- vừa được xem lúc

Xây dựng hệ thống bảng xếp hạng theo thời gian thực với Redis

0 0 11

Người đăng: Mòe vui vẻ

Theo Viblo Asia

Chào các bạn, lại là mòe vui vẻ đây. Sau một thời gian vọc vẹo làm gêm gủng thì gần đây mình cũng tập tọe làm phần server. Theo mình thấy thì đối với các hệ thống game thì bảng xếp hạng là một phần không thể thiếu. Vậy nên hôm nay mình sẽ chia sẻ cách tạo một bảng xếp hạng theo thời gian thực dựa trên kinh nghiệm của mình.

1. Đặt vấn đề

Việc xây dựng bảng xếp hạng theo thời gian thực gặp rất nhiều thách thức như:

  • Đáp ứng được quy mô lớn ( lên đến hàng triệu người dùng)
  • Tính toán trên một lượng lớn các thuộc tính (để xem xếp hạng dựa trên các điều kiện phân loại khác nhau)
  • Cung cấp quyền truy cập bảng xếp hạng theo thời gian thực với tính khả dụng cao
  • Vân vân và mây mây... Thật may là với cấu trúc Sorted Sets (ZSETs) mà Redis cung cấp, chúng ta có thể dễ dàng xây dựng bảng xếp hạng một cách dễ dàng. (Bạn nào chưa biết Redis là gì thì có thể lên đây tìm hiểu nhé: https://redis.io/docs/about/)

2. Ý tưởng

Mình sẽ sử dụng 2 Key:

  • 1 ZSET key để lưu score (điểm số) của người chơi, ZSET trên redis sẽ tự động sắp xếp data theo điểm số.
  • 1 HSET key để lưu thông tin tên của người chơi.

Khi cần lấy bảng xếp hạng, mình sẽ dùng ZREVRANGE để lấy danh sách người chơi theo điểm số đã được sắp xếp từ ZSET, sau đó map với tên người chơi từ HSET để trả về kết quả.

3. Xây dựng hệ thống bảng xếp hạng đơn giản với Nodejs + Redis

Ở phần này, mình sẽ tạo mẫu một bảng xếp hạng đơn giản với Nodejs.

3.1 Kết nối redis

Để kết nối Nodejs server thì mình sẽ sử dụng package ioredis (Cú pháp tải: npm i ioredis)

import Redis from 'ioredis' export const redis = new Redis({ host: process.env.REDIS_HOST, port: parseInt(process.env.REDIS_PORT), db: 0
}) // Kết nối thành công
redis.on('connect', function () { console.log('connected redis success!!!')
}) // Kết nối thất bại
redis.on('error', function (err) { console.log('Connected redis Error ' + err)
})

3.2 Tạo class LeaderboardManager để quản lý bảng xếp hạng

import { redis } from './redis' export class LeaderboardManager { private readonly PREFIX = 'demo:' private readonly REDIS_KEY = this.PREFIX + 'leaderboard' private readonly REDIS_DATA_KEY = this.PREFIX + 'leaderboard_data' // Lấy thông tin bảng xếp hạng async getLeaderboard(limit: number) { try { const result = [] // Lấy danh sách member đã được sắp xếp theo điểm số const userRankingSet = await redis.zrevrange(this.REDIS_KEY, 0, limit, 'WITHSCORES') // Filter để lấy list điểm của user const topUserScore = userRankingSet.filter((value, index) => { if (index % 2 === 1) return value return false }) // Filter để lấy list id của user const topUserId = userRankingSet.filter((value, index) => { if (index % 2 === 0) return value return false }) // Lấy list tên người chơi theo list id ở trên const listUsername = await redis.hmget(this.REDIS_DATA_KEY, ...topUserId) // Map data lại với nhau for (let i = 0; i < topUserScore.length; i++) { result.push({ id: topUserId[i], ranking: i + 1, username: listUsername[i], point: topUserScore[i] }) } return result } catch (error) { return [] } } // Lấy xếp hạng của người chơi theo id async getUserRanking(userId: number) { // Lấy thứ tự của member trên zset. Vì thứ tự bắt đầu từ 0 nên rank của user = thứ tự + 1 const rankingInRedis = await redis.zrevrank(this.REDIS_KEY, `${userId}`) return rankingInRedis + 1 } // Cập nhật điểm của người chơi bất kỳ theo id async updateUserPoint(userId: number, point: number, username?: string) { // Cập nhật lại điểm await redis.zadd(this.REDIS_KEY, point, userId) if (!username) return // Nếu truyền username vào thì cập nhật lại username await redis.hsetnx(this.REDIS_DATA_KEY, `${userId}`, username) }
} 

3.3 Tạo các API để test

@Controller('api/leaderboard')
export class LeaderboardController { private leaderboardManager = new LeaderboardManager() @Post('get') public async get(req: Request, res: Response, next: NextFunction) { const task = async () => { const data = await this.leaderboardManager.getLeaderboard(10) return new BaseResponse({ data }) } await ErrorHandler.APIReqHandler(task, { req, res, next }) } @Post('update') public async update(req: Request, res: Response, next: NextFunction) { const task = async () => { const { id, point, name } = req.body await this.leaderboardManager.updateUserPoint(id, point, name) return new BaseResponse({ message: 'OK' }) } await ErrorHandler.APIReqHandler(task, { req, res, next }) } @Post('user-ranking') public async userRanking(req: Request, res: Response, next: NextFunction) { const task = async () => { const { id } = req.body const data = await this.leaderboardManager.getUserRanking(id) return new BaseResponse({ data }) } await ErrorHandler.APIReqHandler(task, { req, res, next }) }
}

3.4 Thành quả

Vậy là chỉ với vài dòng code nho nhỏ, chúng ta đã xây dựng được 1 bảng xếp hạng thời gian thực.

image.png

Như các bạn đã thấy, chỉ mất vài milligiây để API phản hồi về, quá nhanh và nguy hiểm phải không ạ.

4. Tài liệu tham khảo:

  1. https://redis.com/solutions/use-cases/leaderboards/
  2. https://redis.io/commands/
  3. https://www.npmjs.com/package/ioredis
  4. https://gitlab.com/ThanhPham99/sample-redis-leaderboard

Bình luận

Bài viết tương tự

- vừa được xem lúc

Cài đặt WSL / WSL2 trên Windows 10 để code như trên Ubuntu

Sau vài ba năm mình chuyển qua code trên Ubuntu thì thật không thể phủ nhận rằng mình đã yêu em nó. Cá nhân mình sử dụng Ubuntu để code web thì thật là tuyệt vời.

0 0 374

- vừa được xem lúc

Hướng dẫn làm bot Facebook messenger cho tài khoản cá nhân

Giới thiệu. Trong bài viết trước thì mình có hướng dẫn các bạn làm chatbot facebook messenger cho fanpage. Hôm nay mình sẽ hướng dẫn các bạn tạo chatbot cho một tài khoản facebook cá nhân. Chuẩn bị.

0 0 149

- vừa được xem lúc

Crawl website sử dụng Node.js và Puppeteer - phần 2

trong phần 1 mình đã giới thiệu về puppeteer và tạo được 1 project cùng một số file đầu tiên để các bạn có thể crawl dữ liệu từ một trang web bất kỳ. Bài này mình sẽ tiếp nối bài viết trước để hoàn thiện seri này.

0 0 58

- vừa được xem lúc

Điều React luôn giữ kín trong tim

■ Mở đầu. Ngồi viết bài khi đang nghĩ vu vơ chuyện con gà hay quả trứng có trước, mình phân vân chưa biết sẽ chọn chủ đề gì để chúng ta có thể cùng nhau bàn luận.

0 0 42

- vừa được xem lúc

Gửi Mail với Nodejs và AWS SES

AWS SES. AWS SES là gì.

0 0 71

- vừa được xem lúc

Crawl website sử dụng Node.js và Puppeteer - phần 1

Bài viết này mình sẽ giới thiệu cho các bạn craw dữ liệu của web site sử dụng nodejs và Puppeteer. .

0 0 149