- vừa được xem lúc

Laravel Beauty: Tìm hiểu về Service Provider

0 0 43

Người đăng: Tran Duc Thang

Theo Viblo Asia

laravel-1.png

Index

  1. Laravel Beauty: Recipes & Best Practices
  2. Laravel Beauty: Tìm hiểu về Service Container
  3. Laravel Beauty: Tìm hiểu về Service Provider
  4. Laravel Beauty: Tìm hiểu về Facade
  5. Laravel Beauty: Tìm hiểu về Contract

Mở đầu

Trong bài viết lần trước, chúng ta đã cùng tìm hiểu về thành phần trung tâm của Laravel Framework, đó là Service Container.

Nhìn chung thì Service Container trong Laravel là nơi quản lý class dependency và thực hiện dependency injection.

Bạn chỉ cần bind một Class, Interface hay một từ khoá bất kỳ với Service Container là có thể resolve chúng ra ở bất cứ nơi đâu.

Bản thân chính Laravel cũng thực hiện bind rất nhiều thứ vào trong Service Container để chúng ta có thể gọi ra sử dụng khi cần thiết, bằng nhiều cách khác nhau.

Và trong bài viết này, ta sẽ tìm hiểu xem Laravel thực hiện việc bind đó khi nào, ở đâu và bằng cách nào nhé. Từ đó ta sẽ có thể tự hiểu và tìm ra cách để thay thế một service có sẵn của Laravel bằng một service do chính mình implement một cách dễ dàng.

Tìm hiểu về Service Provider

Service Provider - Khai báo trong config/app.php

Chắc hẳn bạn đã động chạm nhiều đến file config này rồi khi làm việc với Laravel. Không chỉ là nơi setup những thông số của project như debug mod, url, timezone, local ..., ở file config/app.php, bạn sẽ còn thấy một mục quan trọng khác, đó là providers, với những dòng comment ở phía dưới là

/* * Laravel Framework Service Providers... */ /* * Application Service Providers... */

Vâng, đây chính là nơi bắt đầu của việc registering service container bindings. Tuy nhiên thay vì luôn phải sử dụng app()->bind(), app()->instance() ... như đã đề cập ở bài viết trước, thì ở phần khai báo bindings trong file config/app.php này ta lại truyền vào tên các class. Mà các class đó thường được đặt tên dưới dạng là SomethingServiceProvider, chẳn hạn như Illuminate\Session\SessionServiceProvider, Illuminate\View\ViewServiceProvider, Illuminate\Routing\ControllerServiceProvider ...

Ngoài ra, chắc bạn cũng đã từng để ý là thường thì ở các package Laravel mà các bạn vẫn hay dùng, như Laravel Debugbar, Laravel Markdown, Laravel IDE Helper ..., khi cài đặt, các package đó đều yêu cầu các bạn add class ServiceProvider của chúng vào phần providers trong config/app.php. Hay nói các khác, các third-party package cho Laravel cũng thường xuyên cung cấp Service Provider để quá trình cài đặt và sử dụng được dễ dàng.

Vậy rốt cuộc Service Provider là gì?

Service Provider - Từ khái niệm đến thực tiễn

Như đã nói ở trên, trong project được tạo ra, ngoài file bootstrap/app.php có khai báo binding KernelException ra thì bạn sẽ không thấy nơi nào khai báo binding một cách trực tiếp nữa. Thay vào đó chỉ có nơi khai báo class sẽ thực hiện việc binding, những class đó chính là Service Provider.

Các Service Provider đều được extend từ một abstract class mà Laravel cung cấp, đó là Illuminate\Support\ServiceProvider. Nếu bạn vào tìm hiểu code của class này thì sẽ thấy nó bao gồm một abstract function là register, điều đó có nghĩa là Service Provider của bạn viết sẽ bắt buộc phải khai báo method register này. Và đây chính là nơi bạn thực hiện việc binding vào Service Container. Chẳng hạn hãy cùng xem một Service Provider đơn giản là HashServiceProvider xem nó có gì nhé.

Bình thường, vào file config/app.php bạn sẽ thấy providers đó được khai báo dưới dạng Illuminate\Hashing\HashServiceProvider::class, dựa trên cái tên đó ta có thể tìm ra file provider tại /vendor/laravel/framework/src/Illuminate/Hashing/HashServiceProvider.php:

class HashServiceProvider extends ServiceProvider
{ /** * Indicates if loading of the provider is deferred. * * @var bool */ protected $defer = true; /** * Register the service provider. * * @return void */ public function register() { $this->app->singleton('hash', function () { return new BcryptHasher; }); }
}

Như vậy ta có thể thấy trong HashServiceProvider ta đã thực hiện việc binding từ khoá hash, có thể coi đây là tên service, với một instance của class BcryptHasher qua method singleton. Như vậy thì:

  • get_class(app()->make('hash')) sẽ trả ra kết quả là Illuminate\Hashing\BcryptHasher;
  • app()->make('hash') === app()->make('hash') sẽ trả ra kết quả true, do các lần gọi app()->make('hash') ta đều sẽ nhận về cùng một object.

Bên cạnh đó, các bạn có thể thấy trong class HashServiceProvider ở trên, ta còn có một biến protected là $defer. Việc khai báo $defer = true sẽ giúp cho quá trình binding sẽ không được thực hiện cho đến khi service được gọi. Hay nói cách khác, theo ví dụ ở trên thì với mỗi request, một instance của BcryptHasher sẽ không phải được tạo ra ngay từ đầu, mà chỉ khi nào ta gọi app()->make('hash') lần đầu thì việc binding mới diễn ra (và cũng sẽ chỉ diễn ra một lần, từ những lần gọi sau thì đã có trong Service Container rồi nên chỉ việc lấy ra mà thôi). Để thực hiện được việc này thì bên cạnh hàm register, trong trường hợp $defer = true thì ta cần phải có thêm một hàm nữa báo trước cho Laravel là cái provider này sẽ trả về service gì, đó là hàm provides. Cụ thể thì hàm provides của HashServiceProvider trông như sau:

public function provides()
{ return ['hash'];
}

Như vậy thì ta có thể tóm tắt lại quá trình Laravel thực hiện xử lý các Service Provider như sau:

  • Check xem biến $defertrue hay false. Nếu là false thì thực hiện ngay việc binding thông qua việc chạy hàm register.
  • Nếu $defertrue thì không chạy hàm register, thay vào đó sẽ lưu lại thông tin về việc service provider đó sẽ trả về service gì thông qua kết quả của hàm provides. Như vậy việc binding đã không diễn ra.
  • Khi ta yêu cầu resolve một service nào đó từ Service Container, Laravel sẽ check xem đó có phải là deferred service hay không, nếu đúng thì Laravel sẽ thực hiện việc chạy hàm register của provider tương ứng. Lúc này việc binding mới được diễn ra. Và đương nhiên sau khi binding xong thì service đó sẽ được remove ra khỏi danh sách các deferred service. Cuối cùng, việc resolve sẽ được thực hiện.

Việc load các service một cách defer như vậy sẽ giúp cái thiện performance cho application của bạn, khi mà những service chỉ được load khi mà nó là cần thiết. Đương nhiên nếu service của bạn là chắc chắn cần thiết, chắc chắn phải sử dụng thì bạn không cần khai báo $defer = true làm gì, nó sẽ chỉ làm tăng thêm xử lý khi gọi ra lần đầu mà thôi.

Ngoài ra, còn một chú ý khác nữa là bạn chỉ nên thực hiện khai báo binding trong hàm register, chứ không nên khai báo những event listener, routes hay các xử lý phức tạp khác. Bởi nên biết rằng Laravel sẽ duyệt qua một loạt các provider để thực hiện việc binding, thế nên có khả năng bạn sẽ gặp phải tình huống là gọi ra một service khi mà provider của nó còn chưa được xử lý.

Còn nếu muốn viết những xử lý có yêu cầu những service khác, thì bạn nên viết nó trong hàm boot, bởi hàm này sẽ chỉ được gọi khi mà toàn bộ các service provider đã được duyệt qua, và vì thế, đương nhiên là bạn sẽ có thể access được vào toàn bộ các service.

Service Provider - Ứng dụng

Service Provider chính là chìa khoá cho quá trình bootstrapping một Laravel Application. Hãy tưởng tượng application của bạn như một cái Container, và khi khởi chạy, nó sẽ tiến hành đưa các service cần thiết vào trong container đó, rồi những gì bạn cần làm là lấy ra những service cần thiết vào thời điểm cần thiết từ container để xử lý một request gửi đến.

Việc được xây dựng dựa trên sự kết hợp của các service như vậy đã giúp Laravel có sự mềm dẻo và linh hoạt cần thiết. Trong quá trình làm việc với Laravel, khi đã nắm rõ khái niệm, vai trò và cách thức sử dụng Service Provider thì bạn hoàn toàn có thể ứng dụng nó vào các trường hợp chẳng hạn như:

  • Bootstrapping application: Khi nhìn vào phần khai báo providers trong config/app.php, bạn sẽ thấy sẽ có phần cho Application Service Providers, và trong đó thì có App\Providers\AppServiceProvider. Laravel đã tạo sẵn cho bạn một nơi lý tưởng để bạn có thể thêm vào những binding hay những bootstrapping config của mình. Chặng hạn như bạn muốn viết thêm những validation của riêng mình thông qua việc sử dụng Validator::extend, hay muốn thêm vào những HTML Macro, hay bất cứ xử lý logic nào khác bạn cần chạy trước khi tiến hành xử lý request ..., thì hàm boot trong AppServiceProvider là nơi bạn nên thực hiện những việc đó việc đó.
  • Tự viết các service của mình: Nếu application của bạn có quá nhiều thứ cần bootstrap mà bạn cảm thấy viết hết vào hàm boot trong AppServiceProvider là không tốt thì bạn nên nghĩ đến viết nhiều Service Provider khác nhau. Ngoài ra khi mà application của bạn được mở rộng, và có cấu trúc lớn thì một việc quan trọng được đặt ra là cần phải tổ chức các business logic như thế nào cho hợp lý. Và đương nhiên việc viết thành những service rồi khai báo qua Service Provider là một trong những cách mà bạn nên thử. Chẳng hạn như application của bạn có nhiều chỗ đòi hỏi làm việc với image, và đi cùng với đó sẽ là những hàm, những xử lý với image. Có thể khi đó bạn sẽ cần đến một Image class là nơi chứa các logic function, và một ImageServiceProvider, với những xử lý binding và bootstrapping ở trong đó 😄
  • Làm việc với các Laravel package: Như đã nói ở phần đầu thì các package Laravel thường có các Service Provider của riêng nó. Giờ thì bạn đã hiểu nó để làm gì, và tại sao cần phải khai báo trong file config/app.php rồi chứ. 😄 Và ngược lại, khi bạn muốn viết một package Laravel cho những người khác sử dụng thì cũng nên nhớ viết một Service Provider cho nó nhé. Khi đó service của bạn sẽ có thể được dùng dễ dàng hơn, và theo đúng phong cách Laravel hơn.
  • Thay thế service mặc định của Laravel: Các service của Laravel giao tiếp với nhau thông qua Service Container. Ví dụ như một xử lý của bạn cần service Authentication thì bạn có thể lấy ra bằng cách dùng app()->make('auth') rồi tiếp tục tiến hành các xử lý tiếp theo. Như vậy xử lý của bạn cần service auth để chạy, chứ nó không hoàn toàn phụ thuộc vào một class Auth cố định nào cả. Điều này cũng có nghĩa là bạn hoàn toàn có thể tự viết một service của mình, một provider của riêng mình rồi thay khai báo provider của Laravel trong config/app.php bằng khai báo provider của bạn, miễn là class service của bạn cũng có các method cần thiết giống như class service mặc định của Laravel (thường là sẽ phải implement một interface nào đó). Ví dụ như một package Laravel mà mình vẫn hay sử dụng là MultiAuth (https://github.com/Kbwebs/MultiAuth) (package cho Laravel 5.1, còn lên 5.2 thì bản thân Laravel đã hỗ trợ Multi Auth rồi). Bằng việc sử dụng package trên, mình có thể thực hiện authenticate với nhiều bảng khác nhau, như usersadmins chẳng hạn. Những gì mình cần làm để sử dụng nó chỉ đơn giản là thay đổi service provider mặc định, từ Illuminate\Auth\AuthServiceProvider thành Kbwebs\MultiAuth\AuthServiceProvider, hay Illuminate\Auth\Passwords\PasswordResetServiceProvider thành Kbwebs\MultiAuth\PasswordResets\PasswordResetServiceProvider ... và một vài config nhỏ khác.

Lời kết

Như vậy là mình đã giới thiệu qua về Service Provider, vai trò, ý nghĩa, cũng như cách nó đang được sử dụng trong một project Laravel ra sao. Dĩ nhiên, cũng chỉ dừng ở mức cơ bản mà thôi. Bạn có thể tự vào đọc code của framework để hiểu rõ hơn về cách thức mà Laravel thực hiện cách load và chạy Service Provider như thế nào.

Hay như phần khai báo providers ở file config/app.php, không phải tất cả các service đều được khai báo ở đó đâu. Chẳng hạn như bạn gõ app()->make('request'), app()->make('events'), hay app()->make('url') thì đều sẽ nhận được object tương ứng, tuy nhiên ta lại không hề thấy những RequestServiceProvider, EventsServiceProvider hay UrlServiceProvider nào trong phần khai báo ở config/app.php cả. Thậm chí lục tung cả framework Laravel lên thì bạn cũng không tìm đâu ra cái gọi là RequestServiceProvider hay UrlServiceProvider đâu. Vậy những service đó được binding ở đâu, vào lúc nào, hay nếu có Service Provider tương ứng thì provider đó được gọi như thế nào? Hãy thử tự cố gắng tìm câu trả lời xem, chắc chắn khi tìm hiểu xong, bạn sẽ thấy mình hiểu nhiều hơn về cách thức hoạt động của Laravel đấy.

Hẹn gặp lại các bạn trong những bài viết giới thiệu về những khái niệm như Contracts hay Facades sắp tới ^^!

Bình luận

Bài viết tương tự

- vừa được xem lúc

Giới thiệu Typescript - Sự khác nhau giữa Typescript và Javascript

Typescript là gì. TypeScript là một ngôn ngữ giúp cung cấp quy mô lớn hơn so với JavaScript.

0 0 528

- vừa được xem lúc

Cài đặt WSL / WSL2 trên Windows 10 để code như trên Ubuntu

Sau vài ba năm mình chuyển qua code trên Ubuntu thì thật không thể phủ nhận rằng mình đã yêu em nó. Cá nhân mình sử dụng Ubuntu để code web thì thật là tuyệt vời.

0 0 405

- vừa được xem lúc

Đặt tên commit message sao cho "tình nghĩa anh em chắc chắn bền lâu"????

. Lời mở đầu. .

1 1 767

- vừa được xem lúc

Tìm hiểu về Resource Controller trong Laravel

Giới thiệu. Trong laravel, việc sử dụng các route post, get, group để gọi đến 1 action của Controller đã là quá quen đối với các bạn sử dụng framework này.

0 0 365

- vừa được xem lúc

Phân quyền đơn giản với package Laravel permission

Như các bạn đã biết, phân quyền trong một ứng dụng là một phần không thể thiếu trong việc phát triển phần mềm, dù đó là ứng dụng web hay là mobile. Vậy nên, hôm nay mình sẽ giới thiệu một package có thể giúp các bạn phân quyền nhanh và đơn giản trong một website được viết bằng PHP với framework là L

0 0 458

- vừa được xem lúc

Bạn đã biết các tips này khi làm việc với chuỗi trong JavaScript chưa ?

Hi xin chào các bạn, tiếp tục chuỗi chủ đề về cái thằng JavaScript này, hôm nay mình sẽ giới thiệu cho các bạn một số thủ thuật hay ho khi làm việc với chuỗi trong JavaScript có thể bạn đã hoặc chưa từng dùng. Cụ thể như nào thì hãy cùng mình tìm hiểu trong bài viết này nhé (go).

0 0 436