- vừa được xem lúc

[Imperative Programming + C] Bài 10 - Simplicity DSA

0 0 21

Người đăng: Semi Art

Theo Viblo Asia

Oh... sau khi đã xem qua sơ lược nội dung thư viện tiêu chuẩn của C thì mình mới chợt nhận ra là C không cung định nghĩa sẵn cho các kiểu dữ liệu tổ hợp phổ biến kiểu như Map hay Set của JavaScript. Ngay cả đối với Array thì C cũng không có nhiều công cụ định nghĩa sẵn để hỗ trợ các thao tác chỉnh sửa, ghép nối nhanh các mảng bất kỳ.

Data Structures & Applications

Điều này đã khiến mình phải thay đổi kế hoạch viết các chương trình nhỏ sang một hướng đi khác. Đó là xây dựng các kiểu dữ liệu tổ hợp phổ biến và các phương thức để làm việc với các kiểu dữ liệu đó. Sau một hồi Google thì mình có tóm được một cái chủ đề rất phù hợp với nhu cầu là Data Structures & Algorithms (DSA) - thấy thường được dịch là "Cấu Trúc Dữ Liệu và Giải Thuật".

Tuy nhiên bản thân mình lại không có ý định đặt nặng vấn đề nghiên cứu giải thuật ở thời điểm hiện tại. Lý do là lớp ứng dụng mình hướng tới không cần kiến thức ở dạng tối ưu hiệu năng xử lý hay thứ gì đó cao siêu cả. Thứ mình muốn chỉ là tìm hiểu cách thức xây dựng nên những công cụ lập trình phổ biến từ các công cụ thô sơ mà C cung cấp. Qua đó để có thể hiểu hơn về những thao tác mà mình thực hiện trong code JavaScript ở tầng xây dựng web và ứng dụng desktop.

Vì vậy nên ở đây mình thay từ Algorithms bằng Applications và một project nho nhỏ có tên là simplicity-dsa-c sẽ được bắt đầu từ bài viết này. Mục tiêu là để xây dựng một thư viện bao gồm các cấu trúc dữ liệu Data Structures như kiểu Map, Set, v.v... và các phương thức hỗ trợ các thao tác làm việc với các kiểu dữ liệu này. 😄

Value & Reference

Xuyên suốt cái project nho nhỏ này thì cũng là tiến trình mà mình cập nhật dần những lỗ hổng kiến thức về các khái niệm đã giới thiệu trong các bài viết trước đó. Cụ thể là trong bài viết mở đầu này thì mình chọn ôn lại một chút kiến thức về việc sử dụng các biến trong C để lưu trữ các giá trị đơn nguyên và các địa chỉ tham chiếu. 😄

Như đã biết thì chúng ta có thể sử dụng các từ khóa như int, char, float, v.v... để khai báo các biến lưu trữ các giá trị đơn nguyên thuộc các kiểu này. Đồng thời thì chúng ta cũng có thể tạo ra các biến con trỏ để lưu trữ địa chỉ tham chiếu tới các vùng bộ nhớ lưu trữ các giá trị đó bằng cách thêm hậu tố * sau các từ khóa định kiểu vừa đề cập.

#include <stdio.h> int main () { float value = 10.01; float* reference = &value; printf ("Stored Value: %f \n", value); printf ("Stored Reference: %p \n", reference); // - - - - - - - - - - - - - - - - - - return 0; }
gcc main.c -o main
main Stored Value: 10.010000 Stored Reference: 000000000061fde4

Nói riêng về các biến con trỏ pointer được sử dụng để lưu trữ địa chỉ tham chiếu ví dụ như biến reference trong ví dụ ở trên. Thực tế thì độ dài của chuỗi mô tả địa chỉ này là cố định đối với mọi kiểu dữ liệu. Khi chúng ta tạo ra một biến con trỏ thì C sẽ tự động phân bổ một vùng bộ nhớ rộng 8 byte = 64 bit để lưu một chuỗi địa chỉ tham chiếu bất kỳ mà chúng ta gán vào sau đó.

#include <stdio.h> int main () { printf ("Size of char* : %i bit \n", 8 * sizeof (char*)); printf ("Size of int* : %i bit \n", 8 * sizeof (int*)); printf ("Size of float* : %i bit \n", 8 * sizeof (float*)); // - - - - - - - - - - - - - - - - - - return 0; }
gcc main.c -o main
main Size of char* : 64 bit
Size of int* : 64 bit
Size of float* : 64 bit

Ồ... như vậy việc khai báo các biến con trỏ khác kiểu có lẽ chỉ là để hướng dẫn cho trình biên dịch hiểu được thao tác đọc giá trị lưu trữ thông qua một con trỏ nên được thực hiện như thế nào. Ví dụ như biến con trỏ kiểu char* thì thao tác đọc *reference sẽ tách lấy giá trị được lưu trong 1 byte = 8 bit tính từ ô nhớ đang được trỏ tới; Còn biến con trỏ kiểu float* thì thao tác đọc *reference sẽ tách lấy giá trị được lưu trong 4 byte = 32 bit.

Việc phân chia các kiểu dữ liệu đơn nguyên trong C có lẽ chỉ nhằm mục đích tối ưu sử dụng bộ nhớ đối với môi trường lập trình nhúng embedded, nơi mà các thiết bị có tài nguyên về bộ nhớ đệm rất hữu hạn. Còn đối với các ứng dụng ở lớp phổ thông như chúng ta viết bằng JavaScript hay các ngôn ngữ lập trình bậc cao tương đương thì sự tối ưu này không hẳn là cần thiết và sẽ tạo ra giao diện lập trình có phần hơi rườm rà.

Có lẽ chúng ta sẽ có thể chọn ra duy nhất một kiểu dữ liệu có độ rộng phổ biến nhất để lưu bất kỳ giá trị đơn nguyên nào. Và sau đó thì ở thao tác đọc giá trị đã lưu thì chúng ta sẽ có thể tạo ra tùy chỉnh để thu được kết quả phù hợp với mục đích sử dụng. Như vậy thì chúng ta sẽ không cần phải ghi nhớ chi tiết hết các kiểu dữ liệu trong C, trừ khi chạm tới tầng ứng dụng cấp thấp như lập trình nhúng embedded. 😄

Types & Conversion

Cụ thể là sau một lượt Google thì mình có thêm thông tin về kiểu Number của JavaScript là kiểu số thực double 64bit (8 byte); Và trong các ngôn ngữ khác như Java hay C# và C ở đây thì kiểu dữ liệu này cũng được gọi với tên tương tự. Cũng giống với kiểu float mà chúng ta đã sử dụng từ đầu Series tới giờ thôi, nhưng có độ rộng lưu trữ gấp 2 lần và như vậy sẽ có khả năng lưu trữ các giá trị số học ở biên độ rộng hơn gấp 2 lần. 😄

#include <stdio.h>
#include <float.h> int main () { double value = DBL_MAX; printf ("Max value of double: %lf \n", value); // - - - - - - - - - - - - - - - - - - return 0; }

Ở đây có một chút lưu ý là thao tác printf in ra giá trị double thì chúng ta cần sử dụng pattern%lf (long float) - vẫn là float nhưng mà dài hơn một chút. 😄

gcc main.c -o main
main Max value of double: 179769313486231570814527423731704356798070567525844996598917476803157260780028538760589558632766878171540458953514382464234321326889464182768467546703537516986049910576551282076245490090389328944075868508455133942304583236903222948165808559332123348274797826204144723168738177180919299881250404026184124858368.000000

Đó là khả năng lưu trữ giá trị cực đại. Biên giá trị còn lại là giá trị âm của DBL_MAX có chênh lệch một chút không đáng kể. Nhưng có lẽ là chúng ta sẽ không mấy khi phải quan tâm tới hai giá trị biên này trong các ứng dụng phổ thông.

Không chỉ các giá trị số học. Chúng ta cũng có thể sử dụng kiểu double để lưu trữ các ký tự đơn mà trước đó chúng ta đã sử dụng kiểu char. Lý do là bởi vì các ký tự đơn chỉ có ý nghĩa biểu thị ở bề mặt code và bề mặt hiển thị, còn thực tế thì dữ liệu lưu xuống các ô nhớ vẫn là các bit giá trị 0 hoặc 1. Và thao tác đọc kiểu char thực ra sẽ đọc được một giá trị số học lưu trữ trong 1 byte = 8 bit bộ nhớ đầu tiên tính từ ô nhớ đang được trỏ tới. Sau đó chuyển đổi giá trị số học này thành một ký tự ở bề mặt biểu thị ví dụ như khi printf.

#include <stdio.h> int main () { double value = (double) 'a'; // - - - - - - - - - - - - - - - - - - printf ("Stored value as double: %lf \n", value); printf ("Stored value as integer: %i \n", (int) value); printf ("Stored value as character: %c \n", (char) value); // - - - - - - - - - - - - - - - - - - return 0; }

Thao tác đặt một cái (type-hint) đứng ngay phía trước các giá trị như trong ví dụ trên được gọi là ép hay chuyển đổi kiểu dữ liệu. Thực tế thì thao tác này chỉ cần thiết khi chúng ta muốn chuyển từ kiểu dữ liệu có độ rộng lưu trữ lớn hơn về kiểu có độ rộng nhỏ hơn. Và ở vị trí lưu ký tự a vào biến value hoàn toàn có thể để C tự động thực hiện chuyển kiểu vì trình biên dịch đã có đủ thông tin từ kiểu ban đầu char và kiểu lưu trữ double.

Stored value as double: 97.000000
Stored value as integer: 97
Stored value as character: a

Tuyệt... như vậy chúng ta sẽ chỉ cần định nghĩa một kiểu dữ liệu đơn nguyên duy nhất khi cần tạo ra các biến lưu dữ liệu tạm thời. Còn ở thời điểm truy xuất và sử dụng thì tùy mục đích để xem xét việc chuyển kiểu dữ liệu cho phù hợp. 😄

#include <stdio.h> typedef double val; int main () { val number = 10.01; printf ("Stored number: %lf \n", number); // - - - - - - - - - - - - - - - - - - val letter = 'a'; printf ("Stored character: %c \n", (char) letter); // - - - - - - - - - - - - - - - - - - return 0; }
gcc main.c -o main
main Stored number: 10.010000
Stored character: a

Khá giống với JavaScript rồi. 😄 Bây giờ còn một trường hợp nữa là khi làm việc với các kiểu dữ liệu phức hợp. Lúc này hiển nhiên chúng ta sẽ cần tạo ra các biến con trỏ pointer để lưu trữ địa chỉ tham chiếu của một khối dữ liệu, ví dụ như một chuỗi, một mảng, hay một struct, v.v...

Ở đây C có cho phép tạo ra con trỏ kiểu void* để lưu địa chỉ tham chiếu của một kiểu bất kỳ. Và chúng ta cũng có thể chuyển đổi kiểu con trỏ từ void* tới các kiểu khác như char*, int*, double*, struct something*, v.v... để thực hiện các thao tác làm việc với kiểu dữ liệu tương ứng.

#include <stdio.h> typedef void* ref; int main () { ref message = "infinity"; printf ("Stored reference: %p \n", message); // - - - - - - - - - - - - - - - - - - char* charRef = message; printf ("First letter: %c \n", charRef[0]); printf ("Stored string: %s \n", charRef); // - - - - - - - - - - - - - - - - - - return 0; }
gcc main.c -o main
main Stored reference: 000000000040a000
First letter: i
Stored string: infinity

Ở đây biến con trỏ message sẽ lưu địa chỉ tham chiếu tới ô nhớ đầu tiên của một vùng bộ nhớ mô tả chuỗi infinity mà không quan tâm tới vùng bộ nhớ đó rộng bao nhiêu hay kiểu dữ liệu là gì.

Sau đó nếu như chúng ta không thực hiện thao tác chuyển kiểu con trỏ sang char* mà thử đọc ký tự đầu tiên trong chuỗi bằng message[0] thì sẽ gặp thông báo lỗi. Lý do là kiểu void* không mô tả được cho trình biên dịch kiểu dữ liệu của các phần tử trong mảng đã lưu. Tuy nhiên khi chuyển sang char* sau đó thực hiện truy xuất thì trình biên dịch sẽ hiểu là cần đọc 1 byte = 8 bit đầu tiên để lấy ra ký tự thứ nhất.

Tuyệt, như vậy chúng ta sẽ khởi đầu cái project nho nhỏ với hai kiểu khai báo biến đại diện là doublevoid*. 😄

typedef double val;
typedef void* ref;

Trong bài viết tiếp theo, chúng ta sẽ tìm hiểu về mảng Array và xây dựng các sub-program hỗ trợ làm việc với các mảng.

(sắp đăng tải) [Imperative Programming + C] Bài 11 - ...

Bình luận

Bài viết tương tự

- vừa được xem lúc

Closure trong Javascript - Phần 2: Định nghĩa và cách dùng

Các bạn có thể đọc qua phần 1 ở đây. Để mọi người không quên, mình xin tóm tắt gọn lại khái niệm lexical environment:.

0 0 66

- vừa được xem lúc

Var vs let vs const? Các cách khai báo biến và hằng trong Javascript

Dạo này mình tập tành học Javascript, thấy có 2 cách khai báo biến khác nhau nên đã tìm tòi sự khác biệt. Nay xin đăng lên đây để mọi người đọc xong hy vọng phân biệt được giữa let và var, và sau đó là khai báo hằng bằng const.

0 0 47

- vừa được xem lúc

VueJS: Tính năng Mixins

Chào mọi người, hôm nay mình sẽ viết về Mixins và 1 số vấn đề trong sử dụng Mixins hay ho mà mình gặp trong dự án thực. Trích dẫn từ trang chủ của VueJS:.

0 0 41

- vừa được xem lúc

Asset Pipeline là cái chi chi?

Asset Pipeline. Asset pipeline là cái chi chi. . Giải thích:.

0 0 72

- vừa được xem lúc

Tạo data table web app lấy dữ liệu từ Google Sheets sử dụng Apps Script

Google Sheets là công cụ tuyệt vời để lưu trữ bảng tính trực tuyến, bạn có thể truy cập bảng tính bất kỳ lúc nào ở bất kỳ đâu và luôn sẵn sàng để chia sẻ với người khác. Bài này gồm 2 phần.

0 0 280

- vừa được xem lúc

Học Deep Learning trên Coursera miễn phí

Bạn muốn bắt đầu với Deep Learning nhưng không biết bắt đầu từ đâu? Bạn muốn có một công việc ở mức fresher về Deep Learning? Bạn muốn khoe bạn bè về kiến thức Deep Learning của mình. Bắt đầu từ đâu.

0 0 50