- vừa được xem lúc

Các cách validate form trong thiết kế website - Ưu nhược điểm

0 0 37

Người đăng: Tran Quang Huy B

Theo Viblo Asia

Về bản chất, việc validate form trong website chẳng qua chỉ là kiểm tra xem dữ liệu input có hợp lệ với format yêu cầu của người lập trình hay không. Nếu có thì submit form thành công, còn không thì reject và hiển thị lỗi. Thuật toán đều là so sánh regular expression (regex) . Khác nhau là việc kiểm tra regex diễn ra ở quá trình nào mà thôi.

1. Validate bằng Front End

a. Validate bằng HTML

Cách dùng khá đơn giản bằng cách thêm 1 số option để validate cho input.

  • Thêm "required" nếu muốn trường đó bắt buộc phải điền mới được phép submit
<input type="text" required>
  • Thêm option type="email" để thiết lập điều kiện giá trị nhập vào phải có dạng email
<input type="email" >
  • Thêm partern và định dạng regex để định kiểu format cho dữ liệu nhập vào
<input pattern="/^[a-zA-Z0-9.!#$%&'*+/=?^_`{|}~-]_@.com[a-zA-Z0-9-]+(?:\.[a-zA-Z0-9-]+)*$/" />

Ngoài ra còn 1 số option khác ví dụ: min, max, minlength, maxlength v...v...

Minh họa khi người dùng không nhập vào trường required

Ưu điểm : đơn giản, dễ sử dụng, giao diện bắt mắt do được hầu hết các loại trình duyệt thiết kế giao diễn sẵn. Giảm thiểu request sai của người dùng lên server.

Nhược điểm : Rất dễ để vượt qua validate bằng cách người dùng bấm F12 và sửa source code html. Không thể check được validate unique ( đã tồn tại dữ liệu này trong database hay chưa )

b. Validate bằng Javascript

Validate bằng javascript thì chúng ta phải tự so sánh bằng tay xem dữ liệu nhập vào có khớp với format của regex hay không, và việc hiển thị tin nhắn cũng phải tự custom. Ví dụ đơn giản :

<form id="form"> <input type="text" id="testvalidate"> <div id="show-message"></div> <button type="submit" onClick="check_submit()"> Submit </button>
</form> <script>
function check_submit(){ var value = document.getElementById("testvalidate").value //chỉ gồm những kí tự viết thường var regex = /a-z/ unless (regex.test(value)){ event.preventDefault() document.getElementById("show-message").innerHTML = "Please enter format input right!" }
}
</script>

Ưu điểm : tránh được việc người dùng spam request lên server.

Nhược điểm : Có thể vượt qua bằng cách F12, vào tab console và custom lại hàm submit. Phải tự thiết kế giao diện cho show message. Không thể check được validate unique.

Hình ảnh minh họa cho việc validate form bằng Javascript

Như ví dụ ở trên, người dùng có thể vượt qua bằng cách F12, vào tab console và gõ document.getElementById("form").submit().

Bất kể việc submit có thỏa mãn điều kiện validate hay không, form trên sẽ được submit!

c. Chốt lại:

Validate ở Front-end mục đích giúp hạn chế những request sai lên server nhưng không thể chống lại những người cố tình phá hoại. Không thể validate kiểu unique (kiểm tra xem đã tồn tại ở database chưa ). Validate ở Front-end có thể có hoặc không.

2. Validate bằng Back end

a. Validate bằng ngôn ngữ Back End

Rất cần thiết và quan trọng nên hầu hết mọi Framework đều hỗ trợ validate này, điểm chung đều là gọi tới hàm callback trước khi lưu dữ liệu vào database. ( Và tất nhiên đều là sử dụng thuật toán so sánh với regular expression)

Đây là validate bắt buộc phải có!

Ưu điểm : Kiểm tra dữ liệu an toàn trước khi thực hiện lưu vào database. Depveloper cũng không quá khó khăn ( không cần code nhiều ) trong việc validate ở back end vì đã có Framework hỗ trợ.

Nhược điểm: Không chặn được việc người dùng spam request lên. Message show ra phải nhờ phía FE show lên.

b. Validate ở database

Khi thiết kế database, depvelop có thể chọn các option validate cho từng field của từng table ví dụ : require, unique, type, minlength, maxlength v....v... Validate ở database là việc kiểm tra cuối cùng xem dữ liệu có thực sự "an toàn " hay không ? Validate ở database có thể có hoặc không. Nhưng thông thường là có, và chỉ validate những option cơ bản chứ không phải tất cả.

Ưu điểm : Ngăn chặn việc depvelop validate thiếu sót bằng ngôn ngữ back end, dẫn dến lưu dữ liệu sai vào database.

Nhược điểm : Option hạn chế, không có regular expression. Khá bất tiện trong việc fake data lỗi để test bug.

c. Chốt lại

Validate phía back end là cực kì cần thiết. Nên kết hợp giữa việc validate bằng ngôn ngữ back end và validate ở database một cách khéo léo.

3. Tổng kết

Hy vọng qua bài viết của mình các bạn sẽ biết được thêm về validate form trong lập trình websibte, các cách validate và ưu nhược điểm của chúng.

Thanks you for watching!

Bình luận

Bài viết tương tự

- vừa được xem lúc

Cài đặt WSL / WSL2 trên Windows 10 để code như trên Ubuntu

Sau vài ba năm mình chuyển qua code trên Ubuntu thì thật không thể phủ nhận rằng mình đã yêu em nó. Cá nhân mình sử dụng Ubuntu để code web thì thật là tuyệt vời.

0 0 406

- vừa được xem lúc

Phân quyền đơn giản với package Laravel permission

Như các bạn đã biết, phân quyền trong một ứng dụng là một phần không thể thiếu trong việc phát triển phần mềm, dù đó là ứng dụng web hay là mobile. Vậy nên, hôm nay mình sẽ giới thiệu một package có thể giúp các bạn phân quyền nhanh và đơn giản trong một website được viết bằng PHP với framework là L

0 0 459

- vừa được xem lúc

Sử dụng Swagger để xây dựng API documentation

Giới thiệu về Swagger. RESTful API là một tiêu chuẩn dùng trong việc thiết kế API cho các ứng dụng web (thiết kế Web services) để tiện cho việc quản lý các resource.

0 0 1k

- vừa được xem lúc

So sánh Interface và Abstract trong lập trình hướng đối tượng.

Tổng quan. Interface và Abstract class là 2 khái niệm cơ bản trong lập trình OOP.

0 0 63

- vừa được xem lúc

CURL và cách sử dụng trong PHP

Giới Thiệu. CURL là bộ thư viện được sử dụng để giúp thực hiện việc chuyển dữ liệu thông qua nhiều giao thức khác nhau (như HTTP, FPT...). Với giao thức HTTP, cURL hỗ trợ việc gửi dữ liệu sử dụng tất cả các phương thức hiện có như GET, POST, PUT, DELETE... cURL cũng hỗ trợ việc chuyền dữ liệu sử dụn

0 0 93

- vừa được xem lúc

Thêm dòng dữ liệu mới (MySQL) trong Laravel

Chào các bạn, Laravel hiện đang là hot trend trong "thế giới PHP". 1. Cấu hình cơ bản ban đầu. .

0 0 51