- vừa được xem lúc

Một chút về MVC, MVP và MVVM

0 0 86

Người đăng: Mike Nguyen

Theo Viblo Asia

MVC, MVP, và MVVM là 3 mô hình thông dụng khi phát triển phần mềm. Trong bài viết này, mình sẽ giới thiệu với các bạn 3 mô hình Model View Controller (MVC), Model View Presenter (MVP) và Model View View-model (MVVM). Tất cả những mô hình trên đều giúp đỡ chúng ta rất nhiều trong việc phát triển một ứng dụng dễ kết hợp, dễ kiểm thử và dễ duy trì. Bài viết này mình sẽ viết trong hoàn cảnh là nền tảng Android.

Model View Controller (MVC)

Mô hình MVC chia ứng dụng ra thành 3 thành phần chính: Model, View và Controller.

Model

Model nghĩa là các dữ liệu cần thiết để hiển thị ở View. Model đại diện cho một tập hợp các lớp mô tả business logic (business model và data model). Nó cũng định nghĩa các business rules cho dữ liệu (nghĩa là cách mà dữ liệu thay đổi và được dùng)

View

View đại diện cho các thành phần UI như XML, HTML. View sẽ hiển thị dữ liệu đã qua xử lý từ Controller. Model và View tương tác với nhau qua Observer pattern.

Controller

Controller có trách nhiệm xử lý các yêu cầu (request) được gửi đến. Nó sẽ xử lý các dữ liệu của người dùng qua Model và trả về kết quả ở View

Ví dụ

Áp dụng mô hình MVC cho Tic Tac Toe game, ta có luồng hoạt động:

Code ví dụ:

public class TicTacToeActivity extends AppCompatActivity { private Board model; /* View Components referenced by the controller */ private ViewGroup buttonGrid; private View winnerPlayerViewGroup; private TextView winnerPlayerLabel; /** * In onCreate of the Activity we lookup & retain references to view components * and instantiate the model. */ @Override protected void onCreate(Bundle savedInstanceState) { super.onCreate(savedInstanceState); setContentView(R.layout.tictactoe); winnerPlayerLabel = (TextView) findViewById(R.id.winnerPlayerLabel); winnerPlayerViewGroup = findViewById(R.id.winnerPlayerViewGroup); buttonGrid = (ViewGroup) findViewById(R.id.buttonGrid); model = new Board(); } /** * Here we inflate and attach our reset button in the menu. */ @Override public boolean onCreateOptionsMenu(Menu menu) { MenuInflater inflater = getMenuInflater(); inflater.inflate(R.menu.menu_tictactoe, menu); return true; } /** * We tie the reset() action to the reset tap event. */ @Override public boolean onOptionsItemSelected(MenuItem item) { switch (item.getItemId()) { case R.id.action_reset: reset(); return true; default: return super.onOptionsItemSelected(item); } } /** * When the view tells us a cell is clicked in the tic tac toe board, * this method will fire. We update the model and then interrogate it's state * to decide how to proceed. If X or O won with this move, update the view * to display this and otherwise mark the cell that was clicked. */ public void onCellClicked(View v) { Button button = (Button) v; int row = Integer.valueOf(tag.substring(0,1)); int col = Integer.valueOf(tag.substring(1,2)); Player playerThatMoved = model.mark(row, col); if(playerThatMoved != null) { button.setText(playerThatMoved.toString()); if (model.getWinner() != null) { winnerPlayerLabel.setText(playerThatMoved.toString()); winnerPlayerViewGroup.setVisibility(View.VISIBLE); } } } /** * On reset, we clear the winner label and hide it, then clear out each button. * We also tell the model to reset (restart) it's state. */ private void reset() { winnerPlayerViewGroup.setVisibility(View.GONE); winnerPlayerLabel.setText(""); model.restart(); for( int i = 0; i < buttonGrid.getChildCount(); i++ ) { ((Button) buttonGrid.getChildAt(i)).setText(""); } }
} 

Đánh giá

MVC rất tốt trong việc phân chia model và view. Chắc chắn sẽ dễ dàng test model vì nó không liên quan đến view và view không có gì nhiều để test (unit test). Tuy nhiên Controller vẫn còn nhiều hạn chế.

Mặt hạn chế của Controller

  • Khả năng kiểm thử (test) - Controller bị ràng buộc với Android API nên sẽ khó để thực hiện unit test.
  • Tính linh hoạt - Controller liên quan khá chặt chẽ với các view. Nếu chúng ta thay đổi view chúng ta sẽ phải thay đổi lại ở controller.
  • Khả năng duy trì - Qua thời gian, controller sẽ ngày càng phình to ra do việc thêm code dẫn đến việc khó kiểm soát.

Để giải quyết vấn đễ này, chúng ta dùng mô hình MVP!

Model View Presenter (MVP)

Mô hình MVP cũng gần giống với mô hình MVC. Nó được kế thừa từ mô hình MVC, trong đó Controller được thay thế bới Presenter. Mô hình này chia ứng dụng thành 3 phần chính: Model, View và Presenter

Model

Model đại diện cho một tập hợp các lớp mô tả business logic (business model and the data model). Nó cũng định nghĩa các business rules cho dữ liệu (nghĩa là cách mà dữ liệu thay đổi và được dùng)

View

View là thành phần tương tác trực tiếp với người dùng như XML, Activity, fragments. Nó không bao gồm bất kỳ việc xử lý logic nào.

Presenter

Presenter sẽ nhận input của người dùng thông qua View, rồi xử lý dữ liệu của người dùng với sự trợ giúp của Model và trả kết quả về View. Presenter giao tiếp với View qua interface. Interface được định nghĩa trong lớp Presenter(với cái nó cần truyền dữ liệu). Activity/fragment hoặc các view component khác implement interface này và render dữ liệu.

Trong cấu trúc MVP, presenter thao túng model và cập nhật ở view. View và Presenter tách biệt với nhau hoàn toàn và giao tiếp với nhau qua thông qua interface. Vì nếu tách riêng từng phần ở view sẽ dễ dàng cho việc kiểm thử ứng dụng ở MVP hơn so với mô hình MVC.

Ví dụ

Áp dụng mô hình MVP cho Tic Tac Toe game, ta có luồng hoạt động:

Code mẫu:

public class TicTacToePresenter implements Presenter { private TicTacToeView view; private Board model; public TicTacToePresenter(TicTacToeView view) { this.view = view; this.model = new Board(); } // Here we implement delegate methods for the standard Android Activity Lifecycle. // These methods are defined in the Presenter interface that we are implementing. public void onCreate() { model = new Board(); } public void onPause() { } public void onResume() { } public void onDestroy() { } /** * When the user selects a cell, our presenter only hears about * what was (row, col) pressed, it's up to the view now to determine that from * the Button that was pressed. */ public void onButtonSelected(int row, int col) { Player playerThatMoved = model.mark(row, col); if(playerThatMoved != null) { view.setButtonText(row, col, playerThatMoved.toString()); if (model.getWinner() != null) { view.showWinner(playerThatMoved.toString()); } } } /** * When we need to reset, we just dictate what to do. */ public void onResetSelected() { view.clearWinnerDisplay(); view.clearButtons(); model.restart(); }
} 

Để hoạt động mà không cần viết activity vào presenter chúng ta tạo interface để activity implements nó.

public interface TicTacToeView { void showWinner(String winningPlayerDisplayLabel); void clearWinnerDisplay(); void clearButtons(); void setButtonText(int row, int col, String text);
}

Đánh giá

MVP sẽ "clear" hơn so với MVC. Chúng ta có thể dễ dàng viết unit test cho presenter vì nó không gắn với bất cứ view và API nào của Android và nó cũng cho phép chúng ta làm việc với các view khác miễn là view đó implement interface liên kết.

Mặt hạn chế của Presenter

  • Khả năng duy trì - Cũng giống như Controller, Presenter dễ dàng bị thêm các business logic rải rác qua thời gian. Các developers sẽ rất khó để chia nhỏ presenter khi đã quá lớn.

Tất nhiên, một developer có thể ngăn ngừa điều này nếu cẩn thận phòng tránh vấn đề này theo thời gian. Tuy nhiên, MVVM có thể giúp giải quyết vấn đề này bằng cách làm ngắn gọn hơn!

Model View View-model (MVVM)

Mô hình MVVM hỗ trợ two-way data binding giữa View và View-Model. Điều này cho phép tự động lan truyền sự thay đổi, trong state của View-Model đến View. Tổng quan, View-Model sử dụng mô hình obsever để thông báo sự thay đổi trong View-Model đến Model.

View-Model

Nó có trách nhiệm phơi bày các phương thức, lệnh, và các properties khác giúp duy trì state của view, vận dụng model như là kết quả của các hành động ở view, và trigger các sự kiện ở chính bản thân view. View có reference đến View-Model nhưng View-Model không có thông tin gì về View. Có mối quan hệ many-to-one giữa View và View-Model nghĩa là nhiều View có thể được map với một View-Model. View hoàn toàn độc lập.

Bi-directional data binding hay two-way data binding giữa View và View-Model đảm bảo rằng các models và properties ở View-Model được đồng bộ với View. Mô hình MVVM sẽ phù hợp với những ứng dụng cần được hỗ trợ bi-directional data binding.

Ví dụ

Áp dụng mô hình MVVM cho Tic Tac Toe game, ta có luồng hoạt động:

Code mẫu:

public class TicTacToeViewModel implements ViewModel { private Board model; /* * These are observable variables that the viewModel will update as appropriate * The view components are bound directly to these objects and react to changes * immediately, without the ViewModel needing to tell it to do so. They don't * have to be public, they could be private with a public getter method too. */ public final ObservableArrayMap<String, String> cells = new ObservableArrayMap<>(); public final ObservableField<String> winner = new ObservableField<>(); public TicTacToeViewModel() { model = new Board(); } // As with presenter, we implement standard lifecycle methods from the view // in case we need to do anything with our model during those events. public void onCreate() { } public void onPause() { } public void onResume() { } public void onDestroy() { } /** * An Action, callable by the view. This action will pass a message to the model * for the cell clicked and then update the observable fields with the current * model state. */ public void onClickedCellAt(int row, int col) { Player playerThatMoved = model.mark(row, col); cells.put("" + row + col, playerThatMoved == null ? null : playerThatMoved.toString()); winner.set(model.getWinner() == null ? null : model.getWinner().toString()); } /** * An Action, callable by the view. This action will pass a message to the model * to restart and then clear the observable data in this ViewModel. */ public void onResetSelected() { model.restart(); winner.set(null); cells.clear(); } }

Layouts:

<!-- With Data Binding, the root element is <layout>. It contains 2 things. 1. <data> - We define variables to which we wish to use in our binding expressions and import any other classes we may need for reference, like android.view.View. 2. <root layout> - This is the visual root layout of our view. This is the root xml tag in the MVC and MVP view examples.
-->
<layout xmlns:android="http://schemas.android.com/apk/res/android" xmlns:tools="http://schemas.android.com/tools" xmlns:app="http://schemas.android.com/apk/res-auto"> <!-- We will reference the TicTacToeViewModel by the name viewModel as we have defined it here. --> <data> <import type="android.view.View" /> <variable name="viewModel" type="com.acme.tictactoe.viewmodel.TicTacToeViewModel" /> </data> <LinearLayout...> <GridLayout...> <!-- onClick of any cell in the board, the button clicked will invoke the onClickedCellAt method with its row,col --> <!-- The display value comes from the ObservableArrayMap defined in the ViewModel --> <Button style="@style/tictactoebutton" android:onClick="@{() -> viewModel.onClickedCellAt(0,0)}" android:text='@{viewModel.cells["00"]}' /> ... <Button style="@style/tictactoebutton" android:onClick="@{() -> viewModel.onClickedCellAt(2,2)}" android:text='@{viewModel.cells["22"]}' /> </GridLayout> <!-- The visibility of the winner view group is based on whether or not the winner value is null. Caution should be used not to add presentation logic into the view. However, for this case it makes sense to just set visibility accordingly. It would be odd for the view to render this section if the value for winner were empty. --> <LinearLayout... android:visibility="@{viewModel.winner != null ? View.VISIBLE : View.GONE}" tools:visibility="visible"> <!-- The value of the winner label is bound to the viewModel.winner and reacts if that value changes --> <TextView ... android:text="@{viewModel.winner}" tools:text="X" /> ... </LinearLayout> </LinearLayout>
</layout>

Đánh giá

Thực hiện Unit testing bây giờ sẽ rất dễ dàng, vì bạn thực sự không phụ thuộc vào view. Khi test bạn chỉ cần xác nhận rằng các biến observable được set thích hợp khi model thay đổi. Không cần phải tạo mockup cho view để test như ở mô hình MVP.

Mặt hạn chế của Presenter

  • Khả năng duy trì - Khi view có thể gán cả biến và biểu thức, các logic không liên quan sẽ tăng dần theo thời gian, ảnh hưởng đến việc thêm code vào XML. Để phòng tránh điều nay, luôn luôn lấy giá trị trực tiếp từ ViewModel so với việc cố gắng tính toán và viết lại chúng khi gán biểu thức ở view.

Kết luận

Cả MVP và MVVM đều tốt hơn MVC trong việc chia nhỏ ứng dụng thành các modular, các component đơn mục đích, nhưng chúng cũng làm ứng dụng của bạn phức tạp hơn. Với một ứng dụng đơn giản với chỉ một hoặc hai screens, MVC sẽ ổn. MVVM với data binding sẽ ít code hơn.

Vậy mô hình nào sẽ tốt nhất cho bạn? Nếu bạn đang băn khoăn giữa MVP và MVVM, thì tuỳ theo thói quen cá nhân để quyết định, thực hành mỗi mô hình sẽ giúp bạn hiểu lợi ích và cách cân bằng giữa các mô hình.

Nếu bạn có hứng thú làm quen với MVP và MVVM, mình recommend bạn tham khảo Google Architecture Blueprints.

Cảm ơn bạn vì đã đọc bài viết này!

Link tham khảo: https://github.com/googlesamples/android-architecture

Bình luận

Bài viết tương tự

- vừa được xem lúc

Giới thiệu Typescript - Sự khác nhau giữa Typescript và Javascript

Typescript là gì. TypeScript là một ngôn ngữ giúp cung cấp quy mô lớn hơn so với JavaScript.

0 0 528

- vừa được xem lúc

Cài đặt WSL / WSL2 trên Windows 10 để code như trên Ubuntu

Sau vài ba năm mình chuyển qua code trên Ubuntu thì thật không thể phủ nhận rằng mình đã yêu em nó. Cá nhân mình sử dụng Ubuntu để code web thì thật là tuyệt vời.

0 0 415

- vừa được xem lúc

Đặt tên commit message sao cho "tình nghĩa anh em chắc chắn bền lâu"????

. Lời mở đầu. .

1 1 783

- vừa được xem lúc

Tìm hiểu về Resource Controller trong Laravel

Giới thiệu. Trong laravel, việc sử dụng các route post, get, group để gọi đến 1 action của Controller đã là quá quen đối với các bạn sử dụng framework này.

0 0 379

- vừa được xem lúc

Phân quyền đơn giản với package Laravel permission

Như các bạn đã biết, phân quyền trong một ứng dụng là một phần không thể thiếu trong việc phát triển phần mềm, dù đó là ứng dụng web hay là mobile. Vậy nên, hôm nay mình sẽ giới thiệu một package có thể giúp các bạn phân quyền nhanh và đơn giản trong một website được viết bằng PHP với framework là L

0 0 468

- vừa được xem lúc

Bạn đã biết các tips này khi làm việc với chuỗi trong JavaScript chưa ?

Hi xin chào các bạn, tiếp tục chuỗi chủ đề về cái thằng JavaScript này, hôm nay mình sẽ giới thiệu cho các bạn một số thủ thuật hay ho khi làm việc với chuỗi trong JavaScript có thể bạn đã hoặc chưa từng dùng. Cụ thể như nào thì hãy cùng mình tìm hiểu trong bài viết này nhé (go).

0 0 436