- vừa được xem lúc

Bạn nên tránh sử dụng Soft Delete khi có thể, và đây là lý do tại sao

0 0 204

Người đăng: Trần Xuân Thắng

Theo Viblo Asia

Con người luôn luôn mắc sai lầm. Vì vậy, việc "lo xa" trước mọi tình huống xấu nhất chưa bao giờ là thừa.

Những trường hợp như sơ suất của người quản trị vô tình xóa lộn, lỗi về logic ở trong mã nguồn, hay khi trang quản trị bị hacker chiếm và cố tình phá hoại,... Trong những trường hợp đó, nếu hệ thống được thiết lập từ trước tính năng Soft Delete - hay còn gọi là xóa mềm - thì sẽ hạn chế được rất nhiều rủi ro.

Tuy nhiên, liệu có phải việc áp dụng Soft Delete không hề có một điểm trừ? Tại sao cá nhân mình không thích Soft Delete, và đến lúc nào thì nó sẽ trở thành kẻ ngáng đường trong dự án của bạn? Trong bài này, mình xin được cùng các bạn tìm hiểu sâu hơn về Soft Delete, và hiểu được những điểm mạnh/yếu của nó.

Bạn nên tránh sử dụng Soft Delete khi có thể, và đây là lý do tại sao

I. Giải thích sơ qua về Soft Delete

Soft Delete (dịch tiếng Việt sơ sơ là "xóa mềm") dễ hiểu như cái tên gọi của nó vậy. Khi bạn có thực hiện xóa một dữ liệu nào đó (bài viết, tin nhắn,...), thì thay vì xóa thực sự trong CSDL, hệ thống sẽ chỉ đơn giản là "giấu" nó đi. Điều này thực hiện bằng cách đánh dấu vào một trường trong bảng đó với tên có dạng is_deleted (nếu để là boolean) hay deleted_at (nếu thích để kiểu null|datetime). Những bản ghi được đánh dấu là đã xóa đó sẽ không được hiện ra bên ngoài nữa.

Schema của một bảng có sử dụng Soft Delete (xóa mềm)

Một lý do chủ chốt khiến Soft Delete được ưa chuộng là nó cực dễ thiết lập mà không hề tốn công sức là bao. Chỉ cần bổ sung thêm cột deleted_at vào bảng muốn xóa mềm là bạn đã xong 90% phần việc, sau đó chỉ cần sửa các chỗ xóa trở thành câu lệnh UPDATE đánh dấu vào cột xóa mềm là xong. Mà với các framework web hiện đại thì công đoạn này quá dễ. Laravel đã hỗ trợ sẵn Soft Delete ở cấp độ ORM, còn với Ruby on Rails thì chỉ việc cài thêm một gem bổ trợ như discard.

II. Soft Delete "phiền phức" hơn bạn nghĩ!

Ban đầu thì đơn giản thật, nhưng càng về lâu dài, Soft Delete càng có nhiều vấn đề nảy sinh mà bạn cần phải giải quyết:

Unique Index và Primary key

Một trường hợp khá phiền phức là khi bạn Soft Delete một bản ghi có trường được đánh dấu là Unique index trong CSDL. Lấy ví dụ, ở bảng users với trường username có unique index, vì một số lý do mà tài khoản này bị xóa, và sau đó một người khác muốn đăng ký tài khoản mới với username y hệt. Lúc này, khi người dùng đăng ký tài khoản mới, phía ORM thì sẽ vẫn hiểu là tên tài khoản đó vẫn đăng ký được và vượt qua quá trình validate như bình thường. Nhưng vì bản ghi không bị xóa hẳn khỏi CSDL, sẽ có lỗi trùng index ở trường username xảy ra ở phía CSDL.

Có 2 cách để xử lý trường hợp này:

  • Loại bỏ hẳn Unique index khỏi trường username và phụ thuộc hoàn toàn vào validate từ phía app để đảm bảo username là duy nhất.
  • Tạo multi-column unique index giữa trường usernamedeleted_at.

Cả 2 cách trên đều chẳng đẹp mấy vì hoặc là ảnh hưởng đến mức độ nguyên vẹn, hoặc gây phức tạp, rắc rối hơn cho CSDL.

Vấn đề xóa cascade

Với gem discard của Rails hay tính năng soft delete có sẵn trong Eloquent, bạn có thể kích hoạt soft delete cho bất cứ bảng/model riêng lẻ nào:

class Post < ActiveRecord::Base include Discard::Model
end
<?php namespace App\Models; use Illuminate\Database\Eloquent\Model;
use Illuminate\Database\Eloquent\SoftDeletes; class Post extends Model
{ use SoftDeletes;
}

Nhưng sẽ ra sao nếu một Post lại có nhiều comments? Hiện cả discard hay soft-delete của Laravel đều không tự xử lý việc xóa các bản ghi có quan hệ đến. Nhiều vấn đề sẽ nảy sinh, ví dụ như rất khó để đếm COUNT tổng số bình luận chính xác, hay khi web của bạn có phần "Bình luận mới nhất", cả bình luận của bài viết đã xóa cũng sẽ xuất hiện ở đó.

Để xử lý, bạn cần phải thêm Soft Delete cho cả model Comment nữa, và sử dụng life-cycle hook/callback ở bảng Post để xóa mềm cả các bình luận sau khi xóa mềm xong bài viết. Để cho thống nhất, một khi đã sử dụng xóa mềm ở một bảng, tốt nhất mọi bảng còn lại trong CSDL của bạn cũng đều nên kích hoạt xóa mềm theo.

Tuy đây là vấn đề giải quyết được, nhưng nó cũng làm tăng thêm mức độ phức tạp không hề nhỏ vào mã nguồn của bạn.

Các câu lệnh query, JOIN khó khăn hơn

Cái này thì khỏi phải nói, nhất là trong trường hợp bạn cần viết cú pháp SQL thuần chứ không sử dụng ORM. Hầu như mọi câu query hay join đều sẽ cần bổ sung WHERE deleted_at IS NULL, vừa khiến câu query trông rối rắm, vừa dễ thiếu/nhầm lẫn.

Nhưng lý do "khó query" của mình chỉ là một phần nhỏ của vấn đề lớn hơn: mình thấy khó chịu với sự hiện hữu của trường deleted_at trong các bảng, đồng thời ghét việc các bản ghi bình thường và bản ghi đã bị xóa bị trộn lẫn với nhau ngay trong cùng một bảng. Nó có gì đó không khoa học/không "sạch sẽ" và không đúng lắm với cách sử dụng của cơ sở dữ liệu có quan hệ.

Soft Delete cũng không hoàn toàn đảm bảo an toàn

Soft Delete sẽ giúp hạn chế rủi ro xóa nhầm và dễ dàng khôi phục lại dữ liệu ngay sau khi xóa, nhưng không thể chỉ ra được là ai là người thao tác xóa, trừ khi bạn phát triển thêm tính năng này.

Mặt khác, Soft Delete cũng không để dành cho việc bảo vệ trước những nhầm lẫn trong quá trình UPDATE.

III. Liệu có gì thay thế cho Soft Delete?

Khó có giải pháp nào khác thắng được Soft Delete ở mức độ tiện lợi, tuy nhiên mình có thể nghĩ ra được một vài ý tưởng như sau:

Tạo gấp đôi số lượng bảng

Với mỗi bảng trong CSDL, tạo thêm một bảng khác với schema tương tự, chuyên dùng để lưu các bản ghi đã xóa. Ví dụ, nếu mình có bảng users, mình sẽ tạo thêm bảng nữa là deleted_users với schema gần như y hệt. Khi một user bị xóa, mình sẽ xóa user đó trong bảng users và tạo mới lại ở bảng deleted_users.

Nhược điểm là số lượng bảng trong CSDL sẽ trở nên nhiều đến gấp đôi, và có thêm sự phức tạp khi phải bảo đảm cho schema của bảng usersdeleted_users phải giống nhau.

Serialize dữ liệu và lưu lại lịch sử hoạt động

Với cách này, mỗi khi bạn áp dụng thay đổi lên bất cứ bản ghi nào (cho dù là update hay delete) thì tiến hành serialize lại model, hoặc chuyển các trường trong bản ghi thành dạng JSON rồi lưu vào một bảng khác với tên có thể là activities hay histories.

Ưu điểm lớn của cách này là bạn chỉ cần 1 bảng duy nhất để lưu lại các thay đổi, đồng thời bạn xem được lịch sử của từng lần thay đổi/xóa (và có thể lưu kèm cả tác nhân nữa nếu muốn). Tuy nhiên, mặc dù có khả thi, nhưng sẽ khó khăn hơn nhiều so với soft delete thông thường nếu bạn cần restore lại dữ liệu.

IV. Tham khảo thêm

Bình luận

Bài viết tương tự

- vừa được xem lúc

Tìm hiểu về Resource Controller trong Laravel

Giới thiệu. Trong laravel, việc sử dụng các route post, get, group để gọi đến 1 action của Controller đã là quá quen đối với các bạn sử dụng framework này.

0 0 436

- vừa được xem lúc

Phân quyền đơn giản với package Laravel permission

Như các bạn đã biết, phân quyền trong một ứng dụng là một phần không thể thiếu trong việc phát triển phần mềm, dù đó là ứng dụng web hay là mobile. Vậy nên, hôm nay mình sẽ giới thiệu một package có thể giúp các bạn phân quyền nhanh và đơn giản trong một website được viết bằng PHP với framework là L

0 0 521

- vừa được xem lúc

Sử dụng Swagger để xây dựng API documentation

Giới thiệu về Swagger. RESTful API là một tiêu chuẩn dùng trong việc thiết kế API cho các ứng dụng web (thiết kế Web services) để tiện cho việc quản lý các resource.

0 0 1k

- vừa được xem lúc

Ví dụ CRUD với Laravel và Vuejs.

1. Cài đặt Laravel. composer create-project --prefer-dist laravel/laravel vuelaravelcrud. .

0 0 163

- vừa được xem lúc

Một số tips khi dùng laravel (Part 1)

1. Show database query in raw SQL format. DB::enableQueryLog(); // Bật tính năng query logging. DB::table('users')->get(); // Chạy truy vấn bạn muốn ghi log.

0 0 90

- vừa được xem lúc

Inertiajs - Xây dựng Single Page App không cần API

Tiêu đề là mình lấy từ trang chủ của https://inertiajs.com/ chứ không phải mình tự nghĩ ra đâu nhé :v. Lâu lâu rồi chưa động tới Laravel (dự án cuối cùng mình code là ở ver 5.8), thế nên một ngày đẹp trời lượn vào đọc docs ver 8.

0 0 242