- vừa được xem lúc

Giải thích đơn giản về lưu trữ Cloud Storage từ con số 0

0 0 15

Người đăng: Nguyễn Anh Tiến

Theo Viblo Asia

Chắc hẳn bạn đã từng đâu đó lưu trữ và chia sẻ trên Google Cloud; đồng bộ ảnh trên iCloud, Xiaomi Cloud,... ; hay dự án bạn được yêu cầu làm có tích hợp với S3 của Amazon Cloud...? Dù bạn không chủ động tìm, Cloud cũng sẽ gõ cửa tìm đến bạn!

Đây là bài viết đầu tiên trong series về Cloud Storage, dành cho kể cả những người chưa có hiểu biết về Cloud cũng có thể tìm hiểu.

1. Trước hết, lưu trữ đám mây (Cloud Storage) là cái gì nhỉ?

Chuyện thật tưởng đùa, hồi xưa ở Sunteco Cloud bọn mình đã có khách email đến hỏi rằng Cloud là công nghệ lưu trữ được trên mây như thế nào ...! 😂

Nói đơn giản ngắn gọn thì cloud xoay quanh hệ thống phần cứng máy tính. Bên cung cấp dịch vụ cloud sẽ quản lý, bảo trì, tối ưu hệ thống. Lưu trữ trên cloud thực chất là lưu trữ trên máy chủ của nhà cung cấp với nền tảng bên trên để người dùng thao tác và quản lý dễ dàng.

Còn để mô tả một cách đầy đủ, mình xin trích định nghĩa từ AWS: "Lưu trữ đám mây là một mô hình điện toán đám mây cho phép lưu trữ dữ liệu và tệp trên Internet thông qua nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây mà bạn truy cập thông qua Internet công cộng hoặc kết nối mạng riêng chuyên dụng. Nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ, quản lý và duy trì các máy chủ lưu trữ, cơ sở hạ tầng và mạng một cách bảo mật để đảm bảo bạn có quyền truy cập vào dữ liệu khi bạn cần dữ liệu ở quy mô gần như không giới hạn và có dung lượng linh hoạt. Lưu trữ đám mây giúp bạn không cần phải mua và quản lý cơ sở hạ tầng kho lưu trữ dữ liệu, mang đến sự linh hoạt, khả năng điều chỉnh quy mô và tính lâu bền, cùng với quyền truy cập dữ liệu mọi lúc, mọi nơi."

2. Các lợi ích của Cloud Storage

Bạn có thể tìm kiếm trên mạng thấy liệt kê ra rất nhiều lợi ích của Cloud, nhưng mình sẽ tập trung vào 3 lợi ích giá trị nhất:

2.1 Truy cập dễ dàng, tính sẵn sàng cao (High Availability)

Thế giới đã liên tục cải tiến để tạo ra được thiết bị lưu trữ dung lượng lớn hơn trong một thiết bị nhỏ hơn. Đến với kỷ nguyên Cloud, dung lượng lưu trữ đã có thể là bất kỳ con số nào với trọng lượng chỉ 0 gram. Người sử dụng có thể ở bất kỳ đâu, chỉ cần thông qua kết nối mạng Internet, là có thể truy cập đến dự liệu mong muốn 24/7.

Dữ liệu được lưu trữ đồng bộ trên nhiều máy chủ khác nhau để đảm bảo độ ổn định và khả năng phục hồi và được phân phối qua mạng CDN ở khắp các nơi trên thế giới để tăng tốc độ truy cập

2.2 Bảo mật

Trước hết ta cần thảo luận xem, bạn sẽ gặp vấn đề bảo mật gì nếu lưu trữ ở máy tính tự quản lý. Hacker có thể sử dụng rất nhiều thủ thuật khác nhau để khai thác các lỗ hổng bảo mật hoặc mạo danh, clickbait để khai thác vào chính điểm yếu là người sử dụng. Từ đó có thể đánh cắp thông tin quan trọng, hoặc khóa tài nguyên ở máy tính để tống tiền bạn.

Có một sự thật là: Không có cách thức bảo mật nào là hoàn hảo, nhưng có thể chắc chắn 1 điều chúng ta không thể hi vọng mặt bằng chung người sử dụng có đầy đủ kiến thức và kinh nghiệm về bảo mật. Do vậy phương án tối ưu là giao cho bên nhà cung cấp Cloud thực hiện những phương án bảo mật tốt nhất.

Việc bảo mật tiêu chuẩn cao với 1 nhà cung cấp Cloud (Cloud Provider) có thể kể đến như:

  • Các trung tâm dự liệu được bảo vệ nghiêm ngặt với chỉ những người được cấp phép chuyên biệt ra vào
  • Dữ liệu được mã hóa và chuỗi mã hóa cũng thường xuyên được update, phòng trường hợp dù kẻ xấu có lấy được cũng gần như không thể giải mã
  • Nhiều lớp bảo mật hệ thống và các phương án dự phòng khôi phục dữ liệu

2.3 Tối ưu chi phí và nguồn lực hạ tầng

Điều đầu tiên có thể thấy khi sử dụng Cloud nói chung và Cloud Storage nói riêng, người dùng không còn lo về gánh nặng quản lý hạ tầng bao gồm chi phí phần cứng cố định và khó xác định được nhu cầu mở rộng hay thu hẹp, chi phí bảo trì, chi phí mặt bằng và nhân sự quản lý. Tất cả điều trên còn có thể biến động, khiến độ ổn định của phần mềm quan trọng của bạn không được đảm bảo, ảnh hưởng đến uy tín. Với Cloud, những vấn đề hạ tầng này sẽ được tối ưu chuyên biệt, giúp hạ chi phí và công sức.

Để giúp người dùng tối ưu hơn chi phí lưu trữ, Cloud Provider thường cung cấp các gói lưu trữ linh hoạt theo các nhu cầu sử dụng: Mức độ thường xuyên truy cập, ưu tiên tốc độ truy cập hay không, ... Chỉ riêng về mặt chi phí, tiền bạc, ta cũng có thể thấy đây là sự kết hợp Win-win

3. Trải nghiệm miễn phí Cloud Storage ngay bây giờ !

Để bắt đầu trải nghiệm, Sunteco là một lựa chọn Cloud Provider bạn có thể đặt niềm tin. Sunteco là nhà cung cấp Cloud tiên phong hàng đầu với hạ tầng data center đạt chuẩn Uptime Tier-3 và được kết nối với hơn 12,000 Km cáp quang Bắc – Nam, đảm bảo khả năng truyền tải dữ liệu tối ưu và độ ổn định cao. Với 2 dịch vụ lưu trữ chính, các bạn có thể dùng thử miễn phí là:

  • Sun Drive: https://sunteco.vn/sun-drive/ File Storage dành cho cá nhân, doanh nghiệp với dung lượng không giới hạn, đa dạng tính năng và chi phí tiết kiệm tối ưu

  • Sun Storage: https://sunteco.vn/sun-storage/ Object Storage với khả năng thay đổi dung lượng linh hoạt, hiệu suất và độ tin cậy cao trên Cloud, hỗ trợ truy thông qua RESTFul API

Một điểm lợi khi lựa chọn Sunteco là người dùng, doanh nghiệp sẽ hỗ trợ quá trình chuyển dịch, tích hợp từ phương thức lưu trữ hiện tại và hỗ trợ các khó khăn gặp phải trong quá trình sử dụng.

Bình luận

Bài viết tương tự

- vừa được xem lúc

PDF Export, cẩn thận với những input có thể truyền vào

Giới thiệu. Dạo gần đây mình tình cờ gặp rất nhiều lỗi XSS, tuy nhiên trang đó lại có sử dụng dữ liệu người dùng input vào để export ra PDF.

0 0 49

- vừa được xem lúc

Giới thiệu về AWS Batch

Khi sử dụng hệ thống cloud service, điều chúng ta thường phải quan tâm đến không chỉ là hiệu suất hoạt động (performance) mà còn phải chú ý đến cả chi phí bỏ ra để duy trì hoạt động của hệ thống. Chắn hẳn là hệ thống lớn hay nhỏ nào cũng đã từng phải dùng đến những instance chuyên để chạy batch thực

0 0 128

- vừa được xem lúc

Tìm hiểu về AWS KMS

1. AWS KMS là gì. Ở KMS bạn có thể lựa chọn tạo symetric key (khóa đối xứng) hoặc asymetric key (khóa bất đối xứng) để làm CMK (Customer Master Key). Sau khi tạo key thì có thể thiết đặt key policy để control quyền access và sử dụng key.

0 0 52

- vừa được xem lúc

AWS VPC cho người mới bắt đầu

Tuần này, tôi trình bày lại những gì tôi đã học được về Virtual Private Cloud (VPC) của Amazon. Nếu bạn muốn xem những gì tôi đã học được về AWS, hãy xem Tổng quan về DynamoDB và Tổng quan về S3. VPC là gì. Những điều cần lưu ý:.

0 0 69

- vừa được xem lúc

AWS Essentials (Phần 6): Guildline SNS Basic trên AWS

Tiếp tục với chuỗi bài viết về Basic AWS Setting, chúng ta tiếp tục tìm hiểu tiếp tới SNS (Simple Notification Service). Đây là một service của AWS cho phép người dùng setting thực hiện gửi email, text message hay push notification tự động tới mobile device dựa trên event người dùng setting phía AWS

0 0 125

- vừa được xem lúc

Sử dụng Amazon CloudFront Content Delivery Network với Private S3 Bucket — Signing URLs

Trong nhiều trường hợp, thì việc sử dụng CDN là bắt buộc. Mình đã trải nghiệm với một số CDN nhưng cuối cùng mình lựa chọn sử dụng AWS CloudFront.

0 0 105