- vừa được xem lúc

Docker: Chưa biết gì đến biết dùng (Phần 3: Docker-compose)

0 0 127

Người đăng: Hoàn Kì

Theo Viblo Asia

1. Mở đầu

  • Xin chào các bạn, sau khi đi qua hai phần đầu của series: Docker - Chưa biết gì đến biết dùng, chúng ta đã tìm hiểu Docker, dockerfile, image, container ... là gì và sử dụng chúng như thế nào.

  • Hôm nay chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu docker-compose - một công cụ kết nối các container lại và làm cho chúng có thể tương tác với nhau.

2. Bài toán

Câu chuyện đặt ra là:

-> Chúng ta muốn ứng dụng Docker cho

  • Dự án mới

  • Hoặc dự án đang phát triển

-> Vậy chúng ta làm như thế nào ?

  • Qua tìm hiểu ở hai phần đầu của series, chúng ta hoàn toàn có thể sử dụng Dockerfile

  • Cài đặt tất cả những môi trường cần thiết (như mysql, redis, php,... ) lên một container duy nhất

  • Rồi chạy project trên container đó.

-> Tuy nhiên:

  • Nếu như bạn muốn dùng kết hợp nhiều image có sẵn trên DockerHub thì sao ?

  • Nếu một cơ sở dữ liệu dùng chung cho nhiều project thì sẽ xử lý thế nào ?

  • Hơn nữa, với tư duy của OOP, 1 class thì không nên cõng nhiều nhiệm vụ.

-> Từ đó sinh ra docker-compose để kết nối các container riêng lẻ với nhau.

  • Khi đó, chúng ta sẽ xây dựng nhiều container, khi nào cần tương tác với database thì gọi tới container mysql chẳng hạn, tương tác với redis thì gọi tới container redis, cần cái gì thì gọi tới container làm nhiệm vụ đó.

  • Cùng nhìn hình ảnh con bạch tuộc đại diện cho docker-compose (mình đoán thế) đang dùng các xúc tu để cuộn các container lên kìa.

-> Okie, ý tưởng cơ bản là vậy, cùng tìm hiểu chi tiết nhé !

  • À quên, bài viết sử dụng Rails framework (một framework của Ruby dùng để lập trình web) để ứng dụng Docker, còn với các framework của PHP (Laravel, Yii, ...) hay Python (Django, ...) thì mình sẽ tìm cách làm tương tự nha.

  • Quan trọng là mình hiểu cách sử dụng docker-compose, nếu có điều kiện, mình sẽ tìm hiểu và viết thêm bài hướng dẫn sử dụng Docker trên Laravel hoặc các framework khác.

  • Các bạn cũng có thể skip để chuyển sang Docker: Chưa biết gì đến biết dùng ( Phần 4 - Một số trick tối ưu và lưu ý )

Let go

3. Cài đặt Docker-compose

Tham khảo trên trang chủ nào, trên Linux thì sẽ như sau:

  • Step 1: Run this command to download the latest version of Docker Compose.
sudo curl -L "https://github.com/docker/compose/releases/download/1.22.0/docker-compose-$(uname -s)-$(uname -m)" -o /usr/local/bin/docker-compose
  • Step 2: Apply executable permissions to the binary
sudo chmod +x /usr/local/bin/docker-compose
  • Step 3: Test the installation
docker-compose --version

-> Đây là phiên bản đang cài đặt trên máy tính của mình:

docker-compose version 1.23.1, build b02f1306

-> Xong roài, có vẻ nhanh - gọn - nhẹ ✌️ ✌️ ✌️

4. Cấu trúc thư mục

-> Tham khảo tài liệu từ đâu ?

  • Khá là hay ho khi trên trang chủ Docker đã có bài hướng dẫn Docker for Rails.

  • Thông thường, mình thấy tham khảo trên trang chủ cũng khá là đủ rồi

  • Nhưng cũng hơi bất ngờ khi trong thực tế làm dự án, anh em trong team nhận thấy vẫn còn một số điểm chưa được thực sự tối ưu

  • Nên sau đây chúng ta cùng tìm hiểu cách apply docker-compose dựa vào bài hướng dẫn trên và đống thời tối ưu hơn nhé ! Nếu các bạn nhận thấy phần nào có thể làm tốt hơn thì mời comment bên dưới nha.

-> Tạo các file cấu hình

Bao gồm 3 file sau:

  • 1. docker / entrypoint.sh:

    Liệt kê những câu lệnh cần chạy sau khi bật container.

  • 2. Dockerfile

    Về công dụng của nó thì chắc hẳn các bạn còn nhớ chúng ta đã đề cập ở bài trước:

  • 3. docker-compose.yml:

    Dùng để khai báođiều phối hoạt động của các container trong project.

5. Xác định các container cần thiết

Ở mức cơ bản nhất, chúng ta sẽ xây dựng 2 container:

-> Thứ nhất là container dùng để kết nối tới cơ sở dữ liệu.

  • Hiện nay, phần lớn các dự án có lẽ hay sử dụng mysql, để gần gũi và quen thuộc với mọi người nên mình sẽ dùng cơ sở dữ liệu mysql.

  • Còn nếu hịn hò hơn thì bạn có thể tìm hiểu và sử dụng postgresql nhé

  • Teachnical leader của dự án mình cũng khuyến khích sài công cụ này, và google một hồi thì có vẻ như nó có nhiều ưu điểm hơn thật, ví dụ như lưu trữ với kiểu dữ liệu array hay gán giá trị mặc định với kiểu dữ liệu text ...

  • Quay trở lại vấn đề chính nào, quan sát:

    https://hub.docker.com/_/mysql/
    

    Chúng ta sẽ thấy tên organization là /_/ và bên dưới tên image có dòng chữ Docker Official Images

    Đây chính là những image chính thức được Docker cung cấp, chúng ta sẽ yên tâm hơn khi sử dụng, và khuyến cáo luôn là nên sử dụng (Hàng chính hãng, ít có khả năng gặp bug hơn hoặc chèn mã độc)


    Trên DockerHub còn rất nhiều image khác dành cho mysql, ví dụ bitnami/mysql

    Đây là những image do các cá nhân, tổ chức khác xây dựng, có thể sẽ có những cải tiến so với bản official nhưng độ tin cậy và chính xác thì khó mà bằng bản chuẩn được.


-> Thứ hai là container dùng cho web application.

  • Có thể có bạn chưa rõ, ta có PHP là một ngôn ngữ lập trình, Laravel là một PHP framework, dùng để lập trình web.

  • Thì tương tự như vậy, Ruby cũng là một ngôn ngữ lập trình, Rails là một Ruby framework dùng để lập trình web.

  • Lát nữa chúng ta dùng image ruby này để tạo container cho web application nhé !


-> Okie xong, đã xác định được 2 image tương ứng với 2 container cần xây dựng.

6. Viết docker-compose

Chúng ta sẽ viết docker-compose.yml trước để có cái nhìn tổng quan về các services trong project nhé

  • Phiên bản của docker-compose
version: '3.5'
  • Liệt kê các services
services: mysql: ... ... ... app: ... ... ...
  • Cài đặt cho từng services
mysql: image: mysql:5.7 container_name: mysql restart: always environment: MYSQL_ROOT_PASSWORD: root volumes: - docker/database:/var/lib/mysql

image: Chỉ định image để khởi động container, ở đây ta dùng image có sẵn như đã nói ở mục 4.

container_name: Chỉ định tên container tùy chỉnh, thay vì tên mặc định.

restart: Giá trị mặc định là no, còn nếu bạn đặt là always thì container sẽ khởi động lại nếu mã thoát cho biết lỗi không thành công.

environment: Thêm các biến môi trường

volumes: Chia sẻ dữ liệu giữa container (máy ảo) và host (máy thật) hoặc giữa các container với nhau.

Ví dụ:

  • Khi container mysql tạo và lưu dữ liệu thì dữ liệu này sẽ lưu ở trong thư mục var/lib/mysql của container. Như vậy nếu như container này bị xóa đi thì chúng ta sẽ mất toàn bộ data

  • Ôi buồn quá -_- Làm gì bây giờ ?

  • Giải pháp là chúng ta sẽ sao lưu dữ liệu đó ra ngoài máy host, như vậy khi container bị xóa, dữ liệu sẽ vẫn được lưu trữ ở máy host. Và ở khi bật lại container, dữ liệu lại được mount từ máy host vào trong container và chúng ta tiếp tục sử dụng nó bình thường.

  • Thư mục lưu trữ data ở ngoài máy host sẽ không được commit vào git, ta đưa nó vào gitignore.

    # Ignore data backup
    docker/database
    
  • Ở một số hướng dẫn có lưu dữ liệu backup vào trong thư mục mà framework đã gitignore sẵn, ví dụ như đối với Rails/tmp hoặc lưu ở ngoài thư mục dự án thì không cần gitignore nó nữa.

app: container_name: app build: . volumes: - .:/my_app ports: - "3000:3000" environment: DATABASE_HOST: mysql DATABASE_USER_NAME: root DATABASE_PASSWORD: root

build: Sử dụng khi chúng ta không xây dựng container từ image có sẵn nữa mà xây dựng nó từ Dockerfile.

  • Nếu Dockerfile nằm cùng thư mục với docker-compose.yml thì chỉ cần
build: .
  • Nếu bạn muốn đặt Dockerfile trong thư mục docker để cùng với entrypoint.sh cho gọn thì sửa thành
 build: context: ./ dockerfile: docker/Dockerfile

ports: Cấu hình cổng kết nối

Có thể chỉ định cả 2 cổng (HOST:CONTAINER) tức là (cổng ở máy thật: cổng ở máy ảo) hoặc chỉ định mình cổng cho máy ảo thôi.

Ví dụ: "2222:3333" Khi bạn truy cập vào cổng 2222 ở máy thật thì sẽ được trỏ tới truy cập ở cổng 3333 của máy ảo.

environment: Bổ sung các biến môi trường.

Lưu ý rằng DATABASE_HOST chính là tên của service mysql.

Mình đã push code lên Github.

7. Viết Dockerfile

-> Bây giờ ta sẽ viết Dockerfile cho container app trên kia nhé, chỗ mà build . ấy.

  • Image cơ sở

    FROM ruby:2.5.1
    
  • Đánh dấu lãnh thổ chút

    LABEL author.name="HoanKy" \
    author.email="_@.com"
    
  • Cặt đặt các phần mềm cần thiết cho máy ảo

    RUN apt-get update && \ apt-get install -y nodejs nano vim
    
  • Set timezone cho máy ảo (Optional)

    ENV TZ=Asia/Ho_Chi_Minh
    RUN ln -snf /usr/share/zoneinfo/$TZ /etc/localtime && echo $TZ > /etc/timezone
    
  • Chỉ định thư mục làm việc mặc định (Optional)

    ENV APP_PATH /my_app
    WORKDIR $APP_PATH
    
  • Cài đặt framework cần thiết cho dự án

    COPY Gemfile Gemfile.lock $APP_PATH/
    RUN bundle install --without production --retry 2 \ --jobs `expr $(cat /proc/cpuinfo | grep -c "cpu cores") - 1`
    
  • Copy tất cả dữ liệu tự máy host vào trong container

    COPY . $APP_PATH
    
  • Cấu hình file entrypoint.sh

    COPY docker/entrypoint.sh /usr/bin/
    RUN chmod +x /usr/bin/entrypoint.sh
    ENTRYPOINT ["entrypoint.sh"]
    EXPOSE 3000
    
  • Thiết lập câu lệnh mặc định sẽ chạy khi khởi động container

    CMD ["rails", "server", "-b", "0.0.0.0"]
    

-> Mình có push code mẫu lên Github

8. Viết entrypoint.sh

-> Chạy file sh với bash chứ ko phải là sh hay zsh

#!/bin/bash
set -e

-> Xóa tiến trình cũ

rm -f /my_app/tmp/pids/server.pid
  • Mỗi khi khởi chạy rails server sẽ có một mã id được sinh ra và lưu vào file tmp/pids/server.pid để đánh dấu rằng đã tồn tại tiến trình rails đang chạy.

  • Khi bạn stop rails server thì rails sẽ xóa nội dung file này, tuy nhiên trong trường hợp bạn kill rails process thì rails server sẽ bị stop mà chưa kịp xóa nội dung file, và khi bạn start lại server thì sẽ gặp lỗi

    => Booting Puma
    => Rails 5.0.0 application starting in development on http://0.0.0.0:3000
    => Run `rails server -h` for more startup options
    A server is already running. Check /balabala/tmp/pids/server.pid.
    Exiting
    
  • Như vậy, ta sẽ xóa thủ công nó luôn để đảm bảo không gặp lỗi này, gọi là chặn từ lúc trứng nước.

-> Thực thi câu lệnh truyền vào.

exec "_@.com"

Mình có push code mẫu lên Github

9. Sử dụng docker-compose

9.1 Trường hợp tạo dự án mới

-> Khi setup project với Rails trực tiếp trên máy thật theo cách truyền thống

  • Chạy câu lệnh sau để initialize project, khi đó các file, folder sẽ tự động được sinh ra:
    rails new . --force --no-deps --database=mysql
    

-> Khi setup project thông qua Docker thì sao ?

  • Khi đó, chúng ta sẽ không cài Rails vào máy thật nữa.

  • Hãy run một container đã cài Rails lên và chạy câu lệnh trên bên trong container đó, rồi mount các file, folder của framework được vừa được tạo ra ngoài máy host.

  • Ở đây, container đó chính là container app mà ta vừa xây dựng ở trên.

  • Cú pháp để chạy một câu lệnh bên trong container như sau:

    sudo docker-compose run + tên container + Câu lệnh muốn chạy
    

    Như vậy, bạn hãy chạy:

    docker-compose run app rails new . --force --no-deps --database=mysql
    

  • Việc này sẽ mấy chút thời gian, trong quá trình chờ đợi thì bạn nên theo dõi log ở Terminal để xem các bước Docker thực hiện như thế nào nhé !

-> Note 1: Khai báo Rails version

  • Nếu bạn cài Rails trực tiếp trên máy thật thì đã có sẵn phiên bản của Ruby (ngôn ngữ lập trình) và Rails (framework của ngôn ngữ) rồi, ví dụ:

     $ ruby -v ruby 2.5.1p57 (2018-03-29 revision 63029) [x86_64-linux] $ rails -v Rails 5.2.2.1
    

    Còn như ở Dockerfile phía trên, chúng ta mới chỉ có

    FROM ruby:2.5.1
    

    chứ chưa cài đặt Rails.

  • Thứ hai là khi build image, ở step

    COPY Gemfile Gemfile.lock $APP_PATH/
    

    có nghĩa là copy Gemfile từ máy host vào container thì chúng ta chưa có file này ở máy host:

    Như thế sẽ gặp lỗi: no such file or directory

  • Vậy nên, chúng ta tạo thêm 2 file: Gemfile và Gemfile.lock

    Gemfile:

    source "https://rubygems.org"
    gem "rails", "~>5"
    

    Gemfile.lock

    # File này để trống
    

  • Rồi sau đó hẵng chạy lại câu lệnh

    docker-compose run app rails new . --force --no-deps --database=mysql
    
  • Mình đã push code mẫu lên Github rồi nhé, bởi vì đây là config thư viện của Rails nên không giới thiệu chung với các config của Docker.

-> Note 2: Cấp lại quyền cho file, folder

  • Có thể bạn đã biết, mặc định thì docker chạy với user root nên những file, folder nó tạo ra (sau khi mount từ container ra máy host) cũng ở quyền root.

  • Vậy nên khi bạn dùng editor để chỉnh sửa những file này thì Linux OS sẽ thông báo.

    Permission denied
    
  • Giải pháp thì set lại quyền cho nó thôi

    sudo chown -R $USER:$USER .
    

-> Note 3: Cấu hình để kết nối tới database

  • Đối với Rails framework thì config này nằm ở file config/database.yml

Sửa từ

default: &default adapter: mysql2 encoding: utf8 pool: <%= ENV.fetch("RAILS_MAX_THREADS") { 5 } %> username: root password: host: localhost

thành

default: &default adapter: mysql2 encoding: utf8 pool: <%= ENV.fetch("RAILS_MAX_THREADS") { 5 } %> username: <%= ENV.fetch("DATABASE_USER_NAME") || "root" %> password: <%= ENV.fetch("DATABASE_PASSWORD") || "root" %> host: <%= ENV.fetch("DATABASE_HOST") || "mysql" %>
  • Xong xuôi thì bạn chuyển qua mục 10.2 được rồi.

9.2 Trường hợp cho dự án đang phát triển

-> Sửa cấu hình kết nối database

  • Chỉnh sửa file config setting connect database cho phù hợp nếu cần (ví dụ với Rails: config/database.yml )

-> Build các image cần thiết

  • Cú pháp

    docker-compose build
    
  • Nếu gặp lỗi này

    IOError: Can not read file in context: /home/nguyenvanhoan/GitRepo/docker_tutorial/docker/database/ca-key.pem
    

    Do một số file trong thư mục back_up database cần quyền root để truy cập, hãy đổi thành

    sudo docker-compose build
    

-> Khởi chạy container:

  • Cú pháp

    sudo docker-compose up
    

    Màn hình log:

Òa, log bắn ra ầm ầm, kệ nó đi, bạn vào địa chỉ :

 http://localhost:3000

và tận hưởng thành quả nào:

-> Vâng, bug đỏ lòm đập vào mặt, lỗi này là do chúng ta chưa tạo database.

  • Tạo cơ sở dữ liệu

    Với mỗi framework sẽ có cách khác nhau để tạo database.

    Còn đối với rails, nếu ở máy thật, bạn cần gõ 2 câu lệnh sau để tạo database:

    # Xóa và tạo lại các bảng và quan hệ giữa chúng
    rails db:migrate:reset
    

    Còn bây giờ, chúng ta hãy truy cập vào máy ảo để chạy câu lệnh này, bằng cách

    sudo docker-compose run + tên container + Câu lệnh muốn chạy
    

    Và ở đây, ta cần:

    sudo docker-compose run app rails db:migrate:reset
    

  • Truy cập vào http://localhost:3000 nào

  • Lưu ý

    • Nếu vừa rồi bạn ấn Ctrl + C để dừng docker-compose up thì khi chạy câu lệnh tạo cơ sở dữ liệu sẽ gặp lỗi
    Mysql2::Error::ConnectionError: Unknown MySQL server host 'mysql' (-2)
    
  • Vì sao ?

    Nhìn vào log trên ta sẽ thấy

Tức là service mysql đã bị dừng lại, vậy nên service app của chúng ta không thể kết nối tới mysql service.

  • Để giải quyết điều này thì có nhiều cách:
  1. Đơn giản nhất là bạn giữ nguyên tab đang chạy docker-compose up và mở thêm tab để chạy migrate data.

  2. Dùng option -d

    docker-compose up -d
    
  3. Thay đổi cách khởi động các container thủ công

    Bài cũng đã dài, chúng ta sẽ tìm hiểu cách 3 ở phần 4 nhé, đây cũng là cách khuyến khích sử dụng.

  4. Thay đổi cách khởi động các container bằng depends_on

    Cách này không khuyến khích (Cũng sẽ giải thích ở phần 4 luôn)


  • Cũng đủ kiến thức cơ bản về docker-compose rồi
  • Nếu bạn gặp lỗi hoặc bị vướng ở đoạn nào chưa hiểu thì hãy để lại bình luận bên dưới, mình sẽ support nếu có thể nhé !
  • Code mẫu cho phần core config mình đã push lên đây.
  • Còn code sau khi các file được sinh ra thì mình đã push lên đây.

10. Updating ...

Bình luận

Bài viết tương tự

- vừa được xem lúc

Giới thiệu Typescript - Sự khác nhau giữa Typescript và Javascript

Typescript là gì. TypeScript là một ngôn ngữ giúp cung cấp quy mô lớn hơn so với JavaScript.

0 0 528

- vừa được xem lúc

Cài đặt WSL / WSL2 trên Windows 10 để code như trên Ubuntu

Sau vài ba năm mình chuyển qua code trên Ubuntu thì thật không thể phủ nhận rằng mình đã yêu em nó. Cá nhân mình sử dụng Ubuntu để code web thì thật là tuyệt vời.

0 0 404

- vừa được xem lúc

Đặt tên commit message sao cho "tình nghĩa anh em chắc chắn bền lâu"????

. Lời mở đầu. .

1 1 766

- vừa được xem lúc

Tìm hiểu về Resource Controller trong Laravel

Giới thiệu. Trong laravel, việc sử dụng các route post, get, group để gọi đến 1 action của Controller đã là quá quen đối với các bạn sử dụng framework này.

0 0 364

- vừa được xem lúc

Phân quyền đơn giản với package Laravel permission

Như các bạn đã biết, phân quyền trong một ứng dụng là một phần không thể thiếu trong việc phát triển phần mềm, dù đó là ứng dụng web hay là mobile. Vậy nên, hôm nay mình sẽ giới thiệu một package có thể giúp các bạn phân quyền nhanh và đơn giản trong một website được viết bằng PHP với framework là L

0 0 458

- vừa được xem lúc

Bạn đã biết các tips này khi làm việc với chuỗi trong JavaScript chưa ?

Hi xin chào các bạn, tiếp tục chuỗi chủ đề về cái thằng JavaScript này, hôm nay mình sẽ giới thiệu cho các bạn một số thủ thuật hay ho khi làm việc với chuỗi trong JavaScript có thể bạn đã hoặc chưa từng dùng. Cụ thể như nào thì hãy cùng mình tìm hiểu trong bài viết này nhé (go).

0 0 436