- vừa được xem lúc

17 điều cho tuổi 30 - Honda Ken - Điều 4

0 0 33

Người đăng: Tran Hoang Tuan

Theo Viblo Asia

ĐIỀU 4

KIỂM TRA THƯỜNG XUYÊN HÌNH TƯỢNG BẢN THÂN

ĐIỂM 1: ĐIỀU GÌ LÀ THÍCH HỢP VỚI CUỘC SỐNG CỦA MÌNH

Vào tuổi 20, dù sự hình tượng của bản thân thường xuyên thay đổi thì khi bước sang tuổi 30, hình tượng đó sẽ rõ ràng và chắc chắn hơn. Chẳng hạn, ta sẽ bắt đầu cảm giác được những giới hạn của bản thân như thu nhập sẽ khoảng chừng nào, làm nghề gì và người bạn đời của mình là người như thế nào.

Hãy thử nhìn lại khoảng thời gian ba năm này.

Thu nhập có thay đổi gì lớn không?

Người bạn đời của mình ra sao?

Nơi mình đang sống thì như thế nào?

Tôi nghĩ rằng không ít người sau khi bước vào tuổi 30, trong vòng ba năm trở lên, thu nhập, người bạn đời và nơi ở hầu như chẳng có gì thay đổi.

Ở đây, không phải là không thay đổi thì không được.

Mà hãy kiểm tra thường xuyên hình tượng đang bị rập khuôn hóa của mình và suy nghĩ xem điều gì là phù hợp với cuộc sống.

Cách kiếm tiền, cách cư xử với người bạn đời, một chút thói quen hằng ngày… Hãy thay đổi một cách thường xuyên những điều như vậy. Và đặc biệt quan trọng là cách suy nghĩ, cách cảm nhận. Hãy xem lại cách suy nghĩ, cảm nhận của bản thân có đang cứng nhắc quá hay không.

Hình tượng bản thân là hình ảnh mình là ai. Bản thân đang làm công việc gì, thu nhập bao nhiêu, sống ở đâu, giao du với ai và suy nghĩ xem điều đó có phù hợp hay không.

Khi xem lại hình tượng bản thân, ta có thể hiểu rõ mình đang trong tình trạng như thế nào. Sau khi xem lại, hãy điềm tĩnh suy nghĩ “Điều gì là thích hợp với chính mình”.

ĐIỂM 2: THAY ĐỔI HÌNH MẪU ĐỂ THAY ĐỔI HÌNH TƯỢNG BẢN THÂN

Trong việc phát triển cuộc sống, có một điều gọi là “Thử thay đổi hình mẫu”. Khi nói về điều này trong những buổi diễn thuyết của mình, tôi đã từng rất ngạc nhiên vì có những người quyết định rằng “Vậy thì tôi sẽ nghỉ việc” hay “Tôi sẽ ly hôn”.

“Thay đổi hình mẫu” có nghĩa là thử thay đổi cách làm, cách suy nghĩ, địa vị hay vai trò cho đến bây giờ của mình. Vì vậy, có lẽ sẽ có người cho rằng điều này có nghĩa là “Tự lập” hay “Ly hôn”. Có người nắm bắt được cơ hội và thực hiện bước nhảy vọt nhưng cũng có người vì sự thay đổi quá lớn này mà trở nên không hạnh phúc.

Khi được nói rằng hãy thay đổi hình mẫu, nếu có người quyết định “Vậy thì mình sẽ thử thách những cái mới” thì cũng có người suy nghĩ rằng “Về nhà, mình phải nói là mình yêu vợ (chồng) mình mới được”. Việc nào cũng là “Một chút thay đổi”, nhưng tùy vào nó mà “Việc muốn làm” và “Những rủi ro” sẽ hoàn toàn khác nhau.

Bạn có thể làm những việc như thử lên kế hoạch một buổi tối lãng mạn với người bạn đời như thời còn yêu nhau. Hãy tích cực làm những điều mà bình thường bạn không làm chẳng hạn như những người độc thân và mong muốn kết hôn, hãy thử tham dự một bữa tiệc xem mắt.

Bằng cách thay đổi hình mẫu, ta có thể thay đổi được hình tượng cho đến bây giờ của bản thân.

Và nếu đã thay đổi được một lần, nó sẽ trở thành cơ hội để tạo ra những điều mới hơn.

Bằng những điều nhỏ nhoi thôi cũng có thể khiến cho bạn, vào mười năm sau, sẽ nghĩ rằng “Đó chính là bước ngoặt của đời mình”.

ĐIỂM 3: ĐỊNH NGHĨA VỀ SỰ GIÀU CÓ HẠNH PHÚC ĐỐI VỚI BẢN THÂN

Khi bước vào tuổi 30, những giấc mộng ngây thơ ở tuổi 20 sẽ không còn nữa. Không có một đám cưới với chàng hoàng tử cưỡi bạch mã, việc tự lập rồi khởi nghiệp, giàu có và thành đạt cũng chỉ là những tưởng tượng không thực tế mà thôi.

Đó không phải là điều xấu, mà có thể nói đó là lúc ta biết đến hiện thực.

Cũng giống như thế, ở tuổi 30 – lúc bắt đầu nắm bắt được cuộc sống mang tính hiện thực của mình, việc định nghĩa “Cuộc sống hạnh phúc” đối với bản thân là điều rất quan trọng.

Tùy mỗi người mà hạnh phúc là khác nhau. Thu nhập một năm mấy mươi triệu yên hay đi xe ô tô đắt tiền không phải lúc nào cũng có nghĩa là hạnh phúc.

Ý nghĩa của hạnh phúc, so với lúc trước 30 tuổi, trở nên đa dạng hơn.

Có thể, đối với một người, việc dành thời gian cho gia đình, cho sở thích hay hoàn thành công việc nghiên cứu mà mình coi trọng lại có ý nghĩa hơn.

Nếu bạn vẫn chưa rõ quy chuẩn hạnh phúc của mình, bạn sẽ bị cuốn theo những điều xung quanh. Nếu bạn bị những điều như công việc, tiền bạc, người bạn đời hay gia đình chi phối, bạn sẽ không thể chọn lựa và cuộc sống sẽ giống như một chiếc bè bị cuốn trôi bởi bão táp.

Điều quan trọng, là hãy xác định câu trả lời cho câu hỏi đối với mình “Hạnh phúc là gì?”.

Bình luận

Bài viết tương tự

- vừa được xem lúc

Sự khác nhau về thiết kế trải nghiệm người dùng trên ứng dụng dành cho người Mỹ và người Nhật

Thỉnh thỏang tôi có nghe đồng nghiệp nói vui là các app của Nhật giao diện lạ nhỉ, không giống các mình thường hay thấy. Giao diện thì cũng tối giản nữa.

0 0 30

- vừa được xem lúc

17 điều cho tuổi 30 - Honda Ken - Điều 3

ĐIỀU 3. HÌNH MẪU THẮNG (THUA) CỦA BẢN THÂN.

0 0 45

- vừa được xem lúc

Phân tích nội dung và tạo đám mây từ khóa (word cloud) từ đoạn văn bản tiếng Nhật

Chắc hẳn là khái niệm đám mây từ khóa (word cloud) đã không còn xa lạ gì trong thời đại thông tin số bùng nổ như ngày nay. Chúng ta thường thấy nó xuất hiện trên các bài báo, công cụ tìm kiếm, thể hiệ

0 0 205

- vừa được xem lúc

Xây dựng mô hình dịch máy cho cặp ngôn ngữ Nhật - Việt

Mở đầu. Dịch tự động hay còn gọi là dịch máy (tiếng Anh: machine translation) là một nhánh của xử lý ngôn ngữ tự nhiên thuộc phân ngành trí tuệ nhân tạo, nó là sự kết hợp giữa ngôn ngữ, dịch thuật v

0 0 316

- vừa được xem lúc

Thuật ngữ quản lý dự án bằng tiếng Nhật.

Nếu bạn đọc được bài viết này, tức là bạn đang tìm hiểu về các thuật ngữ quản lý dự án tiếng Nhật và được Google đưa đến Viblo thông qua thuật toán của nó. Hi vọng bài viết có thể giúp ích cho bạn.

0 0 42

- vừa được xem lúc

[Các yếu tố kỹ thuật (技術要素) #1] Giao diện người dùng ヒューマンインタフェース

Với sự đầu tư mạnh mẽ từ Nhật Bản, đặc biệt là trong lĩnh vực Công nghệ thông tin (CNTT), nhu cầu về nhân lực biết tiếng Nhật ngày càng tăng cao. Tuy nhiên việc này làm phát sinh rất nhiều vấn đề.

0 0 31