- vừa được xem lúc

Giới thiệu về Numpy (một thư viện chủ yếu phục vụ cho khoa học máy tính của Python)

0 0 44

Người đăng: Nguyen Van Hoang

Theo Viblo Asia

Numpy

Numpy là một thư viện lõi phục vụ cho khoa học máy tính của Python, hỗ trợ cho việc tính toán các mảng nhiều chiều, có kích thước lớn với các hàm đã được tối ưu áp dụng lên các mảng nhiều chiều đó. Numpy đặc biệt hữu ích khi thực hiện các hàm liên quan tới Đại Số Tuyến Tính.

Để cài đặt numpy nếu bạn có Anaconda chỉ cần gõ conda install numpy hoặc sử dụng tools pip pip install numpy.

Sau khi cài đặt xong, trong Python, chúng ta cần khai báo import numpy để có thể bắt đầu sử dụng các hàm của numpy. Vì numpy là thư viện được sử dụng thường xuyên nên nó thường được khai báo gọn lại thành np import numpy as np np có thể thay thế bằng các từ khác, tuy nhiên bạn nên đặt là np vì các tài liệu hướng dẫn đều ngầm quy ước như thế.

Arrays

Một mảng numpy là một lưới các giá trị, và tất cả các giá trị có dùng kiểu giá trị, và được lập chỉ mục bởi một số nguyên không âm, số chiều được gọi là rank của mảng Numpy, và shape là một tuple các số nguyên đưa ra kích thước của mảng theo mỗi chiều.

Chúng ta có thể khởi tạo numpy arrays từ nested Python lists, và dùng dấu ngoặc vuông để truy cập từng phần tử

import numpy as np a = np.array([1, 2, 3]) # Tạo một numpy array với rank = 1 print(type(a)) # Sẽ in ra "<class 'numpy.ndarray'>"
print(a.shape) # Sẽ in ra "(3,)"
print(a[0], a[1], a[2]) # Sẽ in ra "1 2 3"
a[0] = 5 # Thay đổi giá trị của 1 phần tử trong mảng
print(a) # Sẽ in ra kết quả là "[5, 2, 3]" b = np.array([[1,2,3],[4,5,6]]) # Tạo một numpy array với rank =2
print(b.shape) # In ra "(2, 3)"
print(b[0, 0], b[0, 1], b[1, 0]) # Sẽ in ra "1 2 4"

Numpy cũng cung cấp rất nhiều hàm để khởi tạo arrays

import numpy as np a = np.zeros((2,2)) # Tạo một numpy array với tất cả phẩn tử là 0
print(a) # "[[ 0. 0.] # [ 0. 0.]]" b = np.ones((1,2)) # Tạo một numpy array với tất cả phẩn tử là 1
print(b) # "[[ 1. 1.]]" c = np.full((2,2), 7) # Tạo một mảng hằng
print(c) # "[[ 7. 7.] # [ 7. 7.]]" d = np.eye(2) # Tạo một ma trận đơn vị 2 x 2
print(d) # "[[ 1. 0.] # [ 0. 1.]]" e = np.random.random((2,2)) # Tạo một mảng với các giá trị ngẫu nhiên
print(e) # Có thể là "[[ 0.91940167 0.08143941] # [ 0.68744134 0.87236687]]"
f = np.arange(10) # Tạo 1 numpy array với các phẩn tử từ 0 đến 9
print(f) # "[0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9]"

Còn rất nhiều hảm để khởi tạo array bạn có thể tham khảo tại đây documentation

Array indexing

Numpy cung cấp một số cách để truy xuất phần tử trong mảng

Slicing: Tương tự như list trong python, numpy arrays cũng có thể được cắt.

import numpy as np # Khởi tạo numpy array có shape = (3, 4) có giá trị như sau:
# [[ 1 2 3 4]
# [ 5 6 7 8]
# [ 9 10 11 12]]
a = np.array([[1,2,3,4], [5,6,7,8], [9,10,11,12]]) # Sử dụng slicing để tạo numpy array b bằng cách lấy 2 hàng đầu tiên
# và cột 1, 2. Như vậy b sẽ có shape = (2, 2):
# [[2 3]
# [6 7]]
b = a[:2, 1:3] # Một array tạo ra từ slicing sẽ có cùng địa chỉ với array gốc.
# Nếu thay đổi 1 trong 2 thì array còn lại cũng thay đổi.
print(a[0, 1]) # Prints "2"
b[0, 0] = 77 # b[0, 0] ở đây tương đương với a[0, 1]
print(a[0, 1]) # Prints "77"

Bạn cũng có thể kết hợp việc dùng slicing và dùng chỉ số. Tuy nhiên, cách làm đó sẽ cho ra một mảng mới có rank thấp hơn mảng gốc.

import numpy as np # Tạo một numpy array có shape (3, 4) với giá trị như sau:
# [[ 1 2 3 4]
# [ 5 6 7 8]
# [ 9 10 11 12]]
a = np.array([[1,2,3,4], [5,6,7,8], [9,10,11,12]]) # Hai cách truy cập dữ liệu ở hàng giữa của mảng
# Dùng kết hợp chỉ số và slice -> được array mới có rank thấp hơn,
# Nếu chỉ dùng slice ta sẽ có 1 array mới có cùng rank # với array gốc
row_r1 = a[1, :] # Rank 1, hàng thứ 2 của a
row_r2 = a[1:2, :] # Rank 2, vẫn là hàng thứ 2 của a
print(row_r1, row_r1.shape) # Prints "[5 6 7 8] (4,)"
print(row_r2, row_r2.shape) # Prints "[[5 6 7 8]] (1, 4)" # Chúng ta có thể làm tương tự với cột của numpy array:
col_r1 = a[:, 1]
col_r2 = a[:, 1:2]
print(col_r1, col_r1.shape) # Prints "[ 2 6 10] (3,)"
print(col_r2, col_r2.shape) # Prints "[[ 2] # [ 6] # [10]] (3, 1)"

Integer array indexing: Khi bạn truy xuất mảng dùng slicing, kết quả trả về sẽ là mảng con của mảng ban đầu, tuy nhiên sử dụng chỉ số mảng cho phép bạn xây dựng mảng tùy ý từ một mảng khác

import numpy as np a = np.array([[1,2], [3, 4], [5, 6]]) # Truy xuất mảng dùng chỉ số.
# Kết quả thu được là 1 mảng có shape (3,)
print(a[[0, 1, 2], [0, 1, 0]]) # Prints "[1 4 5]" # Sẽ thu được kết quả tương đương như trên với cách này:
print(np.array([a[0, 0], a[1, 1], a[2, 0]])) # Prints "[1 4 5]" # Bạn được phép sử dụng chỉ số mảng để # truy xuất tới 1 phần tử # của mảng gốc nhiều hơn 1 lần
print(a[[0, 0], [1, 1]]) # Prints "[2 2]" # Một cách làm khác tương đương:
print(np.array([a[0, 1], a[0, 1]])) # Prints "[2 2]"

Một mẹo hữu ích dùng chỉ số mảng để chọn và thay đổi phần tử từ mỗi hàng của ma trận

import numpy as np # Tạo một mảng mới từ đó ta sẽ chọn các phần tử
a = np.array([[1,2,3], [4,5,6], [7,8,9], [10, 11, 12]]) print(a) # prints "array([[ 1, 2, 3], # [ 4, 5, 6], # [ 7, 8, 9], # [10, 11, 12]])" # Tạo một mảng các chỉ số
b = np.array([0, 2, 0, 1]) # Lấy 1 phần tử từ mỗi hàng của a dùng với chỉ số ở mảng b
print(a[np.arange(4), b]) # Prints "[ 1 6 7 11]" # Thay đổi một phẩn tử từ mỗi hàng của a dùng với chỉ số ở mảng b
a[np.arange(4), b] += 10 print(a) # prints "array([[11, 2, 3], # [ 4, 5, 16], # [17, 8, 9], # [10, 21, 12]])

Boolean array indexing: Cho phép bạn chọn ra các phần tử tùy ý của một mảng, thường được sử dụng để chọn ra các phần tử thỏa mãn điều kiện nào đó

import numpy as np a = np.array([[1,2], [3, 4], [5, 6]]) bool_idx = (a > 2) # Tìm các phần tử lớn hơn 2; # Trả về 1 numpy array of Booleans có shape như mảng a # và giá trị tại mỗi phần tử là # True nếu phần tử của a tại đó > 2, # False cho trường hợp ngược lại. print(bool_idx) # Prints "[[False False] # [ True True] # [ True True]]" # Sử dụng một boolean array indexing để lấy # các phần tử thỏa mãn điều kiện nhất định trong a
# Ví dụ ở đây in ra các giá trị của a > 2 # sử dụng array bool_idx đã tạo
print(a[bool_idx]) # Prints "[3 4 5 6]" # Một cách ngắn gọn hơn:
print(a[a > 2]) # Prints "[3 4 5 6]"

Nếu bạn muốn tìm hiều nhiều hơn về numpy array indexing bạn có thể tham khảo tại đây documentation

Datatypes

Mỗi numpy array là một lưới các phần tử cùng kiểu dữ liệu. Numpy cung cấp một tập hợp lớn các kiểu dữ liệu số mà bạn có thể sử dụng để xây dựng các mảng. Numpy cố gắng đoán một kiểu dữ liệu khi bạn tạo một mảng, nhưng các hàm xây dựng các mảng thường cũng bao gồm một đối số tùy chọn để chỉ định rõ ràng kiểu dữ liệu

import numpy as np x = np.array([1, 2]) # Để numpy xác định kiểu dữ liệu
print(x.dtype) # Prints "int64" x = np.array([1.0, 2.0]) # Để numpy xác định kiểu dữ liệu
print(x.dtype) # Prints "float64" x = np.array([1, 2], dtype=np.int64) # Chỉ định kiều dữ liệu củ thể cho mảng
print(x.dtype) # Prints "int64"

Array math

Ghép, cộng, nhân, hoán vị chỉ với một dòng code. Dưới đây là một số ví dụ về các phép toán số học và nhân khác nhau với các mảng Numpy

import numpy as np x = np.array([[1,2],[3,4]], dtype=np.float64)
y = np.array([[5,6],[7,8]], dtype=np.float64) # Tổng của 2 mảng, cả 2 cách cho cùng một kết quả
# [[ 6.0 8.0]
# [10.0 12.0]]
print(x + y)
print(np.add(x, y)) # Hiệu 2 mảng
# [[-4.0 -4.0]
# [-4.0 -4.0]]
print(x - y)
print(np.subtract(x, y)) # Tính tích từng phần tử của x nhân với từng phần tử của y
# [[ 5.0 12.0]
# [21.0 32.0]]
print(x * y)
print(np.multiply(x, y)) # Tương tự thương của từng phần x chia với từng phần tử y
# [[ 0.2 0.33333333]
# [ 0.42857143 0.5 ]]
print(x / y)
print(np.divide(x, y)) # Bình phương từng phần tử trong x
# [[ 1. 1.41421356]
# [ 1.73205081 2. ]]
print(np.sqrt(x))

Để nhân 2 ma trận hoặc nhân vector với ma trận trong numpy, chúng ta sử dụng hàm dot

import numpy as np x = np.array([[1,2],[3,4]])
y = np.array([[5,6],[7,8]]) v = np.array([9,10])
w = np.array([11, 12]) # Tích trong của 2 vector; Cả 2 đều cho kết quả là 219
print(v.dot(w))
print(np.dot(v, w)) # Nhân ma trận với vector; cả 2 đều cho mảng rank 1: [29 67]
print(x.dot(v))
print(np.dot(x, v)) # Ma trận với ma trận; cả 2 đều cho mảng rank 2
# [[19 22]
# [43 50]]
print(x.dot(y))
print(np.dot(x, y))

Numpy cung cấp nhiều hàm hữu ích để thực hiện tính toán trên mảng; một trong những hàm hữu ích nữa là sum

import numpy as np x = np.array([[1,2],[3,4]]) print(np.sum(x)) # Tổng các phần tử của mảng; prints "10"
print(np.sum(x, axis=0)) # Tính tổng theo từng cột; prints "[4 6]"
print(np.sum(x, axis=1)) # Tính tổng theo từng hàng; prints "[3 7]"

Bạn có thể tìm thấy danh sách đầy đủ các hàm toán học được cung cấp bởi numpy tại đây documentation

Ngoài việc tính toán trên mảng, chúng ta thường xuyên phải định hình lại hoặc thao tác dữ liệu theo mảng. Ví dụ đơn giản nhất của loại hoạt động này là chuyển vị ma trận; để chuyển vị một ma trận, chỉ cần sử dụng thuộc tính T của một đối tượng mảng

import numpy as np x = np.array([[1,2], [3,4]])
print(x) # Prints "[[1 2] # [3 4]]"
print(x.T) # Prints "[[1 3] # [2 4]]" # Việc chuyển vị 1 mảng có rank = 1 không thay đổi gì cả:
v = np.array([1,2,3])
print(v) # Prints "[1 2 3]"
print(v.T) # Prints "[1 2 3]"

Numpy cung cấp nhiều hàm hơn để thao tác các mảng; bạn có thể xem danh sách đầy đủ tại đây documentation.

Broadcasting

Broadcasting là một cơ chế mạnh mẽ cho phép thực thi các phép toán số học trên các numpy array có kích thước khác nhau. Chúng ta thường có một mảng nhỏ hơn và một mảng lớn hơn và chúng tôi muốn sử dụng mảng nhỏ hơn nhiều lần để thực hiện một số thao tác trên mảng lớn hơn.

Ví dụ: Giả sử rằng chúng ta muốn thêm một vectơ không đổi vào mỗi hàng của ma trận. Chúng ta có thể làm như thế này

import numpy as np # Chúng ta sẽ thêm vector v vào mỗi hàng của ma trận x,
# Lưu trữ kết quả trong ma trận y
x = np.array([[1,2,3], [4,5,6], [7,8,9], [10, 11, 12]])
v = np.array([1, 0, 1])
y = np.empty_like(x) # Tạo một ma trận rỗng có shape như x # Thêm vector v vào mỗi hàng của ma trận x bằng một vòng lặp
for i in range(4): y[i, :] = x[i, :] + v # Ma trận y sẽ như sau
# [[ 2 2 4]
# [ 5 5 7]
# [ 8 8 10]
# [11 11 13]]
print(y)

Cách này hoạt động bình thường, khi ma trận x quá lớn, việc sử dụng vòng lặp này sẽ rất chậm. Nếu bạn để ý thì việc thêm vectơ v vào mỗi hàng của ma trận x tương đương với việc tạo một ma trận vv bằng cách xếp chồng nhiều bản sao của v theo chiều dọc, sau đó thực hiện phép tính tổng của x và vv. Chúng ta có thể thực hiện phương pháp này như thế này

import numpy as np # Chúng ta sẽ thêm vector v vào mỗi hàng của ma trận x,
# Lưu trữ kết quả trong ma trận y
x = np.array([[1,2,3], [4,5,6], [7,8,9], [10, 11, 12]])
v = np.array([1, 0, 1])
vv = np.tile(v, (4, 1)) # Xếp chồng 4 bản sao của v lên nhau
print(vv) # Prints "[[1 0 1] # [1 0 1] # [1 0 1] # [1 0 1]]"
y = x + vv # Thực hiện phép cộng
print(y) # Prints "[[ 2 2 4 # [ 5 5 7] # [ 8 8 10] # [11 11 13]]"

Numpy broadcasting cho phép chúng ta thực thi tính toán này mà không cần phải tạo ra nhiều bản sao của v. Và đây là code khi sử dụng broadcasting

import numpy as np # Chúng ta sẽ thêm vector v vào mỗi hàng của ma trận x,
# Lưu trữ kết quả trong ma trận y
x = np.array([[1,2,3], [4,5,6], [7,8,9], [10, 11, 12]])
v = np.array([1, 0, 1])
y = x + v # Thêm v vào từng hàng của x sử dụng broadcasting
print(y) # Prints "[[ 2 2 4] # [ 5 5 7] # [ 8 8 10] # [11 11 13]]"

Về nguyên tắc thực thi của broadcasting bạn có thể tham khảo tại đây documentation

Các hàm hỗ trợ broadcasting được gọi là universal functions. Bạn có thể tìm danh sách các hàm universal functions tại đây documentation

Kết luận

Nhưng kiến thức trên đây đã cung cấp cho bạn những hiểu biết cần thiết về numby, đó không phải là tất cả, hãy đọc tài liệu này documentation để tìm hiểu thêm về numby

Tài liệu tham khảo

Bài viết được dịch từ nguồn: Python Numpy Tutorial

Bình luận

Bài viết tương tự

- vừa được xem lúc

Giới thiệu Typescript - Sự khác nhau giữa Typescript và Javascript

Typescript là gì. TypeScript là một ngôn ngữ giúp cung cấp quy mô lớn hơn so với JavaScript.

0 0 499

- vừa được xem lúc

Cài đặt WSL / WSL2 trên Windows 10 để code như trên Ubuntu

Sau vài ba năm mình chuyển qua code trên Ubuntu thì thật không thể phủ nhận rằng mình đã yêu em nó. Cá nhân mình sử dụng Ubuntu để code web thì thật là tuyệt vời.

0 0 374

- vừa được xem lúc

Đặt tên commit message sao cho "tình nghĩa anh em chắc chắn bền lâu"????

. Lời mở đầu. .

1 1 701

- vừa được xem lúc

Tìm hiểu về Resource Controller trong Laravel

Giới thiệu. Trong laravel, việc sử dụng các route post, get, group để gọi đến 1 action của Controller đã là quá quen đối với các bạn sử dụng framework này.

0 0 335

- vừa được xem lúc

Phân quyền đơn giản với package Laravel permission

Như các bạn đã biết, phân quyền trong một ứng dụng là một phần không thể thiếu trong việc phát triển phần mềm, dù đó là ứng dụng web hay là mobile. Vậy nên, hôm nay mình sẽ giới thiệu một package có thể giúp các bạn phân quyền nhanh và đơn giản trong một website được viết bằng PHP với framework là L

0 0 420

- vừa được xem lúc

Bạn đã biết các tips này khi làm việc với chuỗi trong JavaScript chưa ?

Hi xin chào các bạn, tiếp tục chuỗi chủ đề về cái thằng JavaScript này, hôm nay mình sẽ giới thiệu cho các bạn một số thủ thuật hay ho khi làm việc với chuỗi trong JavaScript có thể bạn đã hoặc chưa từng dùng. Cụ thể như nào thì hãy cùng mình tìm hiểu trong bài viết này nhé (go).

0 0 414