- vừa được xem lúc

Tìm hiểu về kiến trúc (architecture) của SQL Server.

0 0 6

Người đăng: Thuận Nguyễn

Theo Viblo Asia

MS SQL Server là 1 CSDL quan hệ (or RDBMS) được phát triển bởi Microsoft, SQL Server phát triển theo kiến trúc client-server, client send request -> SQL Server tiếp nhận, xử lý -> trả về dữ liệu đã được xử lý về client.

MS SQL Server có 3 thành phần chính là Protocol Layer – SNI, Relational Engine, Storage Engine

Protocol Layer – SNI(SQL Server Network Interface): lớp giao thức

image.png

- Lớp này dùng để quản lý và điều phối cách mà client-server giao tiếp với nhau. Lớp này sẽ làm các công việc như: tiếp nhận yêu cầu từ client, quản lý kết nối, tối ưu hóa truyền dữ liệu, xử lý hỗ trợ các giao thức khác nhau(3 loại bên dưới đây)

- SQL Server hỗ trợ 3 loại giao thức kết nối:

  1. Shared Memory: client - SQL Server chạy trên cùng một máy, giao tiếp với nhau bằng shared memory protocol
  2. TCP/IP: client - SQL Server tương tác với nhau ở mạng LAN, WAN, INTERNET
  3. Named Pipes: client - SQL Server giao tiếp thông qua Mạng cục bộ (LAN).

- TDS là giao thức mạng được sử dụng để giao tiếp giữa SQL Server và client. Nó chịu trách nhiệm mã hóa query SQL và kết quả, sắp xếp dữ liệu thành packages và xử lý các tác vụ như thiết lập kết nối, thực hiện truy vấn và chấm dứt kết nối.

Relational Engine(or Query Processor): Bộ xử lý truy vấn

image.png

- Lớp này chứa các thành phần xác định chính xác những gì một truy vấn phải làm và cách thực hiện nó một cách tốt nhất, nó thực hiện các truy vấn của người dùng bằng cách yêu cầu dữ liệu từ storage engine và xử lý các kết quả trả về. Relational Engine có 3 thành phần chính:

  1. CMD Parser: có nhiệm vụ kiểm tra câu query có đúng ngữ nghĩa và cú pháp không, cuối cùng tạo ra Query Tree(biểu diễn cấu trúc logic của truy vấn SQL dưới dạng tree)
  2. Optimizer: sử dụng các thuật toán(exhaustive and heuristic algorithms) để tối ưu thời gian truy vấn và tạo chiến lược thực thi(table scan, index usage, join, ..), mục tiêu là tìm ra Query plan tiết kiệm chi phí nhất chứ không phải tốt nhất(tức là sử dụng ít tài nguyên hệ thống nhất như CPU, bộ nhớ, và I/O).
  3. Query Executor: thực thi các bước Query plan và lấy kết quả quy vấn, nhận data từ Storage Engine và trả kết quả ra Protocol Layer

Storage Engine

Công việc của Storage Engine là lưu trữ dữ liệu trong hệ thống lưu trữ như Disk hay SAN và truy xuất dữ liệu khi cần. Các file dữ liệu trong trong SQL Server lưu trữ dữ liệu dưới dạng data pages có kích thước 8KB, là đơn vị lưu trữ nhỏ nhất, các data pages này được nhóm logic thành các extents, mỗi extent bao gồm 8 data page (tổng cộng 64KB). Extents giúp quản lý việc cấp phát và sử dụng không gian lưu trữ một cách hiệu quả hơn.

Data file

Có 3 loại data file trong Storage Engine: Primary file, Secondary file và Log file

image.png

  1. Primary file: Mỗi database sẽ có 1 primary file(đuôi mặc định là .mdf), file này chứa thông tin quan trọng liên quan tới tables, views, triggers, etc.
  2. Secondary file: Mỗi database có thể có nhiều Secondary files(đuôi mặc định là .ndf), lưu trữ dữ liệu người dùng.
  3. Log file: mặc định database sẽ có 1 file log(đuôi mặc định là .ldf) chứa thông tin tất cả các transaction và thay đổi dữ liệu để đảm bảo khả năng phục hồi và tính toàn vẹn dữ liệu, thường sử dụng để khôi phục dữ liệu trong trường hợp xảy ra sự cố.

Access Method

Đóng vai trò làm giao diện giữa query executor và Buffer Manager/Transaction Manager, nó xác định xem truy vấn là Select Statement (DDL) hay Non- Select Statement (DDL & DML) và không thực thi.

- Nếu truy vấn là câu lệnh DDL, câu lệnh select, truy vấn sẽ được chuyển đến Buffer Manager để xử lý thêm.

- Nếu truy vấn nếu câu lệnh DDL, NON-SELECT, truy vấn sẽ được chuyển đến Transaction Manager. Điều này chủ yếu bao gồm câu lệnh UPDATE.

image.png

Buffer Manager

Thành phần này quản lý chức năng cốt lõi cho các module Plan Cache, Data Parsing: Buffer cache & Data storage, Dirty Page

image.png

Plan Cache

Khi một truy vấn được tối ưu hóa, execution plan của nó được lưu trữ trong Plan Cache để sử dụng lại cho các truy vấn tương tự. Nó giúp tăng hiệu suất và giảm thời gian xử lý cho các truy vấn lặp lại.

  • Đã tồn tại Query plan: buffer manager sẽ kiểm tra xem execution plan có trong Plan Cache hay không, nếu có thì Plan Cache truy vấn và Data Cache sẽ được sử dụng. Điều này giúp giảm thời gian xử lý do không cần phải tối ưu hóa lại truy vấn.
  • Lần đầu Cache Query plan: khi truy vấn được thực thi lần đầu, SQL Server sẽ tối ưu hóa truy vấn và tạo ra một excution plan. Nếu truy vấn phức tạp và cần nhiều tài nguyên để tối ưu hóa, kế hoạch truy vấn sẽ được lưu trữ trong Plan Cache sau lần thực thi đầu tiên(không phải lúc nào cũng lưu trữ excution plan trong Plan Cache mà nó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố: truy vấn đơn giản hoặc thường xuyên thay đổi, tài nguyên hệ thống, cấu hình hệ thống...)

Data Parsing: Buffer cache & Data Storage

Buffer Manager đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp dữ liệu cần thiết cho bộ thực thi truy vấn (Query Executor). Dưới đây là hai cách tiếp cận khác nhau để xử lý dữ liệu dựa trên việc dữ liệu có sẵn trong bộ đệm hay không:

  • Buffer Cache – Soft Parsing: Buffer Manager kiểm tra xem dữ liệu yêu cầu có sẵn trong Buffer Cache hay không, nếu dữ liệu có thì Query Executor sẽ sử dụng dữ liệu này. Việc truy xuất dữ liệu từ Buffer Cache nhanh hơn so với việc truy xuất từ Data Storage(lưu trữ dữ liệu) vì giảm số lượng thao tác I/O (đọc/ghi), giảm số lượng I/O giúp giảm tải cho hệ thống và cải thiện thời gian phản hồi của các câu truy vấn.
  • Data Storage – Hard Parsing: Nếu dữ liệu không có trong Buffer Cache, Buffer Manager sẽ tìm kiếm dữ liệu trong Data Storage (lưu trữ dữ liệu trên đĩa) và nó sẽ được lưu trữ trong Buffer Cache để sử dụng trong tương lai.

Dirty Page

là các data pages trong Buffer Cache(bộ nhớ đệm) đã bị thay đổi nhưng chưa được ghi trở lại disk. Khi một transaction thực hiện thay đổi dữ liệu, các thay đổi này được thực hiện trên các data pages trong cache và được đánh dấu là "dirty".

Transaction Manager

trong SQL Server đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý transaction. Dưới đây là các chức năng chính của Transaction Manager:

  • Quản lý transaction Không phải SELECT: Transaction Manager xử lý các transaction liên quan tới INSERT, UPDATE, DELETE. Những giao dịch này có thể thay đổi dữ liệu trong cơ sở dữ liệu và cần được quản lý cẩn thận để đảm bảo tính nhất quán và toàn vẹn dữ liệu.
  • Sử dụng Log Manager: Transaction Manager sử dụng Log Manager để ghi lại các thay đổi dữ liệu trong transaction log, nó hỗ trợ khả năng recovery and rollback transaction, đảm bảo tính toàn vẹn của dữ liệu ngay cả khi có lỗi hoặc sự cố.
  • Sử dụng Lock Manager: giúp quản lý việc khóa các bản ghi hoặc các đối tượng dữ liệu khác để đảm bảo rằng nhiều transaction không can thiệp vào nhau và gây ra các vấn đề về tính nhất quán dữ liệu. Nó cũng giúp ngăn chặn deadlock, nơi hai hoặc nhiều transaction chờ nhau release lock, dẫn đến tình trạng không thể tiếp tục.
  • Checkpoint và Write-Ahead Logging(Cơ chế ghi trước): Transaction Manager sử dụng cơ chế Write-Ahead Logging (WAL) để đảm bảo rằng các thay đổi dữ liệu được ghi vào transaction log trước khi chúng được ghi vào disk. Điều này giúp bảo vệ dữ liệu khỏi mất mát trong trường hợp hệ thống gặp sự cố. Checkpoint là quy trình này chạy và đánh dấu tất cả các data pages từ Dirty Pages vào Disk, tần suất khoảng 1 lần/phút.
  • Lazy Writers: Lazy Writers là background processes giúp ghi các dirty page từ cache vào disk để giải phóng bộ nhớ cache và duy trì hiệu suất hệ thống. Chúng giúp giảm thiểu số lượng các dirty page và cải thiện hiệu suất tổng thể.

Các bước thực thi truy vấn trong SQL Server:

- Nhận truy vấn: Protocol Layer nhận truy vấn từ ứng dụng hoặc người dùng.

- Phân tích truy vấn (Query Parsing): CMD Parser kiểm tra lỗi cú pháp và ngữ nghĩa của truy vấn, tạo Query Tree biểu diễn cấu trúc logic của truy vấn.

- Tối ưu hóa truy vấn (Query Optimization): Optimizer thực hiện tối ưu hóa để tìm excution plan đỡ tốn kém nhất(không nhất thiết là kế hoạch tốt nhất) và tạo ra excution plan

- Kiểm tra và lưu trữ kế hoạch thực thi (Plan Caching): Buffer Manager kiểm tra xem excution plan đã tồn tại trong Plan Cache hay chưa, nếu excution plan đã tồn tại nó sẽ được tái sử dụng, nếu không tồn tại excution plan sẽ được tạo và lưu trữ vào Plan Cache để sử dụng cho các truy vấn tương lai.

- Truy xuất dữ liệu (Query Execution):

  • Query Executor nhận kế hoạch thực thi từ Optimizer hoặc Plan Cache.
  • Access Method xác định loại truy vấn (SELECT hoặc không SELECT).
  • Nếu là truy vấn SELECT, dữ liệu được lấy từ Buffer Manager.
  • Nếu là truy vấn không SELECT, dữ liệu được cập nhật và ghi vào Log Manager và Lock Manager quản lý các khóa dữ liệu.

- Ghi dữ liệu tạm thời và cập nhật (Data Fetching and Updates):

  • Buffer Manager kiểm tra dữ liệu trong Buffer Cache:Nếu dữ liệu có trong Buffer Cache (Soft Parsing), nó sẽ được sử dụng. Nếu không có, dữ liệu sẽ được lấy từ Data Storage (Hard Parsing) và lưu vào Buffer Cache.
  • Dirty Pages: Các trang dữ liệu đã thay đổi nhưng chưa được ghi trở lại đĩa.

- Ghi dữ liệu vào disk:

  • Checkpoint và Write-Ahead Logging: Chạy định kỳ để ghi các trang dữ liệu từ Dirty Pages vào đĩa. Dữ liệu được đẩy vào log file trước khi ghi vào Data Storage.
  • Lazy Writer: Giải phóng các Dirty Pages khỏi bộ đệm khi cần bộ nhớ cho giao dịch mới. Sử dụng thuật toán LRU (Least Recently Used) để dọn dẹp data pages từ buffer cache và ghi vào disk.

- Trả kết quả:

  • Sau khi dữ liệu được xử lý và truy xuất, kết quả được trả về Protocol Layer.
  • Gửi kết quả đến ứng dụng hoặc người dùng.

The Components of SQL Server Architecture(các thành phần trong kiến trúc SQL Server)

Database Engine: Thành phần này chịu trách nhiệm lưu trữ, bảo mật dữ liệu và xử lý giao dịch nhanh chóng.

SQL Server: Dịch vụ này khởi động, dừng, tạm dừng và tiếp tục các phiên bản Microsoft SQL Server (chúng ta sẽ đề cập sau). Tên thực thi là sqlservr.exe.

SQL Server Agent: Tác nhân này đảm nhận vai trò của trình lập lịch tác vụ và kích hoạt bằng bất kỳ sự kiện nào hoặc theo yêu cầu. Tên thực thi là sqlagent.exe.

SQL Server Browser: Trình duyệt này lắng nghe các yêu cầu đến và kết nối chúng với phiên bản SQL Server cần thiết. Tên thực thi là sqlbrowser.exe.

SQL Server Full-Text Search: Tìm kiếm này cho phép người dùng chạy các truy vấn toàn văn đối với dữ liệu ký tự nằm trong Bảng SQL. Tên thực thi là fdlauncher.exe.

SQL Server VSS Writer: Thành phần này cho phép sao lưu và khôi phục tệp dữ liệu khi SQL Server không chạy. Tên thực thi là sqlwriter.exe.

SQL Server Analysis Services (SSAS): Dịch vụ này cung cấp các chức năng phân tích dữ liệu, khai thác dữ liệu và Học máy. SQL Server được tích hợp với các ngôn ngữ lập trình R và Python cho mục đích phân tích nâng cao. Tên thực thi là msmdsrv.exe.

SQL Server Reporting Services (SSRS): Dịch vụ này cung cấp các tính năng báo cáo và khả năng ra quyết định, bao gồm tích hợp Hadoop. Tên thực thi là ReportingServicesService.exe.

SQL Server Integration Services (SSIS): Cuối cùng, dịch vụ này cung cấp khả năng trích xuất-biến đổi và tải các loại dữ liệu khác nhau giữa các nguồn. Tóm lại, nó chuyển đổi thông tin thô thành thông tin hữu ích. Tên thực thi là MsDtsSrvr.exe.

Bình luận

Bài viết tương tự

- vừa được xem lúc

Giới thiệu Stored Procedure trong SQL Server

Stored Procedure là 1 phần không thể thiếu của SQL Server. Chúng có thể hỗ trợ rất nhiều cho lập trình và cấu hình cơ sở dữ liệu.

0 0 164

- vừa được xem lúc

sử dụng index trong sql query

Index là một trong những yếu tố quan trọng nhất góp phần vào việc nâng cao hiệu suất của cơ sở dữ liệu. Index trong SQL tăng tốc độ của quá trình truy vấn dữ liệu bằng cách cung cấp phương pháp truy xuất nhanh chóng tới các dòng trong các bảng, tương tự như cách mà mục lục của một cuốn sách giúp bạn

0 0 196

- vừa được xem lúc

Hướng dẫn sửa lỗi không cài được SQL Server

Hôm qua do yêu cầu môn học, mình có cài lại Microsoft SQL Server. Trước đó mình có cài rồi, nhưng rồi lâu không dùng nên gỡ ra cho nhẹ máy. Bây giờ có dịp cần nên mình mới cài lại. Chi tiết lỗi mình gặp phải.

0 0 134

- vừa được xem lúc

Bạn nên tránh sử dụng Soft Delete khi có thể, và đây là lý do tại sao

Con người luôn luôn mắc sai lầm. Vì vậy, việc "lo xa" trước mọi tình huống xấu nhất chưa bao giờ là thừa.

0 0 144

- vừa được xem lúc

Sử dụng trigger trong SQL qua ví dụ cơ bản.

Trigger là gì . Cú pháp của Trigger. CREATE TRIGGER tên_trigger ON tên_bảng. FOR {DELETE, INSERT, UPDATE}.

0 0 161

- vừa được xem lúc

Khác biệt giữa khóa chính và khóa ngoại trong SQL

Các khoá chính và khóa ngoại là hai loại ràng buộc có thể được sử dụng để thực thi toàn vẹn dữ liệu trong các bảng SQL Server và đây là những đối tượng cơ sở dữ liệu quan trọng. Trong bài này, tôi muố

0 0 149