- vừa được xem lúc

Tìm Hiểu Về Hadoop

0 0 8

Người đăng: Phan Thanh Vinh

Theo Viblo Asia

Mở Đầu

Hiện nay, dữ liệu được tạo ra một cách nhanh chóng và liên tục, từ các ứng dụng trực tuyến, thiết bị di động, máy tính cá nhân, các bộ cảm biến và nhiều nguồn khác. Vơi sự gia tăng vượt trội của dữ liệu, các công cụ truyền thống không còn đủ để xử lý nó (Big Data). Để giải quyết vấn đề này, Hadoop đã được phát triển như một giải pháp xử lý giữ liệu lớn và phân tán.

  • Walmart xử lý hơn 1 triệu giao dịch của khách hàng mỗi giờ, dữ liệu nhập vào ước tính hơn 2,5 PB.
  • Facebook có hơn 1,9 tỷ người dùng đồng thời, có hàng trăm server xử lý và lưu trữ dữ liệu.
  • Twitter là hệ thống mạng xã hội với 1,3 tỷ người dùng đang hoạt động và trong giai đoạn đầu.

Vậy dữ liệu lớn là gì? - Dữ liệu lớn hay con gọi là Big Data là thuật ngữ mô tả quá trình xử lý dữ liệu trên một tập dữ liệu lớn bao gồm cả dữ liệu có cấu trúc, phi cấu trúc hay bán cấu trúc. Big Data rất quan trọng với các tổ chức, doanh nghiệp thì dữ liệu ngày một lớn và càng nhiều dữ liệu sẽ giúp các phân tích càng chính xác hơn. Việc phân tích chính xác giúp doanh nghiệp đưa ra các quyết định giúp tăng hiệu quả sản xuất, giảm rủi ro và chi phí. Chính vì vậy chúng ta nên sử dụng Hadoop.

Bài viết này, sẽ cho các bạn thấy được cái nhìn tổng quan và khái quát hơn về Hadoop và một số công cụ hổ trợ, một trong các công nghệ cốt lõi trong xử lý và lưu trữ dữ liệu phân tán.

Hadoop là gì?

Hadoop là một công nghệ phân tán và mã nguồn mở được sử dụng phổ biến để xử lý và lưu trữ khối dữ liệu lớn trên các cụm máy tính phân tán, được thiết kế để xử lý và lưu trữ dữ liệu lớn một cách hiệu quả. Hadoop được tạo ra bởi Doug CuttingMike Cafarella và năm 2005, và được phát triển bởi Apache Software Foundation dựa trên công nghệ Google File SystemMapReduce. Cung cấp khả năng xử lý dữ liệu lớn, mở rộng linh hoạt và chi phí thấp, làm cho nó trở thành một công nghệ không thể thiếu trong các hệ thống xử lý dữ liệu hiện đại. Nó được phát triển để giải quyết các thách thức trong lĩnh vực Big Data mà các công nghệ cũ không thể đáp ứng.

Hadoop sử dụng mô hình phân tán để lưu trữ và xử lý dữ liệu trên các máy tính thông thường. Thay vì lưu trữ tất cả dữ liệu trên một máy chủ duy nhất, Hadoop phân chia dữ liệu thành các khối và lưu chúng trên nhiều máy tính. Điều này giúp tăng khả năng mở rộng, độ tin cậy và hiệu năng. Hadoop phân tán dữ liệu trên nhiều nút máy tính và xử lý nó song song trên các nút. Điều này giúp giảm thời gian xử lý và tăng hiệu suất. Hadoop được sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực như khoa học dữ liệu, trí tuệ nhân tạo, tài chính, ý tế, và nhiều lĩnh vực khác.

Hadoop được xây dựng dựa trên ba phần chính là Hadoop Distributes FileSystem (HDFS), YARNMapReduce. Trong đó:

  • HDFS (Hadoop Distributed File System): HDFS là hệ thống file phân tán được sử dụng để lưu trữ dữ liệu. Nó phân chia dữ liệu thành các khối và phân tán chúng trên nhiều máy tính. HDFS có độ tin cậy cao và thích hợp cho việc lưu trữ khối lượng dữ liệu lớn.
  • YARN (Yet Another Resource Negotiator): YARN là một khung phần mềm quản lý và phân bổ tài nguyên để vận hành các ứng dụng trên Hadoop. Nó cung cấp các dịch vụ như quản lý tài nguyên, lên lịch và giám sát cho các ứng dụng chạy trên Hadoop.
  • MapReduce: MapReduce là khung mô hình lập trình để xử lý và tính toán trên số lượng dữ liệu lớn trong môi trường phân tán. Nó hoạt động dựa trên 2 pha chính là MapReduce. Pha Map sẽ chia nhỏ dữ liệu thành các cặp key-value, sau đó pha Reduce sẽ nhóm các cặp key-value lại với nhau để tính toán kết quả cuối cùng.

Hadoop sử dụng thuật toán MapReduce để xử lý dữ liệu một cách song song trên nhiều máy. MapReduce chia tác vụ xử lý dữ liệu thành các tác vụ nhỏ hơn (map) rồi tổng hợp kết quả (reduce). Điều này cho phép xử lý dữ liệu một cách nhanh chóng và hiệu quả.

Hadoop cho phép xử lý dữ liệu theo lô và có khả năng xử lý khối lượng dữ liệu cực lớn. Hadoop sử dụng một cụm các máy tính (server) thông thường để lưu trữ, tính toán. Việc tính toán này trên HDFS được thực hiện một cách song song, đồng thời và trừu tượng với các lập trình viên giúp họ tránh được việc lập trình mạng và xử lý bài toán đồng bộ phức tạp. Không giống như nhiều hệ thống phân tán khác, Hadoop cung cấp việc xử lý logic trên nơi lưu trữ dữ liệu mà không phải lấy dữ liệu từ các máy khác giúp tăng hiệu năng một cách mạnh mẽ.

Hadoop bao gồm nhiều module như:

  • Hadoop Common: các tiện ích cơ bản hỗ trợ Hadoop.
  • Hadoop Distributes File System (HDFS): Hệ thống file phân tán cung cấp khả năng truy vấn song song tối đa hóa theo đường truyền truy cập bởi ứng dụng.
  • Hadoop YARN: Framework quản lý lập lịch tác vụ và quản lý các tài nguyên trên cụm.
  • Hadoop MapReduce: Hệ thống YARN-based để xử lý tập dữ liệu lớn.

Hadoop đang được sử dụng rộng rãi trong thực tế để giải quyết các bài toán liên quan tới dữ liệu lớn như phân tích dữ liệu khách hàng, mô hình hóa dữ liệu, xử lý log, phân tích mạng xã hội, tìm kiếm web, v.v...

Để triển khai Hadoop trên một cụm máy tính phân tán, người dùng cần cài đặt và cấu hình các thành phần của Hadoop, bao gồm HDFS, Hadoop MapReduce và các công nghệ khác trong hệ sinh thái Hadoop. Các công cụ hỗ trợ như Ansible, Puppet, DockerKubernetes được sử dụng để giảm thiểu thời gian và công sức cài đặt Hadoop.

HDFS (Hadoop Distributes File System):

HDFS là từ viết tắt của Hadoop Distributes File System, là một hệ thống lưu trữ dữ liệu phân tán được thiết kế chạy trên phần cứng thông thường để lưu trữ các tệp dữ liệu có kích thước lớn trên nhiều nút máy tính trong một mạng Hadoop. HDFS cũng tương tự như những hệ thống file phân tán khác. Tuy nhiên, sự khác biệt ở đây là HDFS có khả năng chịu lỗi cao (fault-tolerant) và được thiết kế để deploy trên các phần cứng rẻ tiền. HDFS cũng cung cấp khả năng truy cập high throughput từ ứng dụng và thích hợp với các ứng dụng có tập dữ liệu lớn. HDFS là một phần của nền tảng Hadoop và là một phần quan trọng của việc xử lý dữ liệu lớn.

HDFS được thiết kế để chịu được sự cố và có thể xử lý các tệp dữ liệu có kích thước rất lớn. HDFS lưu trữ dữ liệu dưới dạng các khối, mỗi khối có kích thước mặc định là 128MB, nhưng có thể tùy chỉnh kích thước theo nhu cầu sử dụng. Dữ liệu được phân tán trên nhiều nút máy tính trong một mạng Hadoop, giúp tăng tốc độ truy xuất dữ liệu và giảm thời gian xử lý.

HDFS sử dụng kiến trúc Master/Slave, bao gồm hai thành phần chính là NameNodeDataNode. NameNode là trung tâm điều khiển của HDFS và lưu trữ thông tin về vị trí và trạng thái các khối dữ liệu. DataNode là các nút lưu trữ dữ liệu thực sự và phân tán dữ liệu trên các nút khác nhau.

Một cụm HDFS bao gồm hai loại nút (Node) hoạt động theo mô hình nút chủ (Master) - nút thợ (Worker):

  • Một cụm HDFS có 1 NameNode (Master).
  • Một cụm HDFS có một hoặc nhiều các DataNode (Worker).

NameNode quản lý các Namespace Filesystem. Nó quản lý một Filesystem Tree và các metadata cho tất cả file và thư mục trên tree. Thông tin này được lưu trữ trên đĩa vật lý dưới dạng không gian tên ảnh và nhật ký (edit log). NameNode còn quản lý thông tin các khối (block) của một tập tin được lưu trên những DataNodes nào.

HDFS đưa ra một không gian tên cho phép dữ liệu được lưu trên tập tin. Trong đó một tập tin được chia ra thanh một hay nhiều khối (block) và các block được lưu trên một tập các DataNode. NameNode thực thi các hoạt động trên hệ thống quản trị không gian tên tập tin như mở, đóng đổi tên tập tin và thư mục. Các DataNode có tính năng xử lý các yêu cầu về đọc ghi từ máy khách. Ngoài ra các DataNode còn thực hiện việc tạo, xóa, lặp các khối theo sự hướng dẫn của DataNode.

HDFS đưa ra một không gian tên cho phép dữ liệu được lưu trên tập tin. Trong đó một tập tin được chia ra thanh một hay nhiều khối (block) và các block được lưu trên một tập các DataNode. NameNode thực thi các hoạt động trên hệ thống quản trị không gian tên tập tin như mở, đóng đổi tên tập tin và thư mục. Các DataNode có tính năng xử lý các yêu cầu về đọc ghi từ máy khách. Ngoài ra các DataNode còn thực hiện việc tạo, xóa, lặp các khối theo sự hướng dẫn của DataNode.

HDFS cũng cung cấp các cơ chế tối ưu hóa hiệu suất để cải thiện hiệu suất của hệ thống. Nó cung cấp các tính năng như tối ưu hóa băng thông, cơ chế lưu trữ đa cấp, cơ chế lưu trữ đệm, đồng bộ hóa dữ liệu và các cơ chế lưu trữ lớn. HDFS cũng cung cấp các cơ chế quản lý bảo mật, bảo vệ dữ liệu và các cơ chế phân tán để bảo vệ dữ liệu trước các cuộc tấn công bên ngoài. Ngoài ra, HDFS cũng cung cấp các cơ chế để tối ưu hóa và bảo trì hệ thống, bao gồm các cơ chế như tự động phân phối dữ liệu, cấu trúc dữ liệu và các cơ chế lưu trữ lớn.

HDFS cung cấp các tính năng như sao lưu dữ liệu, phục hồi dữ liệu, xử lý song song và truy vấn dữ liệu từ xa. HDFS cũng cung cấp các API để cho các ứng dụng khác truy cập vào xử lý dữ liệu trên HDFS. HDFS cũng cung cấp các cơ chế để quản lý dữ liệu, bao gồm các cơ chế như tự động phân phối dữ liệu, cấu trúc dữ liệu và các cơ chế lưu trữ lớn.

  • Đọc dữ liệu trên HDFS:

    • Với khối dữ liệu (block) ID và địa chỉ IP đích máy chủ (host) của Datanode, máy khách (client) có thể liên lạc với các DataNode còn lại để đọc các khối (block) cần thiết. Quá trình này lặp lại cho đến khi tất cả các khối trong file được đọc và máy khách đóng luồng đọc file trực tuyến.

  • Ghi dữ liệu trên HDFS:

    • Việc ghi dữ liệu sẽ phức tạp hơn việc đọc dữ liệu đối với hệ thống HDFS. Trong bên dưới, ban đầu, máy khách gửi yêu cầu đến tạo một file bằng việc sử dụng Hadoop FileSystem APIs. Một yêu cầu được gửi đến NameNode để tạo tập tin metadata nếu user có quyền tạo. Thông tin metadata cho tập tin mới đã được tạo; tuy nhiên lúc này chưa có một block nào liên kết với tập tin này. Một tiến trình trả về kết quả được gửi lại cho máy khách xác nhận yêu cầu tạo file đã hoàn thành và bắt dầu có thể ghi dữ liệu. Ở mức API, một đối tượng JAVAstream sẽ trả về. Dữ liệu của máy khách sẽ ghi vào luồng này và được chia ra thành các gói, lưu trong queue của bộ nhớ. Một tiến trình riêng biệt sẽ liên hệ với NameNode để yêu câu một tập DataNode phục vụ cho việc sao lưu dữ liệu vào các khối (block). Máy khách sẽ tạo ra một kết nối trực tiếp đến DataNode đầu tiên trong danh sách. DataNode đầu tiên đó sẽ kết nối lần lượt đến các DataNode khác. Các gói dữ liệu được ghi dần vào các DataNode. Mỗi DataNode sẽ phản hồi dữ liệu ghi thành công hay không. Quá trình này kết thúc khi toàn bộ các gói dữ liệu đã được lưu tại các khối (block) của DataNode.
    • Tuy nhiên, HDFS cũng có một số hạn chế. Vì mỗi tệp dữ liệu được chia thành các khối dữ liệu và lưu trữ trên các nút khác nhau, việc truy xuất dữ liệu trở nên chậm hơn so với việc truy xuất dữ trên đĩa cục bộ. Hơn nữa, HDFS không phù hợp cho các tác vụ yêu cầu truy xuất một phần của tệp dữ liệu, vì việc truy xuất phải được thực hiện trên toàn bộ khối dữ liệu.

Tóm lại, Hadoop Distributes FileSystem (HDFS) là một hệ thống lưu trữ dữ liệu phân tán được thiết kế lưu trữ và quản lý các tệp dữ liệu lớn trên các cụm máy tính phân tán trong một mạng Hadoop. Nó sử dụng kiến trúc Master/Slave, Với các tính năng như sao lưu dữ liệu, phục hồi dữ liệu, xử lý song song và truy cập dữ liệu từ xa, HDFS là một phần quan trọng của việc xử lý dữ liệu của Hadoop.

.

Bình luận

Bài viết tương tự

- vừa được xem lúc

Apache Presto - Hướng dẫn cài đặt

Bài viết này mình sẽ hướng dẫn các bạn cách cài đặt Apache Presto, trước tiên, để làm theo hướng dẫn này thì yêu cầu cơ bản như sau:. .

0 0 36

- vừa được xem lúc

Apache Presto - Giới thiệu tổng quan và kiến trúc của Apache Presto

Sau seri HIVE thì mình sẽ mang đến tiếp tục seri về Apache Presto, thằng này thì có thể sử dụng HIVE như là một connector trong kiến trúc của nó, cùng tìm hiểu về nó nhé, let's start. Apache Presto rất hữu ích để thực hiện các truy vấn thậm chí là hàng petabyte dữ liệu.

0 0 31

- vừa được xem lúc

Đọc dữ liệu từ một file text và ghi lại dưới dạng file parquet trên HDFS sử dụng Spark (Phần 2)

Các bạn chưa đọc phần 1 thì có thể đọc tại đây nha : Đọc dữ liệu từ một file text và ghi lại dưới dạng file parquet trên HDFS sử dụng Spark (Phần 1). Ghi dữ liệu ra file parquet sử dụng Spark.

0 0 40

- vừa được xem lúc

Đọc dữ liệu từ một file text và ghi lại dưới dạng file parquet trên HDFS sử dụng Spark (Phần 1)

Định dạng text là một định dạng vô cùng phổ biến cả trên HDFS hay bất cứ đâu. Dữ liệu file text được trình bày thành từng dòng, mỗi dòng có thể coi như một bản ghi và đánh dấu kết thúc bằng kí tự "" (

0 0 28

- vừa được xem lúc

Blockchain dưới con mắt làng Vũ Đại 4.0

Mở bài. Hey nhô các bạn, lại là mình đây .

0 0 38

- vừa được xem lúc

Khám phá từng ngõ ngách Apache Druid - Phần 1

1. Giới thiệu. Trước khi đi vào nội dung chính mình muốn kể 1 câu chuyện sau:. .

0 0 364