- vừa được xem lúc

Machine state và cách dùng trong rails

0 0 26

Người đăng: Thanh Hung

Theo Viblo Asia

I. Tổng quan về machine state

  • Machine state là một biểu đồ trạng thái. Nói dễ hiểu hơn, nó là cách để kiểm soát các trạng thái theo điều kiện tương ứng. Ví dụ bạn có một tập các trạng thái khác nhau, tùy thuộc vào điều kiện và trạng thái hiện tại, bạn sẽ có các hành động khác nhau trong thời điểm hiện tại.
  • Ví dụ: Khi có bug, bạn phải fix, nếu vẫn còn bug, bạn phải tiếp tục fix cho đến khi hết bug thì bạn mới có thể close task vừa làm. Đó là một tập các trạng thái của task và tùy vào bug gặp phải mà bạn sẽ có các cách fix khác nhau để hoàn thành task.
  • Vậy làm thế nào để sử dụng machine state? Có rất nhiều gem giúp chúng ta làm machine state trong ruby. Chúng ta sẽ thực hành qua một ví dụ cụ thể trong rails với gem "aasm" - một state machines trong ruby.

II. Cài đặt

  • Chúng ta có thể cài đặt gem trong console qua câu lệnh:
gem install aasm
  • Hoặc có thể thêm trong Gemfile khi dùng Bundler:
gem "aasm"

III. Một ví dụ đơn giản

In this example, we need to write rspec for this method:

class Job include AASM enum status: {sleeping: 1, running: 2, cleaning: 3} aasm column: :status, enum: true do state :sleeping, initial: true state :running, :cleaning event :run do transitions from: :sleeping, to: :running end event :clean do transitions from: :running, to: :cleaning end event :sleep do transitions from: [:running, :cleaning], to: :sleeping end end end

Với ví dụ trên, khi khởi tạo một object Job ta sẽ có các hành động có thể thực hiện là "run", "clean", "sleep" và các trạng thái "sleeping", "running", "cleaning".

  • Ta có thể mô tả hoạt động của state machine này bằng các câu lệnh ví dụ trong rails c:
job = Job.new
job.sleeping? # => true
job.may_run? # => true
job.run
job.running? # => true
job.sleeping? # => false
job.may_run? # => false
job.run # => raises AASM::InvalidTransition

Như vậy:

  • Khi khởi tạo Job (job = Job.new), status mặc định của Job được khởi tạo là "sleeping" (job.sleeping? # => true), tương ứng với câu state :sleeping, initial: true trong model. Khi đó, job có thể thực hiện action "run" (job.may_run? # => true) bởi ta đã thiết lập event :run với điều kiện transitions from: :sleeping, to: :running. Tức là ta chỉ có thể chạy action "run" khi Job đang ở trạng thái "sleeping" và trạng thái trả về của Job sau khi thực hiện "run" sẽ là "running".
  • Sau khi chạy "run" (job.run), Job sẽ ở trạng thái "running" (job.running? # => true), như vậy ta không thể chạy "run" lần nữa (job.may_run? # => false). Nếu chạy "run" lần nữa thì sẽ báo lỗi (job.run # => raises AASM::InvalidTransition)

V. Kết luận

Trên đây là một ví dụ cơ bản nhất trong việc sử dụng state machine thông qua gem "aasm". Hi vọng bài viết có thể cung cấp cách nhìn tổng quan, dễ hiểu nhất cho những bạn mới tiếp xúc với khái niệm "machine state". Chúng ta có thể khai thác rất nhiều tính năng mở rộng trong gem qua hướng dẫn của gem: https://github.com/aasm/aasm . Bạn cũng có thể tham khảo chi tiết khái niệm "machine state" trong link: http://vaidehijoshi.github.io/blog/2015/03/17/a-machine-state-of-mind-part-1-understanding-state-machines/

Bình luận

Bài viết tương tự

- vừa được xem lúc

Giới thiệu Typescript - Sự khác nhau giữa Typescript và Javascript

Typescript là gì. TypeScript là một ngôn ngữ giúp cung cấp quy mô lớn hơn so với JavaScript.

0 0 525

- vừa được xem lúc

Cài đặt WSL / WSL2 trên Windows 10 để code như trên Ubuntu

Sau vài ba năm mình chuyển qua code trên Ubuntu thì thật không thể phủ nhận rằng mình đã yêu em nó. Cá nhân mình sử dụng Ubuntu để code web thì thật là tuyệt vời.

0 0 397

- vừa được xem lúc

Đặt tên commit message sao cho "tình nghĩa anh em chắc chắn bền lâu"????

. Lời mở đầu. .

1 1 738

- vừa được xem lúc

Tìm hiểu về Resource Controller trong Laravel

Giới thiệu. Trong laravel, việc sử dụng các route post, get, group để gọi đến 1 action của Controller đã là quá quen đối với các bạn sử dụng framework này.

0 0 358

- vừa được xem lúc

Phân quyền đơn giản với package Laravel permission

Như các bạn đã biết, phân quyền trong một ứng dụng là một phần không thể thiếu trong việc phát triển phần mềm, dù đó là ứng dụng web hay là mobile. Vậy nên, hôm nay mình sẽ giới thiệu một package có thể giúp các bạn phân quyền nhanh và đơn giản trong một website được viết bằng PHP với framework là L

0 0 450

- vừa được xem lúc

Bạn đã biết các tips này khi làm việc với chuỗi trong JavaScript chưa ?

Hi xin chào các bạn, tiếp tục chuỗi chủ đề về cái thằng JavaScript này, hôm nay mình sẽ giới thiệu cho các bạn một số thủ thuật hay ho khi làm việc với chuỗi trong JavaScript có thể bạn đã hoặc chưa từng dùng. Cụ thể như nào thì hãy cùng mình tìm hiểu trong bài viết này nhé (go).

0 0 433