- vừa được xem lúc

「Spring Boot #4」 @Component vs @Service vs @Repository

0 0 66

Người đăng: Nguyen Hoang Nam

Theo Viblo Asia

Nguồn: loda.me

Giới thiệu

Trong bài trước chúng ta đã tìm hiểu các khái niệm căn bản và cần thiết trong Spring Boot.

  1. [「Spring Boot #1」Hướng dẫn @Component và @Autowired][link-spring-boot-1]
  2. [「Spring Boot #2」@Autowired - @Primary - @Qualifier][link-spring-boot-2]
  3. [「Spring Boot #3」Spring Bean Life Cycle + @PostConstruct và @PreDestroy][link-spring-boot-3]

Trong bài này tôi sẽ giới thiệu với các bạn các khái niệm về @Component, @Service, @Repository.

Kiến trúc trong Spring Boot

Kiến trúc MVC trong Spring Boot được xây dựng dựa trên tư tưởng "độc lập" kết hợp với các nguyên lý thiết kế hướng đối tượng (một đại diện tiêu biểu là Dependency Inversion). Độc lập ở đây ám chỉ việc các layer phục vụ các mục đích nhất định, khi muốn thực hiện một công việc ngoài phạm vi thì sẽ đưa công việc xuống các layer thấp hơn.

Kiến trúc Controller-Service - Repository chia project thành 3 lớp:

Consumer Layer hay Controller: là tầng giao tiếp với bên ngoài và handler các request từ bên ngoài tới hệ thống.

Service Layer: Thực hiện các nghiệp vụ và xử lý logic

Repository Layer:: Chịu trách nhiệm giao tiếp với các DB, thiết bị lưu trữ, xử lý query và trả về các kiểu dữ liệu mà tầng Service yêu cầu.

@Controller vs @Service vs @Repository

Để phục vụ cho kiến trúc ở trên, Spring Boot tạo ra 3 Annotation là @Controller vs @Service vs @Repository để chúng ta có thể đánh dấu các tầng với nhau.

Trong bài này, chúng ta sẽ tìm hiểu 2 Annotation @Service vs @Repository trước.

@Service Đánh dấu một Class là tầng Service, phục vụ các logic nghiệp vụ.

@Repository Đánh dấu một Class Là tầng Repository, phục vụ truy xuất dữ liệu.

Cài đặt

pom.xml

<?xml version="1.0" encoding="UTF-8"?>
<project xmlns="http://maven.apache.org/POM/4.0.0" xmlns:xsi="http://www.w3.org/2001/XMLSchema-instance" xsi:schemaLocation="http://maven.apache.org/POM/4.0.0 http://maven.apache.org/xsd/maven-4.0.0.xsd"> <modelVersion>4.0.0</modelVersion> <packaging>pom</packaging> <parent> <groupId>org.springframework.boot</groupId> <artifactId>spring-boot-starter-parent</artifactId> <version>2.0.5.RELEASE</version> <relativePath /> <!-- lookup parent from repository --> </parent> <groupId>me.loda.spring</groupId> <artifactId>spring-boot-learning</artifactId> <version>0.0.1-SNAPSHOT</version> <name>spring-boot-learning</name> <description>Everything about Spring Boot</description> <properties> <java.version>1.8</java.version> </properties> <dependencies> <!--spring mvc, rest--> <dependency> <groupId>org.springframework.boot</groupId> <artifactId>spring-boot-starter-web</artifactId> </dependency> <dependency> <groupId>org.apache.commons</groupId> <artifactId>commons-lang3</artifactId> <version>3.9</version> </dependency> </dependencies> <build> <plugins> <plugin> <groupId>org.springframework.boot</groupId> <artifactId>spring-boot-maven-plugin</artifactId> </plugin> </plugins> </build> </project>

Cấu trúc thư mục:

Implement

Tôi tạo ra một model Girl.

public class Girl { private String name; public Girl(String name) { this.name = name; } public String getName() { return name; } public void setName(String name) { this.name = name; } @Override public String toString() { return "Girl(" + this.name + ")"; }
} 

Tạo ra một interface GirlRepository để giao tiếp với DB.

public interface GirlRepository { /** * Tìm kiếm một cô gái trong database theo tên * @param name * @return */ Girl getGirlByName(String name);
}

Kế thừa GirlRepository và đánh dấu nó là @Repository

@Repository
public class GirlRepositoryImpl implements GirlRepository { @Override public Girl getGirlByName(String name) { // Ở đây tôi ví dụ là database đã trả về // một cô gái với tên đúng như tham số // Còn thực tế phải query trong csđl nhé. return new Girl(name); }
}

Tạo ra một class GỉrlService để giải quyết các logic nghiệp vụ. Lớp GirlService sẽ giao tiếp với DB thông qua GirlRepository.


import org.apache.commons.lang3.RandomStringUtils;
import org.springframework.beans.factory.annotation.Autowired;
import org.springframework.stereotype.Service; @Service
public class GirlService { @Autowired private GirlRepository girlRepository; public Girl getRandomGirl(){ // Random 1 cái tên độ dài 10 String name = randomGirlName(10); // Gọi xuông tầng repository để query lấy một cô gái tên là "name" trong database return girlRepository.getGirlByName(name); } public String randomGirlName(int length) { // Random một string có độ dài quy định // Sử dụng thư viện Apache Common Lang return RandomStringUtils.randomAlphanumeric(length).toLowerCase(); }
}

Chạy chương trình:


import org.springframework.boot.SpringApplication;
import org.springframework.boot.autoconfigure.SpringBootApplication;
import org.springframework.context.ApplicationContext; @SpringBootApplication
public class App { public static void main(String[] args) { ApplicationContext context = SpringApplication.run(App.class, args); // Lấy ra bean GirlService GirlService girlService = context.getBean(GirlService.class); // Lấu ra random một cô gái từ tầng service Girl girl = girlService.getRandomGirl(); // In ra màn hình System.out.println(girl); }
} 

Output:

Girl(ulmvchvgkf)

Giải thích

Về bản chất @Service@Repository cũng chính là @Component. Nhưng đặt tên khác nhau để giúp chúng ta phân biệt các tầng với nhau.

Cùng nhìn vào source code của 2 Annotation này:

Service.java

@Target({ElementType.TYPE})
@Retention(RetentionPolicy.RUNTIME)
@Documented
@Component // Cũng là một @Component
public @interface Service { @AliasFor( annotation = Component.class ) String value() default "";
} 

Repository.java

@Target({ElementType.TYPE})
@Retention(RetentionPolicy.RUNTIME)
@Documented
@Component
public @interface Repository { @AliasFor( annotation = Component.class ) String value() default "";
} 

Trong các bài đầu tiên chúng ta đã biết @Component đánh dấu cho Spring Boot biết Class đó là Bean. Và hiển nhiên @Service@Repository cũng vậy. Vì thế ở ví dụ trên chúng ta có thể lấy GirlService từ ApplicationContext.

Về bản chất thì bạn có thể sử dụng thay thế 3 Annotation @Component, @Service@Repository cho nhau mà không ảnh hưởng gì tới code của bạn cả. Nó vẫn sẽ hoạt động.

Tuy nhiên từ góc độ thiết kế thì chúng ta cần phân rõ 3 Annotation này cho các Class đảm nhiệm đúng nhiệm vụ của nó.

  • @Service gắn cho các Bean đảm nhiệm xử lý logic
  • @Repository gắn cho các Bean đảm nhiệm giao tiếp với DB
  • @Component gắn cho các Bean khác.

Kết

Đây là một bài viết trong [Series làm chủ Spring Boot, từ zero to hero][link-series-spring-boot] [link-series-spring-boot]: https://loda.me/spring-boot-0-series-lam-chu-spring-boot-tu-zero-to-hero-loda1558963914472

Như mọi khi, [code được up tại Github][link-github] <i class="fab fa-github"></i> [link-spring-boot-1]: https://loda.me/spring-boot-1-huong-dan-component-va-autowired-loda1557412317602 [link-spring-boot-2]: https://loda.me/spring-boot-2-autowired-primary-qualifier-loda1557561089057 [link-spring-boot-3]: https://loda.me/spring-boot-3-spring-bean-life-cycle-post-construct-va-pre-destroy-loda1557583753982 [link-github]: https://github.com/loda-kun/spring-boot-learning

Bình luận

Bài viết tương tự

- vừa được xem lúc

Giới thiệu Typescript - Sự khác nhau giữa Typescript và Javascript

Typescript là gì. TypeScript là một ngôn ngữ giúp cung cấp quy mô lớn hơn so với JavaScript.

0 0 528

- vừa được xem lúc

Cài đặt WSL / WSL2 trên Windows 10 để code như trên Ubuntu

Sau vài ba năm mình chuyển qua code trên Ubuntu thì thật không thể phủ nhận rằng mình đã yêu em nó. Cá nhân mình sử dụng Ubuntu để code web thì thật là tuyệt vời.

0 0 404

- vừa được xem lúc

Đặt tên commit message sao cho "tình nghĩa anh em chắc chắn bền lâu"????

. Lời mở đầu. .

1 1 767

- vừa được xem lúc

Tìm hiểu về Resource Controller trong Laravel

Giới thiệu. Trong laravel, việc sử dụng các route post, get, group để gọi đến 1 action của Controller đã là quá quen đối với các bạn sử dụng framework này.

0 0 365

- vừa được xem lúc

Phân quyền đơn giản với package Laravel permission

Như các bạn đã biết, phân quyền trong một ứng dụng là một phần không thể thiếu trong việc phát triển phần mềm, dù đó là ứng dụng web hay là mobile. Vậy nên, hôm nay mình sẽ giới thiệu một package có thể giúp các bạn phân quyền nhanh và đơn giản trong một website được viết bằng PHP với framework là L

0 0 458

- vừa được xem lúc

Bạn đã biết các tips này khi làm việc với chuỗi trong JavaScript chưa ?

Hi xin chào các bạn, tiếp tục chuỗi chủ đề về cái thằng JavaScript này, hôm nay mình sẽ giới thiệu cho các bạn một số thủ thuật hay ho khi làm việc với chuỗi trong JavaScript có thể bạn đã hoặc chưa từng dùng. Cụ thể như nào thì hãy cùng mình tìm hiểu trong bài viết này nhé (go).

0 0 436