Với những dev php khi thiết lập môi trường thì thường cài LAMP (Linux, Apache, MySQL, PHP). Công việc này có thế khiến mất nhiều thời gian, cài được cái này lại lỗi cái kia. Hay đơn giản khi bạn có một project Laravel cũ cần chạy trên một cái máy tính mới mua, hay máy tính của người khác thì họ lại phải setup môi trường, nhưng khi cài đặt xong môi trường rồi tưởng chừng như mọi thứ đơn giản chỉ cần chạy project lên thì lại lỗi do sai phiên bản php, hay một số lỗi khác so môi trường không đồng bộ. Ta có thể dễ dàng giải quyết những vấn đề được đề cập ở trên với Docker, chỉ cần vài bước đơn giản là ta có thể tạo ra được một môi trường ảo hóa chứa đầy đủ những thứ cần thiết để chạy project rồi. Trong bài viết này mình và các bạn sẽ cùng tạo ra môi trường dev php với Docker hay cùng Dockerize một project Laravel. Về những kiến thức cơ bản của Docker các bạn có thể tham khảo bài viết của mình ở đây
Setup
Dĩ nhiên máy bạn cần cài đặt Docker và Docker-compose rồi. Và ta cũng chỉ cần hai thứ đó thôi ^^.
Docker-compose.yml
Trước khi bắt đầu tạo file docker-compose.yml, ta cùng suy nghĩ một chút xem để chạy một project Laravel ta cần những gì.
- PHP
- Composer
- Webserver: Apache/nginx (trong bài viết này mình sẽ dùng nginx)
- Database: Mysql
docker-composer.yml
Trước hết ta sẽ tiến hành tạo file docker-composer.yml
với nội dung sau:
version: '3' networks: laravel:
Ở đây mình sử dụng version 3 và một network tên là laravel để các container kết nối với nhau.
PHP
Đầu tiên ta sẽ tiến hành thêm services
php trong file docker-compose.yml
.
version: '3' networks: laravel: services: php: build: context: . dockerfile: Dockerfile container_name: php-laravel volumes: - ./src:/var/www/html ports: - "9000:9000" networks: - laravel
Vì service php ta cần cài composer
, một số extension của php nên ta sẽ tạo Dockerfile
để cấu hình services này. Ở file docker-compose.yml
mình tiến hành build một Dockerfile
và mount toàn bộ source code của project ở máy host vào container trong thư mục var/www/html
. Nếu bạn muốn tạo một project mới thì vẫn hay cứ mount thư mục này cho container vì sau khi mình chạy container lên sẽ tiến hành inject vào container dùng composer để tạo project laravel. Mapping port mình sử dụng cổng 9000, các bạn cần để ý phần này vì khi cấu hình nginx
ta sẽ cần dùng tới.
Dockerfile
Vì trong file docker-compose.yml
ta có để context: "."
nên ta sẽ tạo Dockerfile cùng cấp với file docker-compose.yml
.
FROM php:7.2-fpm-alpine # Install extension
RUN docker-php-ext-install pdo pdo_mysql
# Install Composer
RUN curl -sS https://getcomposer.org/installer | php -- --install-dir=/usr/local/bin --filename=composer
Mình sử dụng image: php7.2-fpm-alpine tùy vào dự án của bạn các bạn chỉnh version image khác nhau. Tiến hành cài composer và một số extension cần thiết.
Nginx
Trong file docker-compose.yml
ta sẽ tiến hành thêm services
nginx như sau.
services: nginx: image: nginx:stable-alpine container_name: nginx-laravel ports: - "8088:80" volumes: - ./src:/var/www/html - ./nginx/default.conf:/etc/nginx/conf.d/default.conf depends_on: - php - mysql networks: - laravel
Trong services nginx
mình lấy cổng 8088 map với cổng 80 của container và có mount một volumes từ thư mục /src
của máy host vào thưc mục /var/www/html
của container. Đồng thời thêm một file config cho webserver trong thư mục /nginx/default.conf
vào container.
Config nginx
Ta tiến hành tạo thư mục nginx
và tạo file default.conf
trong thư mục đó
// nginx/default.conf server { listen 80; index index.php index.html; server_name localhost; error_log /var/log/nginx/error.log; access_log /var/log/nginx/access.log; root /var/www/html/public; location / { try_files $uri $uri/ /index.php?$query_string; } location ~ \.php$ { try_files $uri =404; fastcgi_split_path_info ^(.+\.php)(/.+)$; fastcgi_pass php:9000; fastcgi_index index.php; include fastcgi_params; fastcgi_param SCRIPT_FILENAME $document_root$fastcgi_script_name; fastcgi_param PATH_INFO $fastcgi_path_info; }
}
Ở đây các bạn cần chú đến dòng fastcgi_pass php:9000;
. Ở đây php
là tên service ta đã định nghĩa trong docker-compose
và mình cũng mapping cho port 9000 nên nginx
sẽ chuyển request đến port này.
MySQL
Trong file docker-compose.yml
ta thêm services mysql
như sau.
mysql: image: mysql:5.7.22 container_name: mysql-laravel restart: unless-stopped ports: - "4306:3306" volumes: - ./mysql:/var/lib/mysql environment: MYSQL_DATABASE: laravel MYSQL_USER: admin MYSQL_PASSWORD: secret MYSQL_ROOT_PASSWORD: secret networks: - laravel
Cũng tương tự như ở trên nhưng ở phần ports
mình sẽ map port 4306 ở máy host vì có thể port 3306 đã được sử dụng rồi nền mình để port 4306 và thêm một số biến môi trường để tý mình config cho file .env
của Laravel.
Demo
Sau khi đã tiến hành tạo được hết các services
các bạn tiến hành chạy lệnh: docker-compose build && docker-compose up -d
(để build Dockerfile
và chạy file docker-compose.yml
). Nếu các bạn muốn test xem docker đã hoạt động hay chưa thì các bạn hạy tạo một file index.html
đơn giản trong thư mục /src/public
để kiểm tra. Nhưng ở đây mình sẽ tiến hành tạo luôn một project Laravel bên dưới để kiểm tra.
Đợi đến khi docker-compose
chạy xong ta sẽ tiến hành tạo một project Laravel mới. Vì thư mục src
của mình để trống nên khi mount vào sẽ k có code nào cả. Để tạo một project Laravel ta sẽ tiến hành inject vào container php
và chạy lệnh như sau.
docker-compose exec php sh
/var/www/html # composer create-project --prefer-dist laravel/laravel:^7.0 .
Sau khi đã tạo project xong ta tiến hành vào http://localhost:8088/
để test thử xem đã thành công chưa.
Như hình là đã thành công rồi đó.
Databse
Để sử dụng mysql ta vào file .env
trong thư mục src
sửa như sau.
DB_CONNECTION=mysql
DB_HOST=mysql
DB_PORT=3306
DB_DATABASE=laravel
DB_USERNAME=admin
DB_PASSWORD=secret
Vì trong docker-compose.yml
mình có thêm một số biến môi trường của services mysql
tùy vào giá trị biến các bạn đặt mà cấu hình file .env
sao cho đúng. Vẫn ở trong container php
ta tiến hành chạy php artisan migrate
ta sẽ thấy migrate thành công.
Debug
Nếu khi chạy container để demo mà các bạn gặp lỗi Permission denied
của các file log thì các bạn chỉ cần cấp quyền cho file đó là mọi thứ sẽ chạy được bình thường.
Tổng kết
Vậy là mình cùng các bạn đã tiến hành tạo được môi trường dev Laravel với Docker. Hy vọng các bạn sẽ có thêm kiến thức về Docker và áp dụng hiệu quả cho dự án của mình. Hẹn gặp lại các bạn ở những bài chia sẻ khác ❤️.