- vừa được xem lúc

Những điều thú vị về ma phương

0 0 12

Người đăng: Viblo Algorithm

Theo Viblo Asia

Giới thiệu

Toán học là làm việc với những con số và các phép tính. Khi làm việc với những con số và các phép tính như vậy, ta có thể phát hiện ra những con số, phương trình hay ma trận có những tính chất rất đẹp ? và Ma phương là một trong số đó. Hãy thử tìm hiểu tất cả những điều hay ho của ma phương nhé.

Một ma phương là một ma trận vuông sao cho tổng các số trong mỗi hàng, mỗi cột và 2 đường chéo chính bằng nhau. Bậc của ma phương là số lượng các số nguyên dọc theo một cạnh (nn). Nếu ma phương gồm các số nguyên từ 11 đến n2n^2, ma phương đó được gọi là bình thường. Để đơn giản hóa bài toán, trong bài viết mình sẽ đề cập đến việc xây dựng ma phương này.

Tính chất của ma phương

Ma phương tầm thường: Ma phương 1×11 × 1, chỉ có một ô chứa số 11, được gọi là tầm thường, vì nó thường không được xem xét khi thảo luận về ma phương. Nhưng nó thực sự là một ma phương theo định nghĩa, nếu chúng ta coi một ô đơn lẻ là một hình vuông có bậc một.

Hằng số ma thuật: Mọi ma phương bình thường có hằng số phụ thuộc vào bậc nn, được tính bằng công thức M=n(n2+1)/2{ M = n ( n ^ {2} +1) / 2}. Điều này có thể được chứng minh bằng cách lưu ý rằng tổng của 1,2,...,n2{ 1,2, ..., n ^ {2}}n2(n2+1)/2{ n ^ {2} (n ^ {2} +1) / 2}. Vì tổng của mỗi hàng là M{ M} nên tổng của n{ n} hàng là nM=n2(n2+1)/2{ nM = n ^ {2} (n ^ {2} +1) / 2}, khi chia cho bậc nn sẽ thu được hằng số ma thuật. Đối với các ma phương thông thường có bậc n=3,4,5,6,7n = 3, 4, 5, 6, 788, các hằng số ma thuật lần lượt là: 15,34,65,111,17515, 34, 65, 111, 175260260

Không thể xây dựng ma phương bậc 2: Ma phương bình thường ở mọi kích thước có thể được tạo ngoại trừ 2×22 × 2 (nghĩa là, trong đó bậc của ma phương là n=2n = 2)

Tâm khối lượng: Nếu ta coi các số trong ma phương là khối lượng nằm trong các ô khác nhau, thì tâm khối của ma phương trùng với tâm hình học của nó.

Moment quán tính: Moment quán tính của ma phương được định nghĩa là tổng tất cả các số trong ô nhân với bình phương khoảng cách từ tâm ô đến tâm hình vuông. Ở đây đơn vị đo lường là chiều rộng của một ô. (Ví dụ: ô góc của hình vuông 3×33 × 3 có khoảng cách là 2{\sqrt {2}}, ô ở bên cạnh không phải góc có khoảng cách là 11, và ô chính giữa có khoảng cách bằng 00). Khi đó tất cả các ma phương của một bậc đã cho đều có cùng moment quán tính với nhau. Đối với trường hợp bậc 33, moment quán tính luôn là 6060, trong khi đối với trường hợp 44, moment quán tính luôn là 340340. Nói chung, đối với trường hợp n×nn × n, moment quán tính là n2(n41)/12{n ^ {2 } (n ^ {4} -1) / 12}.

Phép phân tích Birkhoff – von Neumann: Chia từng số của ô trong ma phương cho hằng số ma thuật sẽ tạo ra ma trận ngẫu nhiên kép, có tổng hàng và tổng cột bằng 11. Tuy nhiên, không giống như ma trận ngẫu nhiên kép, tổng đường chéo của các ma trận như vậy cũng sẽ bằng 11. Do đó, các ma trận như vậy tạo thành một tập hợp con của ma trận ngẫu nhiên kép. Định lý Birkhoff – von Neumann phát biểu rằng đối với bất kỳ ma trận ngẫu nhiên kép nào A{A}, tồn tại các số thực θ1,,θk0{\theta_{1}, \ldots, \theta_{k} \geq 0}, trong đó i=1kθi=1{\sum_{i = 1} ^ {k} \theta_{i} = 1} và ma trận hoán vị P1,,Pk{P_{1}, \ldots, P_{k}} sao cho A=θ1P1++θkPk{A = \theta_{1} P_{1} + \cdots + \theta_{k} P_{k}}. Nói chung, cách biểu diễn này có thể không phải là duy nhất. Tuy nhiên, theo định lý Marcus-Ree, không cần nhiều hơn kn22n+2{k \leq n ^ {2} -2n + 2} trong bất kỳ phép phân tích nào. Rõ ràng, sự phân rã này cũng chuyển sang hình vuông ma thuật, vì chúng ta có thể khôi phục một hình vuông ma thuật từ ma trận ngẫu nhiên kép bằng cách nhân nó với hằng số ma thuật.

Xây dựng ma phương

Đề bài: Nếu có kỹ năng quan sát tốt, bạn có thể thấy rằng việc xây dựng ma phương rất đơn giản. Một ma phương chỉ có một số lẻ NN hàng và cột. Đối với bài toán này, giá trị NN sẽ nằm trong đoạn 3N153 ≤ N ≤ 15. Một Ma phương được tạo bởi các số nguyên trong phạm vi từ 1 đến N2N^2, với một thuộc tính đặc biệt, "tổng các số" trong mỗi hàng, cột và đường chéo có cùng giá trị.

INPUT Đầu vào gồm một số dòng, mỗi dòng gồm một giá trị NN.

OUTPUT

Đối với mỗi dòng, in ra NN và tổng ở dòng đầu tiên, tiếp theo là chi tiết giá trị mỗi ô trong ma phương (Bạn có thể tham khảo chi tiết trong Output mẫu)

Input mẫu

3
5

Output mẫu

n=3, sum=15
8 1 6
3 5 7
4 9 2 n=5, sum=65
17 24 1 8 15
23 5 7 14 16
4 6 13 20 22
10 12 19 21 3
11 18 25 2 9

Hướng giải quyết

Nếu không biết lời giải, ta có thể phải sử dụng quy trình quay lui đệ quy tiêu chuẩn cố gắng đặt từng số nguyên [1..n2]∈ [1..n^2] vào tưng ô một. Với nn lớn thì cách làm này thật sự không hiệu quả.

May mắn thay, có một cách xây dựng rất đẹp cho ma phương với bậc là số lẻ được gọi là 'phương pháp Siam. Ta bắt đầu từ một mảng vuông 2D trống. Ban đầu, ta đặt số nguyên 1 ở giữa hàng đầu tiên. Sau đó, ta di chuyển về phía đông bắc (hướng phải trên ?). Nếu ô mới hiện đang trống, ta thêm số nguyên tiếp theo vào ô đó. Nếu ô đã đã được điền, ta di chuyển xuống một hàng và tiếp tục đi về phía đông bắc. Phương pháp Siam này được thể hiện trong hình dưới. Việc tìm ra được cách giải này khá khoai nếu như bạn mới bắt đầu tìm hiểu về ma phương ?.

Imgur

Solution mẫu

#include<stdio.h>
#include<string.h>
int main() { int n, i, j, first = 0; while(scanf("%d", &n) == 1) { if(first) puts(""); first = 1; printf("n=%d, sum=%d\n", n, n*(n*n+1)/2); int map[15][15], x = 0, y = n/2; memset(map, 0, sizeof(map)); for(i = 1; i <= n*n; i++) { if(map[x][y]) { x += 2, y--; if(x >= n)	x -= n; if(y < 0) y += n; map[x][y] = i; } else map[x][y] = i; x--, y++; if(x < 0)	x += n; if(y >= n)	y -= n; } if(n*n <= 9) { for(i = 0; i < n; i++, puts("")) for(j = 0; j < n; j++) printf("%2d", map[i][j]); } else if(n*n >= 10 && n*n <= 100) { for(i = 0; i < n; i++, puts("")) for(j = 0; j < n; j++) printf("%3d", map[i][j]); } else { for(i = 0; i < n; i++, puts("")) for(j = 0; j < n; j++) printf("%4d", map[i][j]); } } return 0;
}

Tổng kết

Có những trường hợp đặc biệt khác đối với việc xây dựng ma phương với các kích thước khác nhau. Có thể không cần thiết phải học tất cả chúng vì rất có thể nó sẽ không xuất hiện trong cuộc thi lập trình. Tuy nhiên, biết các chiến lược về xây dựng ma phương sẽ là một lợi thề trong kì thi nếu bài toán này xuất hiện ?

Tài liệu tham khảo

  1. Giải thuật và lập trình - Thầy Lê Minh Hoàng
  2. cp-algorithms.com
  3. Handbook Competitive Programming - Antti Laaksonen
  4. Competitve programming 3 - Steven Halim, Felix Halim
  5. onlinejudge.org
  6. https://en.wikipedia.org/wiki/Magic_square

Bình luận

Bài viết tương tự

- vừa được xem lúc

Thuật toán quay lui (Backtracking)

Quay lui là một kĩ thuật thiết kế giải thuật dựa trên đệ quy. Ý tưởng của quay lui là tìm lời giải từng bước, mỗi bước chọn một trong số các lựa chọn khả dĩ và đệ quy.

0 0 51

- vừa được xem lúc

Các thuật toán cơ bản trong AI - Phân biệt Best First Search và Uniform Cost Search (UCS)

Nếu bạn từng đọc các thuật toán trong AI (Artificial Intelligence - Trí tuệ nhân tạo), rất có thể bạn từng nghe qua về các thuật toán tìm kiếm cơ bản: UCS (thuộc chiến lược tìm kiếm mù) và Best First Search (thuộc chiến lược tìm kiếm kinh nghiệm). Khác nhau rõ từ khâu phân loại rồi, thế nhưng hai th

0 0 169

- vừa được xem lúc

Sử dụng vector trong lập trình C++ - giải bài toán lập trình muôn thủa

Chào buổi tối mọi người, hôm nay lang thang trên mạng bắt gặp bài toán quen thuộc một thời của quãng đường sinh viên IT. Đấy chính là câu số 1 trong đề thi dưới đây:.

0 0 57

- vừa được xem lúc

MÔ PHỎNG THUẬT TOÁN VƯƠNG HẠO TRONG PROLOG

. 1. Các luật suy diễn trong thuật toán Vương Hạo. Luật 1: Chuyển vế các giả thuyết và kết luận ở dạng phủ định. Ví dụ: p v q, !(r ^ s), !q, p v r -> s, !p <=> p v q, p v r, p -> s, r ^ s, q.

0 0 90

- vừa được xem lúc

A* Search Algorithm

What is A* Search Algorithm. How it works. . Explanation.

0 0 58

- vừa được xem lúc

Python: Jump Search

Search là một từ khóa khá là quen thuộc đối với chúng ta. Hiểu theo đúng nghĩa đen của nó chính là "Tìm kiếm".

0 0 50