- vừa được xem lúc

Kubernetes Series - Bài 5 - Deployment: cập nhật ứng dụng bằng Deployment

0 0 53

Người đăng: Quân Huỳnh

Theo Viblo Asia

Giới thiệu

Chào các bạn tới với series về kubernetes. Đây là bài thứ 5 trong series của mình, ở các bài trước ta đã nói về cách đóng gói application bằng container, nhóm chúng lại bằng Pod, rồi dùng ReplicaSet để chạy Pod để application của chúng ta high availability nhất có thể, dùng Service để mở kết nối của Pod ra bên ngoài. Ở bài này chúng ta sẽ nói về một resource giúp chúng ta trong quá trình CD, cập nhật một phiên bản mới của ứng dụng một cách dể dàng mà không gây ra ảnh hưởng nhiều tới client, là Deployment.

Trước khi nói về Deploymnet resource, ta sẽ xem qua nếu ta update một ứng dụng mà dùng những resource khác sẽ gặp những hạn chế gì.

Cập nhật một ứng dụng đang chạy trong pods

Bắt đầu với một ví dụ là ta đang có một ứng dụng đang chạy, ta deploy nó bằng ReplicaSet, với replicas = 3, nó sẽ chạy 3 Pod đằng sau, và ta deploy một Service để expose traffic của nó ra cho client bên ngoài.

image.png

Bây giờ các dev trong team đã viết xong tính năng mới, ta build lại image với code mới, và ta muốn update lại các Pod đang chạy này với image mới. Ta sẽ làm như thế nào? Thì trong quá trình deploy, sẽ có rất nhiều chiến lược để làm, nhưng có 2 cách thông dụng nhất là: Recreate and RollingUpdate

Recreate

Ở cách deploy này, đầu tiên là sẽ xóa toàn bộ phiên bản (version) cũ của ứng dụng trước, sau đó ta sẽ deploy một version mới lên. Đối với kubernes thì đầu tiên ta sẽ cập nhật Pod template của ReplicaSet, sau đó ta xóa toàn bộ Pod hiện tại, để ReplicaSet tạo ra Pod với image mới.

image.png

Với cách deploy này thì quá trình deploy quá dễ dàng, nhưng ta sẽ gặp một vấn đề rất lớn, đó là ứng dụng của chúng ta sẽ downtime với client, client không thể request tới ứng dụng của ta trong quá trình version mới được deploy lên.

Với những hệ thống ít client thì dù bạn downtime 1 phút 2 phút hoặc 1 tiếng cũng không ảnh hưởng nhiều lắm, nhưng với những hệ thống với số lượng request lớn tầm 1000-3000 request trên giây, đặt biệt là với hệ thống ngân hàng thì quá trình downtime dù chỉ 1s thì cũng không được. Nên mới sinh ra cách deploy thứ hai là RollingUpdate

RollingUpdate

Ở cách này, ta sẽ deploy từng version mới của ứng dụng lên, chắc chắn rằng nó đã chạy, ta dẫn request tới version mới của ứng dụng này, lặp lại quá trình này cho tới khi toàn bộ version mới của ứng dụng được deploy và version cũ đã bị xóa. Đối với kubernetes, ta sẽ lần lượt xóa từng Pod và ReplicaSet sẽ tạo Pod mới cho ta.

image.png

Thì ở cách deploy này, điểm mạnh là ta sẽ giảm thời gian downtime của ứng dụng đối với client, còn điểm yếu là ta sẽ có version mới và version cũ của ứng dụng chạy chung một lúc. Và khó nhất là ta phải viết script để thực hiện quá trình này, test script này chạy đúng không, rất mất thời gian và công sức. Với các hệ thống lớn thì để viết một cái script test được quá trình deploy này thì không dễ chút nào.

Để chọn cách deploy nào cho ứng dụng thì còn tùy vào tình huống và nhu cầu, nếu ứng dụng ta có thể chạy nhiều version của ứng dụng cùng lúc không ảnh hưởng thì ta sẽ chọn RollingUpdate. Còn nếu ứng dụng chúng ta downtime không ảnh hưởng gì, thì ta sẽ cách Recreate để deploy. Còn cách một cách nữa là không có downtime và không có nhiều version của ứng dụng chạy cùng một lúc nữa là Bule-Green update. Thì ở đây mình không nói về cách deploy này. Các bạn có thể đọc thêm ở đây.

Nếu ta chỉ dùng những resource bình thường, thì vấn đề đầu tiên ta gặp phải là quá trình cập nhật version mới của ứng dụng và cần phải script để thực hiện một số thao tác như xóa Pod cũ. Vấn đề thứ hai ta sẽ gặp là ta phát hiện version mới của chúng ta chạy sai hoặc có bug, ta muốn lùi lại phiên bản trước đó thì làm sao?

Lùi lại phiên bản trước của ứng dụng

Thì ở đây chúng ta sẽ có cách là fix bug, build image mới, rồi thực hiện lại cách depoy là Recreate hoặc RollingUpdate đối với những lỗi không cần gấp lắm và không lớn lắm. Còn đối với lỗi bự và ảnh hưởng nhiều tới client thì ta thường sẽ revert lại code trên git, sau đó ta build image, thực hiện deploy lại.

Đối với kubernetes, chúng ta dùng container chạy ứng dụng thì chỉ cần update lại version của image trong Pod template bằng image trước đó, rồi dùng cách Recreate hoặc RollingUpdate để deploy lại Pod là xong, không cần revert code hoặc fixbug ngay lập tức. Dù là cách nào thì cũng sẽ tốn nhiều thời gian để thực hiện và chạy CI/CD lại.

Để giải quyết những vấn đề trên thì kubernetes cung cấp một resource là Deployment.

Deployment là gì?

Deployment là một resource của kubernetes giúp ta trong việc cập cập một version mới của úng dụng một cách dễ dàng, nó cung cấp sẵn 2 strategy để deploy là Recreate và RollingUpdate, tất cả đều được thực hiện tự động bên dưới, và các version được deploy sẽ có một histroy ở đằng sau, ta có thể rollback and rollout giữa các phiên bản bất cứ lúc nào mà không cần chạy lại CI/CD.

Khi ta tạo một Deployment, nó sẽ tạo ra một ReplicaSet bên dưới, và ReplicaSet sẽ tạo Pod. Luồn như sau Deployment tạo và quản lý ReplicaSet -> ReplicaSet tạo và quản lý Pod -> Pod run container.

image.png

Giờ ta tạo thử Deployment nào. File config của Deployment thì đa phần cũng giống như của ReplicaSet, chỉ cần thay đổi kind thành Deployment là được. Tạo một file tên là hello-deploy.yaml:

apiVersion: apps/v1
kind: Deployment # change here
metadata: name: hello-app
spec: replicas: 3 selector: matchLabels: app: hello-app template: metadata: labels: app: hello-app spec: containers: - image: 080196/hello-app:v1 name: hello-app ports: - containerPort: 3000 ---
apiVersion: v1
kind: Service
metadata: name: hello-app
spec: type: NodePort selector: app: hello-app ports: - port: 3000 targetPort: 3000 nodePort: 31000

Code của image 080196/hello-app:v1.

const http = require("http"); const server = http.createServer((req, res) => { res.end("Hello application v1\n")
}); server.listen(3000, () => { console.log("Server listen on port 3000")
})

Tạo deployment, khi ta tạo deployment nó sẽ tạo một thằng ReplicaSet ở bên dưới, và thằng ReplicaSet đó sẽ tạo Pod.

kubectl apply -f hello-deploy.yaml --record

image.png

Ta test thử deployment của chúng ta, ở file trên ta có tạo thêm một thằng Service NodePort với port 31000, ta có thể truy cập ứng dụng với địa chỉ localhost:31000.

image.png

Vậy là deployment của chúng ta đã chạy thành công. Bây giờ ta sẽ tiến hành update lại ứng dụng đang chạy trong Pod. Ứng dụng của Pod mới sẽ có image là 080196/hello-app:v2. Code của image như sau:

const http = require("http"); const server = http.createServer((req, res) => { res.end("Hello application v2\n") // change v1 to v2
}); server.listen(3000, () => { console.log("Server listen on port 3000")
})

Để update lại ứng dụng trong Pod với Deployment. Ta chạy câu lệnh sau:

kubectl set image deployment hello-app hello-app=080196/hello-app:v2

Cấu trúc câu lệnh kubectl set image deployment <deployment-name> <container-name>=<new-image>

Kiểm tra qua trình update đã xong chưa:

kubectl rollout status deploy hello-app

image.png

Nếu câu lệnh rollout status in ra successfully, là ứng dụng của chúng ta đã cập nhật lên version mới. Ta test bằng cách gửi request tới ứng dụng ở địa chỉ localhost:31000.

image.png

Nếu ở đây đã in ra được Hello application v2 thì ứng dụng của chúng ta đã cập nhật được version mới. Như các bạn thấy thì quá trình deploy một version của ứng dụng cực kì đơn giản nếu chúng ta xài Deployment. Ta cũng có thể chọn deploy strategy ta muốn cực kì đơn giản bằng cách chỉ định trong thuộc tính strategy của Deployment.

apiVersion: apps/v1
kind: Deployment metadata: name: hello-app
spec: replicas: 3 strategy: # change here type: RollingUpdate # strategy type is Recreate or RollingUpdate. Default is Recreate selector: matchLabels: app: hello-app template: metadata: labels: app: hello-app spec: containers: - image: 080196/hello-app:v1 name: hello-app ports: - containerPort: 3000

Cách Deploymnet update Pod

Thì ở dưới kubernetes, khi ta thay đổi image của Deployment, nó sẽ tạo ra một ReplicaSet khác, và ReplicaSet đó sẽ giữ template Pod mới, và các Pod mới sẽ được tạo ra bởi ReplicaSet.

image.png

Và ReplicaSet cũ sẽ không bị xóa, mà trong trường này thuộc tính replicas của nó sẽ được cập nhật lại là 0. Vì sao ReplicaSet cũ không bị xóa thì nó sẽ có vai trò là ở trong quá trình mà ta update version mới của ứng dụng, và ta phát hiện version mới nó bị lỗi, ta muốn rollback lại version trước, thì ReplicaSet cũ của ta vẫn ở đó, ta sẽ rollback lại dễ dàng hơn.

Rollback lại version trước khi version mới của ứng dụng bị lỗi

Image của version mới của chúng ta là 080196/hello-app:v3. Code của image như sau, khi ta gọi request tới nó hơn 3 lần thì nó sẽ trả về lỗi:

const http = require("http"); let requestCount = 0; const server = http.createServer((req, res) => { if (++requestCount > 3) { res.writeHead(500); // set status code 500 res.end("Application v3 have some internal error has occurred!\n"); return; } res.end("Hello application v3\n");
}); server.listen(3000, () => { console.log("Server listen on port 3000")
})

Cập nhật lại Deployment

kubectl set image deployment hello-app hello-app=080196/hello-app:v3

image.png

Test thử, vì ta có tới 3 replicas ở phía sau nên có thể ta gọi nhiều hơn 3 lần nó mới hiển thị lỗi ra, vì mỗi lần ta gửi request nó sẽ dẫn tới Pod khác nhau.

image.png

Như bạn thấy ở đây là ứng dụng v3 của chúng ta đã bị lỗi, và ta muốn nhanh chóng rollback lại version trước đó là v2, để không ảnh hưởng tới client. Để làm được việc đó thì là dùng câu lệnh kubectl rollout. Trước tiên bạn có thể kiểm tra lịch sử các lần ứng dụng của chúng ta đã cập nhật.

kubectl rollout history deploy hello-app

image.png

Ta sẽ thấy là có 3 lần chúng ta đã cập nhập ứng dụng. Ta đang ở revision là 3, ta muốn quay lại revision là 2, lúc ứng dụng của ta chưa có lỗi

kubectl rollout undo deployment hello-app --to-revision=2

image.png

Ta test thử

image.png

Yepp, ứng dụng của ta đã in ra Hello application v2, vậy là ta đã rollback về version trước thành công. Giờ ta chỉ việc fixbug và deploy version mới không có bug. Mọi chuyện trở nên dễ dàng hơn, không cần phải revert code trên git hay gì cả, vẫn có thời gian fixbug mà không ảnh hưởng tởi client. Như các bạn thấy đây là điểm mạnh của việc ta sử dụng Deployment để chạy ứng dụng của chúng ta. Đây là minh họa của revision history.

image.png

Về revision thì mặc định nó sẽ lưu là 10, bạn có thể điều chỉnh số lượng history bạn muốn lưu lại bằng thuộc tính revisionHistoryLimit của Deployment

apiVersion: apps/v1
kind: Deployment metadata: name: hello-app
spec: revisionHistoryLimit: 1 replicas: 3 ...

Ngoài ra Deployment còn có một điểm mạnh rất tuyệt vời nữa là có thể giúp ta config để deploy ứng dụng zero downtime, tuy ta dùng RollingUpdate nhưng không cũng không chắc được là ứng dụng của chúng ta zero downtime. Về phần config cái này thì mình sẽ nói ở các bài sau. Xóa resource đi nhé:

k delete -f hello-deploy.yaml

image.png

Dưới đây là config CI/CD dùng Deployment với gitlabCI trong thực tế, các bạn có thể tham khảo thêm:

stages: - build - deploy image: name: docker:stable variables: DOCKER_HOST: tcp://docker:2375 DOCKER_TLS_CERTDIR: "" services: - docker:stable-dind build root image: stage: build before_script: - echo "$REGISTRY_PASSWORD" | docker login $CI_REGISTRY -u $REGISTRY_USER --password-stdin script: - docker pull $CI_REGISTRY_IMAGE:latest || true - docker build . --cache-from $CI_REGISTRY_IMAGE:latest -t $CI_REGISTRY_IMAGE:latest -t $CI_REGISTRY_IMAGE:$CI_COMMIT_SHA - docker push $CI_REGISTRY_IMAGE:latest - docker push $CI_REGISTRY_IMAGE:$CI_COMMIT_SHA only: - main deploy k8s: stage: deploy image: bitnami/kubectl script: - | kubectl -n testing set image deployment microservice microservice=$CI_REGISTRY_IMAGE:$CI_COMMIT_SHA when: manual only: - main

Kết luận

Vậy là ta đã nói xong về Kubernetes Deploymnet, sử dụng nó sẽ giúp ta dễ dàng hơn trong việc deploy version mới của ứng dụng trong quá trình CI/CD. Cảm ơn các bạn đã đọc bài của mình. Nếu có thắc mắc hoặc cần giải thích rõ thêm chỗ nào thì các bạn có thể hỏi dưới phần comment. Hẹn gặp lại các bạn ở bài tiếp theo mình sẽ nói về Kubernetes Volumes, đây là resource mà giúp ta có thể lưu trữ data persistence.

Bình luận

Bài viết tương tự

- vừa được xem lúc

Giới thiệu Typescript - Sự khác nhau giữa Typescript và Javascript

Typescript là gì. TypeScript là một ngôn ngữ giúp cung cấp quy mô lớn hơn so với JavaScript.

0 0 525

- vừa được xem lúc

Cài đặt WSL / WSL2 trên Windows 10 để code như trên Ubuntu

Sau vài ba năm mình chuyển qua code trên Ubuntu thì thật không thể phủ nhận rằng mình đã yêu em nó. Cá nhân mình sử dụng Ubuntu để code web thì thật là tuyệt vời.

0 0 396

- vừa được xem lúc

Đặt tên commit message sao cho "tình nghĩa anh em chắc chắn bền lâu"????

. Lời mở đầu. .

1 1 738

- vừa được xem lúc

Tìm hiểu về Resource Controller trong Laravel

Giới thiệu. Trong laravel, việc sử dụng các route post, get, group để gọi đến 1 action của Controller đã là quá quen đối với các bạn sử dụng framework này.

0 0 358

- vừa được xem lúc

Phân quyền đơn giản với package Laravel permission

Như các bạn đã biết, phân quyền trong một ứng dụng là một phần không thể thiếu trong việc phát triển phần mềm, dù đó là ứng dụng web hay là mobile. Vậy nên, hôm nay mình sẽ giới thiệu một package có thể giúp các bạn phân quyền nhanh và đơn giản trong một website được viết bằng PHP với framework là L

0 0 449

- vừa được xem lúc

Bạn đã biết các tips này khi làm việc với chuỗi trong JavaScript chưa ?

Hi xin chào các bạn, tiếp tục chuỗi chủ đề về cái thằng JavaScript này, hôm nay mình sẽ giới thiệu cho các bạn một số thủ thuật hay ho khi làm việc với chuỗi trong JavaScript có thể bạn đã hoặc chưa từng dùng. Cụ thể như nào thì hãy cùng mình tìm hiểu trong bài viết này nhé (go).

0 0 433