- vừa được xem lúc

Tìm hiểu về File Storage của Laravel

0 0 13

Người đăng: Tiến Nguyễn Văn

Theo Viblo Asia

Xem thêm tại: Tìm hiểu về File Storage của Laravel

Giới thiệu

  • Laravel cung cấp cho người dùng một giải pháp để quản lý file cực kỳ tiện lợi và hữu ích - đó là File Storage. Tính năng này bạn hoàn toàn có thể dùng trên các Framework khác vì nó là một package của Frank de Jonge. Bạn có thể xem package tại đây.
  • Với File Storage bạn có thể thao tác với các file ở local, Rackspace Cloud Storage và cả Amazon S3.

Config

  • Bạn có thể config File Storage tại file config/filesystems.php.
  • Driver mà Laravel hỗ trợ: "local", "ftp", "sftp", "s3", "rackspace".

Local

  • Để sử dụng và download các file trên web, bạn cần phải chạy lệnh sau để tạo ra một symbolic link trong thư mục public của Laravel: php artisan storage:link.
  • Mặc định, nó sẽ link đến đường dẫn storage/app/public. Bạn có thể config đường dẫn mà nó link đến tại dòng: 'root' => storage_path('app/public').
  • Để thao tác với thao trên web, bạn có thể dụng: asset('storage/filename');.
  • Để thao tác với file local, bạn có thể dùng Storage::disk('local')->put('file.txt', 'Contents');. Vì mặc định laravel sẽ dùng local nên bạn chỉ cần sử dụng Storage::put('file.txt', 'Contents');

S3 driver

Để lưu file lên Amazon S3 bạn cần install thêm package đó là:

Amazon S3: league/flysystem-aws-s3-v3 ~1.0`

Sau khi cài xong package, bạn cần config các thông số trong config/filesystems.php:

's3' => [ 'driver' => 's3', 'key' => env('AWS_ACCESS_KEY_ID'), 'secret' => env('AWS_SECRET_ACCESS_KEY'), 'region' => env('AWS_DEFAULT_REGION'), 'bucket' => env('AWS_BUCKET'), 'url' => env('AWS_URL'),
],

FTP Driver

Bạn có thể sử dụng FTP Driver mà không cần thêm package giống như ở trên. Tuy nhiên, mặc định FTP sẽ không có sẵn trong config/filesystems.php. Để sử dụng FTP bạn phải thêm vào config/filesystems.php:

'ftp' => [ 'driver' => 'ftp', 'host' => 'ftp.example.com', 'username' => 'your-username', 'password' => 'your-password', // Optional FTP Settings... // 'port' => 21, // 'root' => '', // 'passive' => true, // 'ssl' => true, // 'timeout' => 30,
],

Thao tác với các disk

Như đã nói ở trên, mặc định ổ đĩa sẽ là local vì vậy nếu bạn muốn thao tác với Amazon S3 bạn sẽ cần sử dụng phương thức disk.

Mặc định:

Storage::put('avatars/1', $fileContents);

S3:

Storage::disk('s3')->put('avatars/1', $fileContents);

Rackspace

Storage::disk('rackspace')->put('avatars/1', $fileContents);

Thao tác với các file

Để lấy nội dung file:

$contents = Storage::get('file.jpg');

Để kiểm tra file có tồn tại không

Storage::exists('file.jpg');

Để lấy URL của file

$url = Storage::url('file1.jpg');

Lưu tạm file (chỉ hỗ trợ s3 và rackspace)

$url = Storage::temporaryUrl( 'file1.jpg', now()->addMinutes(5)
);

File Metadata

Bạn có thể lấy thông tin của 1 file bằng cách sử dụng:

Storage::getMetaData('file.txt');

Lấy size:

$size = Storage::size('file1.jpg');

Lấy thời gian thao tác cuối

$time = Storage::lastModified('file1.jpg');

Copy và moving file

Storage::copy('old/file1.jpg', 'new/file1.jpg');
Storage::move('old/file1.jpg', 'new/file1.jpg');

Upload file

Chắc hẳn bạn đã từng làm qua tính năng upload file, hay ít nhất là upload avatar cho user hoặc thumbnail cho sản phẩm chẳng hạn. Laravel hỗ trợ bạn làm điều này một cách dễ dàng thông qua Request:

$path = $request->file('avatar')->store('public/avatars');

Hoặc thông qua Storage:

$path = Storage::putFile('avatars', $request->file('avatar'));

Lưu ý: mặc định với cách này Laravel sẽ lưu file dưới 1 unique name. Bạn có thể lấy filename bằng cách sử dụng:

$request->file('avatar')->hashName();

Upload dưới tên khác

Như cách ở trên thì Laravel sẽ tự động thêm tên cho file mà không trùng tên với các file có sẵn. Nhưng bạn cũng có thể lưu file với một tên tùy ý bằng cách sử dụng:

$path = $request->file('avatar')->storeAs( 'avatars', $request->user()->id
);

Hoặc

$path = Storage::putFileAs( 'avatars', $request->file('avatar'), $request->user()->id
);

Upload vào ổ đĩa khác

Ví dụ bạn muốn upload lên Amazon S3:

$path = $request->file('avatar')->store( 'avatars/'.$request->user()->id, 's3'
);

Xóa file

Bạn có thể xóa file bằng cách sử dụng:

Storage::delete('file.jpg'); // Xóa 1 file
Storage::delete(['file1.jpg', 'file2.jpg']); // Xóa nhiều file

Hoặc xóa file trên Amazone S3:

Storage::disk('s3')->delete('folder_path/file_name.jpg');

Thao tác với thư mục

Lấy các file trong thư mục

$files = Storage::files('path');

Lấy tất cả các file con trong thư mục cùng với tất cả các file trong các thư mục con

$files = Storage::allFiles('path');

Tạo thư mục

Storage::makeDirectory('ten-thu-muc');

Xóa thư mục

Storage::deleteDirectory($directory);

Nguồn: https://laravel.com/docs/5.5/filesystem

Bình luận

Bài viết tương tự

- vừa được xem lúc

Giới thiệu Typescript - Sự khác nhau giữa Typescript và Javascript

Typescript là gì. TypeScript là một ngôn ngữ giúp cung cấp quy mô lớn hơn so với JavaScript.

0 0 528

- vừa được xem lúc

Cài đặt WSL / WSL2 trên Windows 10 để code như trên Ubuntu

Sau vài ba năm mình chuyển qua code trên Ubuntu thì thật không thể phủ nhận rằng mình đã yêu em nó. Cá nhân mình sử dụng Ubuntu để code web thì thật là tuyệt vời.

1 1 525

- vừa được xem lúc

Đặt tên commit message sao cho "tình nghĩa anh em chắc chắn bền lâu"????

. Lời mở đầu. .

1 2 912

- vừa được xem lúc

Tìm hiểu về Resource Controller trong Laravel

Giới thiệu. Trong laravel, việc sử dụng các route post, get, group để gọi đến 1 action của Controller đã là quá quen đối với các bạn sử dụng framework này.

0 0 421

- vừa được xem lúc

Phân quyền đơn giản với package Laravel permission

Như các bạn đã biết, phân quyền trong một ứng dụng là một phần không thể thiếu trong việc phát triển phần mềm, dù đó là ứng dụng web hay là mobile. Vậy nên, hôm nay mình sẽ giới thiệu một package có thể giúp các bạn phân quyền nhanh và đơn giản trong một website được viết bằng PHP với framework là L

0 0 508

- vừa được xem lúc

Bạn đã biết các tips này khi làm việc với chuỗi trong JavaScript chưa ?

Hi xin chào các bạn, tiếp tục chuỗi chủ đề về cái thằng JavaScript này, hôm nay mình sẽ giới thiệu cho các bạn một số thủ thuật hay ho khi làm việc với chuỗi trong JavaScript có thể bạn đã hoặc chưa từng dùng. Cụ thể như nào thì hãy cùng mình tìm hiểu trong bài viết này nhé (go).

0 0 437