- vừa được xem lúc

[Procedural Programming + Ada] Bài 14 - Multi-tasking & Interfacing with C

0 0 23

Người đăng: Semi Dev

Theo Viblo Asia

Nhóm công cụ cuối cùng ở cấp độ cú pháp ngôn ngữ của Ada mà chúng ta sẽ tìm hiểu là cú pháp định nghĩa tác vụ song song và cú pháp hỗ trợ tích hợp trực tiếp với ngôn ngữ C.

Multi-tasking

Một tác vụ task về cơ bản là một chương trình Main khác, sẽ được vận hành song song với tiến trình chạy code của chương trình Main ban đầu. Vì vậy nên chúng ta có thể dự kiến trước rằng code định nghĩa task sẽ là một dạng procedure. Tuy nhiên đôi khi việc quản lý các task bằng logic code cũng cần thiết, và vì vậy nên task cần phải là một kiểu dữ liệu. Và vì vậy nên chúng ta có khái niệm task type.

package Async is task type Extra_Task is entry Start (From_Caller : in out Integer); end Extra_Task;
end Async;
with Ada.Text_IO; use Ada.Text_IO; package body Async is task body Extra_Task is In_Task : Integer; begin accept Start (From_Caller : in out Integer) do In_Task := From_Caller; From_Caller := 9; end Start; delay 1.2; Put_Line ("In Extra Task : " & Integer'Image (In_Task)); end Extra_Task;
end Async;

Ở đây chúng ta đang khai báo một task type đơn giản có tên là Extra_Task. Điểm đặc biệt ở đây là bản thân Extra_Task được định nghĩa với khối begin ... end Extra_Task; giống với một procedure, nhưng lại được khai báo và mở đầu định nghĩa giống như một package có chứa một procedure Start.

Như vậy là chúng ta có thể dự kiến code sử dụng bên ngoài sẽ vừa có thể xem Extra_Task như một type để khai báo các biến task, và vừa có thể xe, mỗi tên biến này sẽ giống như một tên tham chiếu của package và có thể trỏ tới procedure Start để khởi chạy.

with Ada.Text_IO; use Ada.Text_IO;
with Async; use Async; procedure Main is T : Extra_Task; V : Integer;
begin V := 1; Put_Line ("In Main : " & Integer'Image (V)); T.Start (V); Put_Line ("In Main : " & Integer'Image (V));
end Main;
In Main : 1
In Main : 9
... delay 1.2s
In Extra Task : 1

Kết quả vận hành mô tả rằng tiến trình chạy code của Main vẫn được tiếp diễn ngay sau khi tác vụ T được kích hoạt ở dòng T.Start (V);. Thêm vào đó là code được định nghĩa bên trong procedure Start của Extra_Task được vận hành đồng bộ giữa tiến trình chạy code chính task Main và tác vụ T : Extra_Task.

Sau khi phần code được định nghĩa bên trong procedure Start kết thúc, câu lệnh delay 1.2; được sử dụng để khiến tiến trình chạy code của T bị chậm lại 1.2s và thể hiện được rằng tác vụ T được vận hành bất đồng bộ so với tiến trình chạy tác vụ chính task Main.

Cả task MainT : Extra_Task đều là các procedure khởi đầu các tiến trình chạy code và có thể được xem là điểm khởi đầu của các chương trình khác nhau, có thể khai báo các biến tài nguyên riêng như V : IntegerIn_Task : Integer để lưu trữ thông tin cần làm việc trong suốt tiến trình vận hành của mỗi task.

Importing C from Ada

Như đã giới thiệu trươc đó trong bài viết mở đầu của Sub-Series này, chúng ta sẽ có thể dễ dàng tích hợp code C vào một project Ada. Thậm chí chúng ta còn có thể viết code logic song song trên các tệp của C sau đó thực hiện biên dịch toàn bộ các tệp code CAda của project với gprbuild.

Để sử dụng nhiều ngôn ngữ trong một project Ada, chúng ta cần liệt kê tên của các ngôn ngữ muốn sử dụng tại tệp cấu hình của project. Các ngôn ngữ khác ngoài C, ví dụ như Fortran, Assembler, v.v... có thể sẽ yêu cầu khai báo thêm các thông tin bổ sung về trình biên dịch để gprbuild có thể điều khiển tiến trình biên dịch song song với các tệp code Ada.

project Learn_Ada is for Languages use ("Ada", "C"); -- for ...
end Learn_Ada;

Sau đó thì chúng ta có thể tạo các tệp code C trong thư mục src của project.

int triple (int value);
void print (int value);
#include "stdio.h"
#include "./foreign.h" int triple (int value) { return value * 3;
} void print (int value) { printf ("Printing from C... \n"); printf ("Value : %i \n", value);
}

Ở đây chúng ta có một tệp header.h định nghĩa một struct và khai báo một hàm triple được định nghĩa trong tệp body.c. Để sử dụng các yếu tố này trong code của Ada, chúng ta cần tạo ra code khai báo tương ứng để tham chiếu tới các yếu tố đã được định nghĩa bằng code C.

with Ada.Text_IO; use Ada.Text_IO;
with Interfaces.C; procedure Main is subtype C_int is Interfaces.C.int; function C_triple (Value : C_int) return C_int with Convention => C, Import => True, External_Name => "triple"; procedure C_print (Value : in C_int) with Convention => C, Import => True, External_Name => "print"; Value : C_int;
begin Value := 9; Value := C_triple (Value); C_print (Value);
end Main;
Printing from C... Value : 27

Exporting Ada to C

Ở chiều tương tác ngược lại, khi chúng ta muốn gọi một sub-program đã được viết bằng code Ada trong một tệp code C cùng project thì thao tác cần thực hiện là Export thông qua Interfaces.C.

with Interfaces.C; use Interfaces.C; package Export is subtype C_int is Interfaces.C.int; function Add ( A : C_int , B : C_int ) return C_int with Convention => C, Export => True, External_Name => "add";
end Export;
package body Export is function Add ( A : C_int , B : C_int ) return C_int is begin return A + B ; end Add; end Export;

Như vậy trong một tệp code C bất kỳ đó, chúng ta sẽ có thể xem như hàm add đã được định nghĩa ở phạm vi toàn cục global và khai báo bằng từ khóa extern trước khi sử dụng.

#include <stdio.h> extern int add (int a, int b); // bây giờ `add` đã có thể được gọi
// trong một `sub-program` nào đó .

(chưa đăng tải) [Procedural Programming + Ada] Bài 15 - Standard Library & Package Manager

Bình luận

Bài viết tương tự

- vừa được xem lúc

Closure trong Javascript - Phần 2: Định nghĩa và cách dùng

Các bạn có thể đọc qua phần 1 ở đây. Để mọi người không quên, mình xin tóm tắt gọn lại khái niệm lexical environment:.

0 0 67

- vừa được xem lúc

Var vs let vs const? Các cách khai báo biến và hằng trong Javascript

Dạo này mình tập tành học Javascript, thấy có 2 cách khai báo biến khác nhau nên đã tìm tòi sự khác biệt. Nay xin đăng lên đây để mọi người đọc xong hy vọng phân biệt được giữa let và var, và sau đó là khai báo hằng bằng const.

0 0 47

- vừa được xem lúc

VueJS: Tính năng Mixins

Chào mọi người, hôm nay mình sẽ viết về Mixins và 1 số vấn đề trong sử dụng Mixins hay ho mà mình gặp trong dự án thực. Trích dẫn từ trang chủ của VueJS:.

0 0 41

- vừa được xem lúc

Asset Pipeline là cái chi chi?

Asset Pipeline. Asset pipeline là cái chi chi. . Giải thích:.

0 0 76

- vừa được xem lúc

Tạo data table web app lấy dữ liệu từ Google Sheets sử dụng Apps Script

Google Sheets là công cụ tuyệt vời để lưu trữ bảng tính trực tuyến, bạn có thể truy cập bảng tính bất kỳ lúc nào ở bất kỳ đâu và luôn sẵn sàng để chia sẻ với người khác. Bài này gồm 2 phần.

0 0 280

- vừa được xem lúc

Học Deep Learning trên Coursera miễn phí

Bạn muốn bắt đầu với Deep Learning nhưng không biết bắt đầu từ đâu? Bạn muốn có một công việc ở mức fresher về Deep Learning? Bạn muốn khoe bạn bè về kiến thức Deep Learning của mình. Bắt đầu từ đâu.

0 0 50