][j]; &\forall j < a_i. \\ dp[i - 1][j] + dp[i - 1][j - a_i]; &\forall j \ge a_i. \end{cases}

Kết quả cuối cùng sẽ là dp[n][K]dp[n][K].

Cơ sở quy hoạch động như sau: dp[i][0]=1,dp[i][0] = 1, vì luôn luôn có một dãy con rỗng tổng bằng 00 chọn trong mảng con A[1...i]A[1...i]. Tất nhiên, dp[0][0]dp[0][0] cũng bằng 11.

Độ phức tạp giải thuật: O(n×K)O(n \times K).

Cài đặt

Ngôn ngữ C++:

#include <bits/stdc++.h> using namespace std; const long long mod = 1e9 + 7; void enter(int &n, int &K, vector < int > &a)
{ cin >> n >> K; a.resize(n + 1); for (int i = 1; i <= n; ++i) cin >> a[i];
} void solution(int n, int K, vector < int > &a)
{ vector < vector < long long > > dp(n + 1, vector < long long > (K + 1, 0)); for (int i = 0; i <= n; ++i) dp[i][0] = 1; for (int i = 1; i <= n; ++i) for (int j = 1; j <= K; ++j) { dp[i][j] = dp[i - 1][j]; if (j >= a[i]) (dp[i][j] += dp[i - 1][j - a[i]]) %= mod; } cout << dp[n][K];
} main()
{ int n, K; vector < int > a; enter(n, K, a); solution(n, K, a);
}

Ngôn ngữ Python:

def solution(n, K, a): mod = 10 ** 9 + 7 dp = [[0] * (K + 1) for _ in range(n + 1)] for i in range(n + 1): dp[i][0] = 1 for i in range(1, n + 1): for j in range(1, K + 1): dp[i][j] = dp[i - 1][j] if j >= a[i]: dp[i][j] = (dp[i][j] + dp[i - 1][j - a[i]]) % mod print(dp[n][K]) if __name__ == '__main__': n, K = map(int, input().split()) a = [0 for i in range(n + 1)] for i in range(1, n + 1): a[i] = int(input()) solution(n, K, a)

III. Tài liệu tham khảo

Bình luận

Bài viết tương tự

- vừa được xem lúc

Cây tìm kiếm nhị phân

Như mình đã trình bày trong bài viết trước, tìm kiếm nhị phân trên một mảng thể hiện sự hiệu quả. Tuy nhiên, hiệu suất của việc tìm kiếm trên mảng bị giảm đi rất nhiều khi dữ liệu trong tập dữ liệu th

0 0 26

- vừa được xem lúc

Giới thiệu thuật toán tìm kiếm nhị phân

Tìm kiếm nhị phân là một thuật toán cơ bản trong khoa học máy tính. Thay vì tìm kiếm một phần tử trong mảng một cách tuyến tính duyệt từng phần tử, tìm kiếm nhị phân cho ta cách tìm kiếm tối ưu hơn bằ

0 0 26

- vừa được xem lúc

Quy hoạch động trên cây

I. Giới thiệu.

0 0 37

- vừa được xem lúc

Toán học tổ hợp

II. Các dãy số và công thức quan trọng. 1. Dãy Fibonaci.

0 0 140

- vừa được xem lúc

Một số ứng dụng nâng cao của cây DFS (phần 1)

I. Cây DFS và bài toán định chiều đồ thị. 1. Phân loại các cung trên cây DFSext{DFS}DFS.

0 0 42

- vừa được xem lúc

Một số ứng dụng nâng cao của cây DFS (phần 2)

III. Bài toán tìm thành phần liên thông mạnh - giải thuật Tarjan. 1. Định nghĩa thành phần liên thông mạnh.

0 0 32